“Doanh nghiệp nhỏ với công nghệ cao sớm đến Việt Nam”
Đầu tháng 2/2007, chính quyền Osaka (Nhật) đã thành lập Văn phòng xúc tiến đầu tư Osaka - Việt Nam tại Tp.HCM
Đầu tháng 2/2007, chính quyền Osaka (Nhật) đã thành lập Văn phòng xúc tiến đầu tư Osaka - Việt Nam tại Tp.HCM.
Báo giới đã trao đổi cùng ông Morihito Kosuda - Tổng giám đốc Tập đoàn Sojitz tại Việt Nam, được giao nhiệm vụ trưởng văn phòng về cơ hội làm ăn mới giữa Việt Nam và Nhật.
“Đích nhắm” của cơ quan xúc tiến chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông sẽ làm gì để giúp họ làm ăn tại Việt Nam?
Trước đây, nhiều công ty Nhật đầu tư tại Việt Nam để sản xuất phụ tùng, linh kiện rồi xuất khẩu đi các nước. Nhưng giờ đây đang hình thành một dòng đầu tư khác, đó là tập trung kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo tay nghề cho các lao động Việt Nam khi những lao động này nắm bắt được các kỹ thuật tiên tiến sẽ được đưa sang Nhật làm trong các công ty của họ hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Tôi cho rằng đây sẽ là những công ty mà Việt Nam đang rất mong đợi vì những công ty này đang giữ “độc quyền” về mặt kỹ thuật trong nhiều công nghệ. Chẳng hạn một nhà máy ở Osaka, dù chỉ 20 người nhưng sản phẩm của họ được cung cấp cho Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ và hàng không của Mỹ (Nasa). Chính họ giờ đây đang là niềm tự hào của nước Nhật.
Vì vậy, tôi có thể khẳng định sắp tới dòng đầu tư từ Nhật vào Việt Nam sẽ xuất hiện những nhà đầu tư mới thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp của Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực trước, khi đã có nguồn nhân lực thì việc mở rộng đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ cao sẽ được các doanh nghiệp này tiến hành.
Điều đó có nghĩa các công ty này sẽ không đầu tư dưới hình thức 100% vốn Nhật Bản như nhiều doanh nghiệp Nhật đã đi trước mà sẽ tìm cách hợp tác hoặc mua lại các doanh nghiệp của Việt Nam?
Đúng vậy. Trước hết nhiệm vụ của chúng tôi phải tìm hiểu trình độ kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào, bởi nhiều doanh nghiệp Nhật hiện nay “mù tịt” thông tin về doanh nghiệp Việt Nam.
Khi đã nắm được thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực phát triển, có kỹ thuật... chúng tôi sẽ giới thiệu cho các doanh nghiệp Nhật, trên cơ sở đó hai bên sẽ hợp tác dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong đó, phía Nhật có thể hỗ trợ về mặt kỹ thuật, đưa máy móc kỹ thuật công nghệ cao, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cho bên Việt Nam. Hoặc cũng có thể phía Nhật sẽ tham gia mua lại cổ phần trong các công ty có tiềm năng phát triển của Việt Nam.
Rất nhiều giám đốc các công ty đã nói với tôi rằng họ không thể ở mãi trong nước mà phải mở rộng ra nước ngoài, bởi xã hội Nhật hiện nay đang có xu hướng lão hóa, vì vậy xu hướng họ chọn là đầu tư vào chiều sâu.
Như vậy Việt Nam phải chuẩn bị như thế nào để có thể tiếp nhận dòng đầu tư này một cách hiệu quả nhất?
Ở Nhật hiện nay có những công ty dù ở qui mô rất nhỏ, nhưng kỹ thuật lại mang tính toàn cầu, nếu không nói họ là “độc nhất vô nhị” và những xí nghiệp này phụ thuộc hoàn toàn vào “cái đầu” của người lao động.
Vì vậy, để đón nhận dòng đầu tư này, Việt Nam phải chuẩn bị rất tốt về con người, làm sao đào tạo không chỉ là lao động giản đơn mà phải thông thạo từ khâu lập trình, thiết kế đến triển khai.
Kinh nghiệm của Nhật trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho thấy ngay từ khi đi học, học sinh đã được trang bị các kiến thức chuyên ngành. Chẳng hạn ở Nhật hiện nay có các trường cấp ba công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp... Trong đó, ở trường cấp ba công nghiệp được đào tạo rất kỹ từ thợ máy, tiện, khoan... vì vậy, khi ra trường mặc dù họ chỉ làm chi tiết một sản phẩm nhưng có thể hiểu được cả cái máy.
Trong khi đó, rất nhiều lao động của Việt Nam hiện nay chỉ đạt trình độ lao động giản đơn, nghĩa là giao cho họ làm một sản phẩm nào đó là chỉ biết sản phẩm đó, không biết các phần khác. Nói tóm lại Việt Nam phải chuẩn bị nguồn lao động đủ tầm để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài có kỹ thuật công nghệ cao.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã vào Việt Nam từ nhiều năm qua nhưng tôi nhận thấy Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết cơ hội từ dòng vốn này mang lại để nâng cao trình độ tay nghề của lao động trong nước. Lao động bình quân của Việt Nam sẽ không thể mãi ở mức 60-70 USD/tháng mà phải đạt mức cao hơn là 150 - 160 USD/tháng, muốn thế phải bắt đầu từ cuộc cách mạng giáo dục.
Tôi đã đi rất nhiều nơi của Việt Nam nhưng tôi thấy có rất ít những trường cao đẳng công nghiệp, thương nghiệp... Giá như những vùng như Biên Hòa, Bình Dương, Thủ Đức... có nhiều trường cao đẳng thì tốt biết mấy. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp, nhưng nếu không đầu tư mạnh vào giáo dục thì sẽ rất khó đạt được mục tiêu này.
Báo giới đã trao đổi cùng ông Morihito Kosuda - Tổng giám đốc Tập đoàn Sojitz tại Việt Nam, được giao nhiệm vụ trưởng văn phòng về cơ hội làm ăn mới giữa Việt Nam và Nhật.
“Đích nhắm” của cơ quan xúc tiến chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông sẽ làm gì để giúp họ làm ăn tại Việt Nam?
Trước đây, nhiều công ty Nhật đầu tư tại Việt Nam để sản xuất phụ tùng, linh kiện rồi xuất khẩu đi các nước. Nhưng giờ đây đang hình thành một dòng đầu tư khác, đó là tập trung kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo tay nghề cho các lao động Việt Nam khi những lao động này nắm bắt được các kỹ thuật tiên tiến sẽ được đưa sang Nhật làm trong các công ty của họ hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Tôi cho rằng đây sẽ là những công ty mà Việt Nam đang rất mong đợi vì những công ty này đang giữ “độc quyền” về mặt kỹ thuật trong nhiều công nghệ. Chẳng hạn một nhà máy ở Osaka, dù chỉ 20 người nhưng sản phẩm của họ được cung cấp cho Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ và hàng không của Mỹ (Nasa). Chính họ giờ đây đang là niềm tự hào của nước Nhật.
Vì vậy, tôi có thể khẳng định sắp tới dòng đầu tư từ Nhật vào Việt Nam sẽ xuất hiện những nhà đầu tư mới thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp của Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực trước, khi đã có nguồn nhân lực thì việc mở rộng đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ cao sẽ được các doanh nghiệp này tiến hành.
Điều đó có nghĩa các công ty này sẽ không đầu tư dưới hình thức 100% vốn Nhật Bản như nhiều doanh nghiệp Nhật đã đi trước mà sẽ tìm cách hợp tác hoặc mua lại các doanh nghiệp của Việt Nam?
Đúng vậy. Trước hết nhiệm vụ của chúng tôi phải tìm hiểu trình độ kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào, bởi nhiều doanh nghiệp Nhật hiện nay “mù tịt” thông tin về doanh nghiệp Việt Nam.
Khi đã nắm được thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực phát triển, có kỹ thuật... chúng tôi sẽ giới thiệu cho các doanh nghiệp Nhật, trên cơ sở đó hai bên sẽ hợp tác dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong đó, phía Nhật có thể hỗ trợ về mặt kỹ thuật, đưa máy móc kỹ thuật công nghệ cao, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cho bên Việt Nam. Hoặc cũng có thể phía Nhật sẽ tham gia mua lại cổ phần trong các công ty có tiềm năng phát triển của Việt Nam.
Rất nhiều giám đốc các công ty đã nói với tôi rằng họ không thể ở mãi trong nước mà phải mở rộng ra nước ngoài, bởi xã hội Nhật hiện nay đang có xu hướng lão hóa, vì vậy xu hướng họ chọn là đầu tư vào chiều sâu.
Như vậy Việt Nam phải chuẩn bị như thế nào để có thể tiếp nhận dòng đầu tư này một cách hiệu quả nhất?
Ở Nhật hiện nay có những công ty dù ở qui mô rất nhỏ, nhưng kỹ thuật lại mang tính toàn cầu, nếu không nói họ là “độc nhất vô nhị” và những xí nghiệp này phụ thuộc hoàn toàn vào “cái đầu” của người lao động.
Vì vậy, để đón nhận dòng đầu tư này, Việt Nam phải chuẩn bị rất tốt về con người, làm sao đào tạo không chỉ là lao động giản đơn mà phải thông thạo từ khâu lập trình, thiết kế đến triển khai.
Kinh nghiệm của Nhật trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho thấy ngay từ khi đi học, học sinh đã được trang bị các kiến thức chuyên ngành. Chẳng hạn ở Nhật hiện nay có các trường cấp ba công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp... Trong đó, ở trường cấp ba công nghiệp được đào tạo rất kỹ từ thợ máy, tiện, khoan... vì vậy, khi ra trường mặc dù họ chỉ làm chi tiết một sản phẩm nhưng có thể hiểu được cả cái máy.
Trong khi đó, rất nhiều lao động của Việt Nam hiện nay chỉ đạt trình độ lao động giản đơn, nghĩa là giao cho họ làm một sản phẩm nào đó là chỉ biết sản phẩm đó, không biết các phần khác. Nói tóm lại Việt Nam phải chuẩn bị nguồn lao động đủ tầm để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài có kỹ thuật công nghệ cao.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã vào Việt Nam từ nhiều năm qua nhưng tôi nhận thấy Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết cơ hội từ dòng vốn này mang lại để nâng cao trình độ tay nghề của lao động trong nước. Lao động bình quân của Việt Nam sẽ không thể mãi ở mức 60-70 USD/tháng mà phải đạt mức cao hơn là 150 - 160 USD/tháng, muốn thế phải bắt đầu từ cuộc cách mạng giáo dục.
Tôi đã đi rất nhiều nơi của Việt Nam nhưng tôi thấy có rất ít những trường cao đẳng công nghiệp, thương nghiệp... Giá như những vùng như Biên Hòa, Bình Dương, Thủ Đức... có nhiều trường cao đẳng thì tốt biết mấy. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp, nhưng nếu không đầu tư mạnh vào giáo dục thì sẽ rất khó đạt được mục tiêu này.