Doanh nghiệp ngoại cũng sa lầy địa ốc
Được cho là có nhiều kinh nghiệm và sức mạnh tài chính nên sức đề kháng tốt nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cũng lao đao
Được cho là có nhiều kinh nghiệm và sức mạnh tài chính nên sức đề kháng tốt nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cũng lao đao bởi cuộc khủng hoảng trên thị trường địa ốc Việt Nam.
Những nạn nhân đầu tiên là dự án bất động sản có vốn đăng ký lớn nhưng án binh bất động nhiều năm như Hạ Long Star (Quảng Ninh), Khu Đô thị Đa Phước và Jade Center (Đà Nẵng) hay Khu Chung cư Quốc tế Booyoung (Hà Nội).
Các dự án này đều có vốn đăng ký từ 170-500 triệu USD. Tuy nhiên, những con số này chỉ tồn tại trên giấy, còn vốn thực hiện thì không đáng kể. Khu Chung cư Quốc tế Booyoung vẫn là bãi đất trống suốt 6 năm qua vì chủ đầu tư không được cả ngân hàng nội và ngoại tài trợ vốn.
Tình trạng triển khai dở dang hoặc chưa biết bao giờ mới khởi công diễn ra phổ biến ở các dự án ngoại như Khu Đô thị Đại học Quốc tế và Trung tâm Tài chính Quốc tế (TP.HCM) của Tập đoàn Berjaya với tổng vốn đăng ký của 2 dự án lên đến 4,5 tỉ USD. Ngoài lý do thiếu vốn, cái cớ mà hầu hết các chủ đầu tư này viện dẫn để biện minh cho tình trạng dở dang của các dự án là thị trường bất động sản rất khó khăn nên có xây cũng không bán được.
Nhưng dù có bán được hàng, những chủ đầu tư như Công ty An Khánh (liên doanh giữa Posco E&C của Hàn Quốc và Vinaconex), cũng đang ngồi trên đống lửa. Chủ đầu tư đã bán được gần 1.500 biệt thự và nhà liền kề và khoảng gần 300 căn hộ thuộc dự án Splendora (Hà Nội).
Suốt 1 tháng qua, khách hàng đã moi móc khuyết điểm về chất lượng vật liệu xây dựng không như cam kết. Các khách hàng này muốn chủ đầu tư phải giãn tiến độ đóng tiền và giảm giá bán vì giá bất động sản ở Hà Nội hiện đã giảm từ 30-40% so với 1 năm trước.
Đấu tranh mạnh nhất và đau khổ nhất có lẽ là những người mua biệt thự và nhà liền kề thuộc giai đoạn 2 của dự án vì để được mua, họ phải mua thêm căn hộ với giá 37-38 triệu đồng/m2. Với mức giá này có thể mua được căn hộ chất lượng tương đương nhưng lại gần trung tâm thành phố hơn 5 km so với Splendora. Khi mà đôi co giữa chủ đầu tư và khách hàng chưa ngã ngũ thì chủ đầu tư cũng không thể thu được tiền của khách hàng.
Các dự án ngoại cũng đang đối mặt với tình trạng khách hàng tháo chạy sau khi đã ký hợp đồng. Theo báo cáo cập nhật của Quỹ Vinaland do Vina Capital quản lý, trong 8 tháng đầu năm, các dự án của quỹ này gồm Khu Đô thị Đại Phước (Đồng Nai), Khu Đô thị Mỹ Gia (Nha Trang), khu biệt thự thuộc Danang Beach Resort và Khu căn hộ Azura (Đà Nẵng) chỉ bán được tổng cộng có 58 căn.
Tồi tệ hơn, nhiều khách hàng không đóng tiền đúng tiến độ và hủy hợp đồng. Sau khi trừ đi số khách hàng bỏ cuộc, tổng số bán được chỉ có 13 căn. Mức độ khó khăn của thị trường được Vinaland miêu tả là vẫn cực kỳ thách thức. Quỹ này cho biết sẽ không đầu tư thêm dự án mới mà chỉ tập trung thực hiện cho xong hoặc thoái vốn khỏi các dự án hiện hữu.
Bi thảm nhất có lẽ là dự án Parkcity của Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Quốc tế (Liên doanh giữa Vinaconex Hoàng Thành và Perdana Parkcity của Malaysia). Đến nay dự án vẫn nằm im lìm sau khi xây xong phần móng các biệt thự. Không có dấu hiệu nào cho thấy dự án sẽ khởi động lại.
Có thông tin cho rằng, phía nước ngoài không đủ tiền để triển khai tiếp dự án. Cũng có nguồn tin cho rằng phía Việt Nam và nước ngoài bất đồng về việc xử lý sự cố lún nền sau khi mới xây phần móng, muốn khắc phục thì sẽ mất thêm hàng trăm tỉ đồng.
Do thị trường bất động sản khó khăn, việc huy động vốn từ khách hàng cũng như vay vốn từ ngân hàng đều tắc trong khi đối tác nước ngoài bị cho là tay không bắt giặc nên dự án nằm bất động.
Thực tế cũng có không ít nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đưa ra những dự án lớn nhưng lại chẳng rót được bao nhiêu. Điển hình là dự án Halong Star của Tập đoàn Limitless (Vương quốc Ả Rập Saudi) mới chỉ giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng nhưng đã phải ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng Việt Nam là Ngân hàng Phát triển Nhà TP.HCM.
Mặc dù vậy, tiến độ triển khai của Halong Star vẫn ở tốc độ rùa, vì với triển vọng ảm đạm của thị trường bất động sản, chủ đầu tư cũng như ngân hàng khó có đủ dũng cảm rót mạnh vốn cho dự án.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
Những nạn nhân đầu tiên là dự án bất động sản có vốn đăng ký lớn nhưng án binh bất động nhiều năm như Hạ Long Star (Quảng Ninh), Khu Đô thị Đa Phước và Jade Center (Đà Nẵng) hay Khu Chung cư Quốc tế Booyoung (Hà Nội).
Các dự án này đều có vốn đăng ký từ 170-500 triệu USD. Tuy nhiên, những con số này chỉ tồn tại trên giấy, còn vốn thực hiện thì không đáng kể. Khu Chung cư Quốc tế Booyoung vẫn là bãi đất trống suốt 6 năm qua vì chủ đầu tư không được cả ngân hàng nội và ngoại tài trợ vốn.
Tình trạng triển khai dở dang hoặc chưa biết bao giờ mới khởi công diễn ra phổ biến ở các dự án ngoại như Khu Đô thị Đại học Quốc tế và Trung tâm Tài chính Quốc tế (TP.HCM) của Tập đoàn Berjaya với tổng vốn đăng ký của 2 dự án lên đến 4,5 tỉ USD. Ngoài lý do thiếu vốn, cái cớ mà hầu hết các chủ đầu tư này viện dẫn để biện minh cho tình trạng dở dang của các dự án là thị trường bất động sản rất khó khăn nên có xây cũng không bán được.
Nhưng dù có bán được hàng, những chủ đầu tư như Công ty An Khánh (liên doanh giữa Posco E&C của Hàn Quốc và Vinaconex), cũng đang ngồi trên đống lửa. Chủ đầu tư đã bán được gần 1.500 biệt thự và nhà liền kề và khoảng gần 300 căn hộ thuộc dự án Splendora (Hà Nội).
Suốt 1 tháng qua, khách hàng đã moi móc khuyết điểm về chất lượng vật liệu xây dựng không như cam kết. Các khách hàng này muốn chủ đầu tư phải giãn tiến độ đóng tiền và giảm giá bán vì giá bất động sản ở Hà Nội hiện đã giảm từ 30-40% so với 1 năm trước.
Đấu tranh mạnh nhất và đau khổ nhất có lẽ là những người mua biệt thự và nhà liền kề thuộc giai đoạn 2 của dự án vì để được mua, họ phải mua thêm căn hộ với giá 37-38 triệu đồng/m2. Với mức giá này có thể mua được căn hộ chất lượng tương đương nhưng lại gần trung tâm thành phố hơn 5 km so với Splendora. Khi mà đôi co giữa chủ đầu tư và khách hàng chưa ngã ngũ thì chủ đầu tư cũng không thể thu được tiền của khách hàng.
Các dự án ngoại cũng đang đối mặt với tình trạng khách hàng tháo chạy sau khi đã ký hợp đồng. Theo báo cáo cập nhật của Quỹ Vinaland do Vina Capital quản lý, trong 8 tháng đầu năm, các dự án của quỹ này gồm Khu Đô thị Đại Phước (Đồng Nai), Khu Đô thị Mỹ Gia (Nha Trang), khu biệt thự thuộc Danang Beach Resort và Khu căn hộ Azura (Đà Nẵng) chỉ bán được tổng cộng có 58 căn.
Tồi tệ hơn, nhiều khách hàng không đóng tiền đúng tiến độ và hủy hợp đồng. Sau khi trừ đi số khách hàng bỏ cuộc, tổng số bán được chỉ có 13 căn. Mức độ khó khăn của thị trường được Vinaland miêu tả là vẫn cực kỳ thách thức. Quỹ này cho biết sẽ không đầu tư thêm dự án mới mà chỉ tập trung thực hiện cho xong hoặc thoái vốn khỏi các dự án hiện hữu.
Bi thảm nhất có lẽ là dự án Parkcity của Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Quốc tế (Liên doanh giữa Vinaconex Hoàng Thành và Perdana Parkcity của Malaysia). Đến nay dự án vẫn nằm im lìm sau khi xây xong phần móng các biệt thự. Không có dấu hiệu nào cho thấy dự án sẽ khởi động lại.
Có thông tin cho rằng, phía nước ngoài không đủ tiền để triển khai tiếp dự án. Cũng có nguồn tin cho rằng phía Việt Nam và nước ngoài bất đồng về việc xử lý sự cố lún nền sau khi mới xây phần móng, muốn khắc phục thì sẽ mất thêm hàng trăm tỉ đồng.
Do thị trường bất động sản khó khăn, việc huy động vốn từ khách hàng cũng như vay vốn từ ngân hàng đều tắc trong khi đối tác nước ngoài bị cho là tay không bắt giặc nên dự án nằm bất động.
Thực tế cũng có không ít nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đưa ra những dự án lớn nhưng lại chẳng rót được bao nhiêu. Điển hình là dự án Halong Star của Tập đoàn Limitless (Vương quốc Ả Rập Saudi) mới chỉ giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng nhưng đã phải ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng Việt Nam là Ngân hàng Phát triển Nhà TP.HCM.
Mặc dù vậy, tiến độ triển khai của Halong Star vẫn ở tốc độ rùa, vì với triển vọng ảm đạm của thị trường bất động sản, chủ đầu tư cũng như ngân hàng khó có đủ dũng cảm rót mạnh vốn cho dự án.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)