Doanh nghiệp ngành xây dựng tiếp tục than khó
Các doanh nghiệp gắng vùng vẫy cỡ nào cũng khó đứng vững nếu không có sự thay đổi căn cơ ở một số chính sách
Chiều 17/12, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị doanh nghiệp ngành xây dựng 2011, đồng thời công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và quán triệt Chỉ thị số 2196/TTg về một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản.
Đến cuối năm 2010, cả nước có khoảng 36.000 doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, tổng doanh thu đạt 283.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp hiện đang gặp không ít khó khăn.
Theo đánh giá của Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng, tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành xây dựng còn cao, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước luôn không đủ khả năng dùng vốn chủ sở hữu của mình để thanh toán các khoản nợ.
Điều này cho thấy doanh nghiệp hoạt động còn dựa nhiều vào các khoản đi vay đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp trên thị trường. Tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thua lỗ còn tương đối lớn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn thấp, năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn yếu và lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay, nguồn nợ đọng trong thanh toán của các chủ đầu tư, khách hàng đối với doanh nghiệp xây dựng lớn; doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ còn cao...
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên, theo các nhà quản lý và các doanh nghiệp là khả năng cung cấp của thị trường vốn còn yếu và có nhiều trở ngại trong khi “đầu ra” lại rất khó khăn.
Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thuduc House cho biết, nhiều dự án đang thực hiện dang dở không thể thu hút thêm vốn để triển khai dẫn đến tình trạng bị đình trệ hoặc tạm hoãn, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải oằn mình gánh chi phí lãi vay và các chi phí đầu vào liên tục tăng cao.
Nếu việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP được triển khai một cách nghiêm túc thì vào giai đoạn cuối năm, các ngân hàng sẽ phải gia tăng siết nợ để thu hồi vốn của các doanh nghiệp bất động sản. Trong khi đó, tình hình kinh tế rơi vào suy thoái, nguồn vốn cho thị trường bất động sản hầu như cạn kiệt.
Đến cuối năm, các doanh nghiệp bất động sản sẽ chịu áp lực về việc thu hồi vốn rất lớn, tác động xấu đến tâm lý của nhà đầu tư cũng như những người có nhu cầu thật về nhà ở (đều kỳ vọng giá bất động sản sẽ tiếp tục sụt giảm trước áp lực siết nợ của ngân hàng) làm thị trường càng trầm lắng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phản ánh cơ chế, chính sách về quản lý của Nhà nước chưa phù hợp với thực tiễn, với sự phát triển của doanh nghiệp đang là trở ngại lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng, bất động sản.
Bà Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất phân tích: Một trong những nguyên nhân góp phần làm cho thị trường bât động sản trầm lắng thời gian qua là những bất cập, tồn tại của chính sách đất đai mà cụ thể là Nghị định số 69/2009/NĐ- CP Chính phủ ban hành quy định bổ sung về sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Từ khi có Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, việc thu tiền sử dụng đất bị đình đốn, nhất là tại Tp.HCM, do các cơ quan chức năng lúng túng trong việc xác định đâu là giá thị trường, còn các doanh nghiệp bất động sản không kham nổi khoản tiền sử dụng đất quá cao. Hiện nay có nhiều dự án chủ đầu tư đã bán nhà ở mà chưa đóng tiền sử dụng đất, nếu tính toán với giá bán cách đây 5 năm trở lên thì doanh nghiệp sẽ lỗ.
Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp đề nghị cần phải rà soát, sửa đổi bổ sung hoàn thiện các luật liên quan đến doanh nghiệp để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ về chính sách tiền tệ, tài khóa, quản lý ngoại hối, giá cả, phân phối lưu thông; tiến tới hạ lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng xuống dưới mức 10%/năm.
Đồng thời, cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước về đầu tư xây dựng theo hướng thu hút tối đa các nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư phát triển, giảm thiểu các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng...
Ông Lê Chí Hiếu khẳng định: “Các doanh nghiệp dù có cố gắng vùng vẫy cỡ nào cũng khó đứng vững được nếu không có sự thay đổi căn cơ ở một số chính sách hiện nay đang còn bất cập”.
Đến cuối năm 2010, cả nước có khoảng 36.000 doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, tổng doanh thu đạt 283.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp hiện đang gặp không ít khó khăn.
Theo đánh giá của Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng, tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành xây dựng còn cao, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước luôn không đủ khả năng dùng vốn chủ sở hữu của mình để thanh toán các khoản nợ.
Điều này cho thấy doanh nghiệp hoạt động còn dựa nhiều vào các khoản đi vay đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp trên thị trường. Tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thua lỗ còn tương đối lớn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn thấp, năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn yếu và lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay, nguồn nợ đọng trong thanh toán của các chủ đầu tư, khách hàng đối với doanh nghiệp xây dựng lớn; doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ còn cao...
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên, theo các nhà quản lý và các doanh nghiệp là khả năng cung cấp của thị trường vốn còn yếu và có nhiều trở ngại trong khi “đầu ra” lại rất khó khăn.
Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thuduc House cho biết, nhiều dự án đang thực hiện dang dở không thể thu hút thêm vốn để triển khai dẫn đến tình trạng bị đình trệ hoặc tạm hoãn, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải oằn mình gánh chi phí lãi vay và các chi phí đầu vào liên tục tăng cao.
Nếu việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP được triển khai một cách nghiêm túc thì vào giai đoạn cuối năm, các ngân hàng sẽ phải gia tăng siết nợ để thu hồi vốn của các doanh nghiệp bất động sản. Trong khi đó, tình hình kinh tế rơi vào suy thoái, nguồn vốn cho thị trường bất động sản hầu như cạn kiệt.
Đến cuối năm, các doanh nghiệp bất động sản sẽ chịu áp lực về việc thu hồi vốn rất lớn, tác động xấu đến tâm lý của nhà đầu tư cũng như những người có nhu cầu thật về nhà ở (đều kỳ vọng giá bất động sản sẽ tiếp tục sụt giảm trước áp lực siết nợ của ngân hàng) làm thị trường càng trầm lắng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phản ánh cơ chế, chính sách về quản lý của Nhà nước chưa phù hợp với thực tiễn, với sự phát triển của doanh nghiệp đang là trở ngại lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng, bất động sản.
Bà Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất phân tích: Một trong những nguyên nhân góp phần làm cho thị trường bât động sản trầm lắng thời gian qua là những bất cập, tồn tại của chính sách đất đai mà cụ thể là Nghị định số 69/2009/NĐ- CP Chính phủ ban hành quy định bổ sung về sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Từ khi có Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, việc thu tiền sử dụng đất bị đình đốn, nhất là tại Tp.HCM, do các cơ quan chức năng lúng túng trong việc xác định đâu là giá thị trường, còn các doanh nghiệp bất động sản không kham nổi khoản tiền sử dụng đất quá cao. Hiện nay có nhiều dự án chủ đầu tư đã bán nhà ở mà chưa đóng tiền sử dụng đất, nếu tính toán với giá bán cách đây 5 năm trở lên thì doanh nghiệp sẽ lỗ.
Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp đề nghị cần phải rà soát, sửa đổi bổ sung hoàn thiện các luật liên quan đến doanh nghiệp để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ về chính sách tiền tệ, tài khóa, quản lý ngoại hối, giá cả, phân phối lưu thông; tiến tới hạ lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng xuống dưới mức 10%/năm.
Đồng thời, cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước về đầu tư xây dựng theo hướng thu hút tối đa các nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư phát triển, giảm thiểu các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng...
Ông Lê Chí Hiếu khẳng định: “Các doanh nghiệp dù có cố gắng vùng vẫy cỡ nào cũng khó đứng vững được nếu không có sự thay đổi căn cơ ở một số chính sách hiện nay đang còn bất cập”.