Doanh nghiệp nước nào “thích” đưa hối lộ nhất?
Các công ty Nga và Trung Quốc có mức độ sẵn sàng cao nhất cho việc chi tiền hối lộ trong quá trình kinh doanh ở nước ngoài
Các công ty Nga và Trung Quốc có mức độ sẵn sàng cao nhất cho việc chi tiền hối lộ trong quá trình kinh doanh ở nước ngoài, hãng tin BBC dẫn báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cho biết.
Tổ chức này đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến của 3.000 lãnh đạo doanh nghiệp tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về việc đưa hối lộ.
Kết quả, Nga và Trung Quốc là hai nước có điểm số tệ nhất, trong khi Hà Lan và Thụy Điển là hai quốc gia đi đầu.
“Việc Nga và Trung Quốc đứng cuối bảng trong chỉ số này là một vấn đề đáng quan tâm. Xét trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp của hai quốc gia này vươn ra thị trường toàn cầu, ‘thói quen’ tham nhũng và đưa hối lộ của các doanh nghiệp này có thể có những ảnh hưởng không nhỏ tới những xã hội mà họ có hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh bình đẳng của các công ty ở thị trường đó”, báo cáo của TI có đoạn viết.
Kết quả cuộc thăm dò của TI cho thấy, tình trạng đưa hối lộ phổ biến nhất khi các công ty muốn giành được các hợp đồng từ khu vực kinh tế công, như các hợp đồng thu gom rác, làm đường, xây dựng...
Riêng ở Nga và Trung Quốc, vấn nạn này còn nhức nhối trong các ngành dầu khí và khai mỏ. Trong khi đó, nông nghiệp là lĩnh vực có ít hoạt động hối lộ nhất trong số 19 ngành được thăm dò, ngành ngân hàng xếp thứ tư.
Dưới góc nhìn của TI, tình trạng đưa hối lộ ở Nga đặc biệt nan giải. Bên cạnh Nga và Trung Quốc, một số quốc gia đang phát triển lớn khác cũng nhận được điểm số kém trong xếp hạng về nạn hối lộ của TI như Ấn Độ ở vị trí thứ 20 hay Brazil ở vị trí thứ 14.
Trước thực trạng này, TI kêu gọi tăng cường luật pháp quốc tế để cấm các công ty đưa hối lộ ở nước ngoài. “Các chính phủ trong nhóm G-20 cần xem việc chống đưa hối lộ ở nước ngoài như một vấn đề khẩn cấp”, ông Huguette Labelle, Chủ tịch TI, phát biểu.
Kết quả thăm dò cho thấy, nhiều doanh nghiệp đưa hối lộ gần như một thói quen khi làm ăn với doanh nghiệp khác hoặc khi giao dịch với các quan chức chính phủ. Theo TI, việc đưa hối lộ để giành các hợp đồng lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là sự lừa dối đối với người dân đóng thuế và có thể có ảnh hưởng xấu tới các tiêu chuẩn về an toàn.
* Dưới đây là xếp hạng hối lộ của TI với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được lựa chọn để khảo sát:
1. Hà Lan
2. Thụy Sỹ
3. Bỉ
4. Đức
5. Nhật Bản
6. Australia
7. Canada
8. Singapore
9. Anh quốc
10. Mỹ
11. Pháp
12. Tây Ban Nha
13. Hàn Quốc
14. Brazil
15. Hồng Kông
16. Italy
17. Malaysia
18. Nam Phi
19. Đài Loan
20. Ấn Độ
21. Thổ Nhĩ Kỳ
22. Saudi Arabia
23. Argentina
24. UAE
25. Indonesia
26. Mexico
27. Trung Quốc
28. Nga
Tổ chức này đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến của 3.000 lãnh đạo doanh nghiệp tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về việc đưa hối lộ.
Kết quả, Nga và Trung Quốc là hai nước có điểm số tệ nhất, trong khi Hà Lan và Thụy Điển là hai quốc gia đi đầu.
“Việc Nga và Trung Quốc đứng cuối bảng trong chỉ số này là một vấn đề đáng quan tâm. Xét trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp của hai quốc gia này vươn ra thị trường toàn cầu, ‘thói quen’ tham nhũng và đưa hối lộ của các doanh nghiệp này có thể có những ảnh hưởng không nhỏ tới những xã hội mà họ có hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh bình đẳng của các công ty ở thị trường đó”, báo cáo của TI có đoạn viết.
Kết quả cuộc thăm dò của TI cho thấy, tình trạng đưa hối lộ phổ biến nhất khi các công ty muốn giành được các hợp đồng từ khu vực kinh tế công, như các hợp đồng thu gom rác, làm đường, xây dựng...
Riêng ở Nga và Trung Quốc, vấn nạn này còn nhức nhối trong các ngành dầu khí và khai mỏ. Trong khi đó, nông nghiệp là lĩnh vực có ít hoạt động hối lộ nhất trong số 19 ngành được thăm dò, ngành ngân hàng xếp thứ tư.
Dưới góc nhìn của TI, tình trạng đưa hối lộ ở Nga đặc biệt nan giải. Bên cạnh Nga và Trung Quốc, một số quốc gia đang phát triển lớn khác cũng nhận được điểm số kém trong xếp hạng về nạn hối lộ của TI như Ấn Độ ở vị trí thứ 20 hay Brazil ở vị trí thứ 14.
Trước thực trạng này, TI kêu gọi tăng cường luật pháp quốc tế để cấm các công ty đưa hối lộ ở nước ngoài. “Các chính phủ trong nhóm G-20 cần xem việc chống đưa hối lộ ở nước ngoài như một vấn đề khẩn cấp”, ông Huguette Labelle, Chủ tịch TI, phát biểu.
Kết quả thăm dò cho thấy, nhiều doanh nghiệp đưa hối lộ gần như một thói quen khi làm ăn với doanh nghiệp khác hoặc khi giao dịch với các quan chức chính phủ. Theo TI, việc đưa hối lộ để giành các hợp đồng lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là sự lừa dối đối với người dân đóng thuế và có thể có ảnh hưởng xấu tới các tiêu chuẩn về an toàn.
* Dưới đây là xếp hạng hối lộ của TI với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được lựa chọn để khảo sát:
1. Hà Lan
2. Thụy Sỹ
3. Bỉ
4. Đức
5. Nhật Bản
6. Australia
7. Canada
8. Singapore
9. Anh quốc
10. Mỹ
11. Pháp
12. Tây Ban Nha
13. Hàn Quốc
14. Brazil
15. Hồng Kông
16. Italy
17. Malaysia
18. Nam Phi
19. Đài Loan
20. Ấn Độ
21. Thổ Nhĩ Kỳ
22. Saudi Arabia
23. Argentina
24. UAE
25. Indonesia
26. Mexico
27. Trung Quốc
28. Nga