Doanh nghiệp SMEs Việt Nam lạc quan thứ hai thế giới
Dù giảm 8 điểm nhưng mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn đứng thứ hai trên thế giới
Mặc dù giảm 8 điểm nhưng mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn giữ ở mức tích cực, đạt 156 điểm, đứng thứ hai trên thế giới.
Kết quả cuộc khảo sát mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) do HSBC tiến hành trên toàn cầu cho thấy chỉ số lạc quan về triển vọng phát triển kinh doanh trong 6 tháng tới tại các thị trường phát triển sụt giảm trong khi tại các thị trường mới nổi, chỉ số này tiếp tục tăng.
Cuộc khảo sát được tiến hành hai lần mỗi năm, tổng kết các quan sát và triển vọng phát triển kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thời gian sáu tháng.
Thông tin từ cuộc khảo sát cho thấy mức độ lạc quan về phát triển kinh tế, các kế hoạch đầu tư vốn và tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả được sử dụng để xây dựng chỉ số lạc quan về triển vọng kinh tế với mức điểm từ 0 đến 200, trong đó 200 là mức điểm cao nhất, 0 là mức thấp nhất và 100 là mức trung bình.
Cuộc khảo sát lần này có quy mô lớn nhất với sự tham gia của hơn 6.300 doanh nghiệp từ 21 quốc gia tại châu Á, châu Phi, Trung Đông, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh.
Kết quả vừa công bố cho thấy, một phần tư các doanh nghiệp được khảo sát tại các thị trường phát triển cho rằng tốc độ phát triển kinh tế tại đây sẽ chậm lại trong vòng sáu tháng tới trong khi có tới 43% các doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi lại cho rằng kinh tế sẽ tăng trưởng.
Mặc dù giảm 8 điểm so với kết quả lần trước, mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn giữ ở mức tích cực, đạt 156 điểm, đứng thứ hai trên thế giới so với mức bình quân toàn cầu đạt 125 điểm. Điều này cũng phản ánh đúng mức độ lạc quan về phát triển kinh tế khi có tới 60% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong sáu tháng tới.
Hơn một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ có tham gia các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Con số này cao hơn rất nhiều khi so sánh với tỉ lệ 29% trên toàn cầu. Các ngành nghề chủ yếu mà các doanh nghiệp này tham gia bao gồm nhập khẩu (71%) và xuất khẩu (34%) bên cạnh các ngành khác như tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường quốc tế thông quan các văn phòng hoặc chi nhánh tại các thị trường này (10%) hay các dịch vụ hỗ trợ khác tại các thị trường nước ngoài như trung tâm tư vấn thông tin, trung tâm hỗ trợ khách hàng (7%).
Khi được hỏi về dự định kinh doanh trên thị trường quốc tế trong hai năm tới, hơn một nửa số doanh nghiệp Việt Nam tham gia cuộc khảo sát cho biết họ có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh (42%) hoặc tiếp tục công việc kinh doanh hiện tại tại các thị trường quốc tế; có khoảng một phần năm số doanh nghiệp (18%) có kế hoạch tiến ra thị trường quốc tế trong khi có tới gần một phần ba (31%) số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ không hề có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra ngoài biên giới quốc gia. Đáng chú ý là trong số các doanh nghiệp quốc tế tham gia khảo sát, 82% cho biết họ sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, gấp đôi so với số tương ứng tính trung bình trên toàn cầu. Một con số đáng kể khác là 37% doanh nghiệp nội địa có kế hoạch vươn ra thị trường nước ngoài trong vòng hai năm tới.
Chia sẻ những khó khăn khi mở rộng kinh doanh ra các thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cho biết nguồn vốn (49%) và những hiểu biết về các vấn đề liên quan tới giao dịch bằng ngoại tệ (48%) luôn là những quan tâm hàng đầu của họ. Bên cạnh đó, mức độ phức tạp của các chính sách thuế, quản lý ngoại tệ, các quy định của pháp luật địa phương, đối tác và kinh nghiệm kinh doanh tại các thị trường nước ngoài cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, 48% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ cần các thông tin phòng ngừa rủi ro về ngoại tệ và các quy định của địa phương, 46% cần biết về các nguồn vốn mà họ có thể tiếp cận. Các doanh nghiệp cũng cần nắm rõ các quy định về thuế và tư vấn về luật pháp nếu muốn kinh doanh tại thị trường quốc tế.
95% số doanh nghiệp được hỏi cho biết lý do chủ yếu mà họ mở rộng công việc kinh doanh ra nước ngoài là nhằm tăng doanh thu và 48% mong muốn chiếm lĩnh thị trường khách hàng mới.
Ba mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian sáu tháng tới là lạm phát (62%), các điều kiện tăng trưởng kinh tế (52%) và các khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn (52%). Những ý kiến này cũng giống như các kết luận từ cuộc khảo sát chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi khác do HSBC tiến hành và công bố kết kết vào đầu tháng 1 năm 2011.
Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy các biện pháp của Chính phủ như chính sách tiền tệ, các gói kích cầu kinh tế… đóng một vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng khi 53% số doanh nghiệp được hỏi cho biết các chính sách này hỗ trợ rất nhiều cho công việc kinh doanh của họ. Trong khi đó, 28% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết chính nhu cầu nội địa cũng đã giúp nền kinh tế tăng trưởng trong thời gian qua.
Kết quả cuộc khảo sát mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) do HSBC tiến hành trên toàn cầu cho thấy chỉ số lạc quan về triển vọng phát triển kinh doanh trong 6 tháng tới tại các thị trường phát triển sụt giảm trong khi tại các thị trường mới nổi, chỉ số này tiếp tục tăng.
Cuộc khảo sát được tiến hành hai lần mỗi năm, tổng kết các quan sát và triển vọng phát triển kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thời gian sáu tháng.
Thông tin từ cuộc khảo sát cho thấy mức độ lạc quan về phát triển kinh tế, các kế hoạch đầu tư vốn và tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả được sử dụng để xây dựng chỉ số lạc quan về triển vọng kinh tế với mức điểm từ 0 đến 200, trong đó 200 là mức điểm cao nhất, 0 là mức thấp nhất và 100 là mức trung bình.
Cuộc khảo sát lần này có quy mô lớn nhất với sự tham gia của hơn 6.300 doanh nghiệp từ 21 quốc gia tại châu Á, châu Phi, Trung Đông, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh.
Kết quả vừa công bố cho thấy, một phần tư các doanh nghiệp được khảo sát tại các thị trường phát triển cho rằng tốc độ phát triển kinh tế tại đây sẽ chậm lại trong vòng sáu tháng tới trong khi có tới 43% các doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi lại cho rằng kinh tế sẽ tăng trưởng.
Mặc dù giảm 8 điểm so với kết quả lần trước, mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn giữ ở mức tích cực, đạt 156 điểm, đứng thứ hai trên thế giới so với mức bình quân toàn cầu đạt 125 điểm. Điều này cũng phản ánh đúng mức độ lạc quan về phát triển kinh tế khi có tới 60% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong sáu tháng tới.
Hơn một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ có tham gia các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Con số này cao hơn rất nhiều khi so sánh với tỉ lệ 29% trên toàn cầu. Các ngành nghề chủ yếu mà các doanh nghiệp này tham gia bao gồm nhập khẩu (71%) và xuất khẩu (34%) bên cạnh các ngành khác như tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường quốc tế thông quan các văn phòng hoặc chi nhánh tại các thị trường này (10%) hay các dịch vụ hỗ trợ khác tại các thị trường nước ngoài như trung tâm tư vấn thông tin, trung tâm hỗ trợ khách hàng (7%).
Khi được hỏi về dự định kinh doanh trên thị trường quốc tế trong hai năm tới, hơn một nửa số doanh nghiệp Việt Nam tham gia cuộc khảo sát cho biết họ có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh (42%) hoặc tiếp tục công việc kinh doanh hiện tại tại các thị trường quốc tế; có khoảng một phần năm số doanh nghiệp (18%) có kế hoạch tiến ra thị trường quốc tế trong khi có tới gần một phần ba (31%) số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ không hề có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra ngoài biên giới quốc gia. Đáng chú ý là trong số các doanh nghiệp quốc tế tham gia khảo sát, 82% cho biết họ sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, gấp đôi so với số tương ứng tính trung bình trên toàn cầu. Một con số đáng kể khác là 37% doanh nghiệp nội địa có kế hoạch vươn ra thị trường nước ngoài trong vòng hai năm tới.
Chia sẻ những khó khăn khi mở rộng kinh doanh ra các thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cho biết nguồn vốn (49%) và những hiểu biết về các vấn đề liên quan tới giao dịch bằng ngoại tệ (48%) luôn là những quan tâm hàng đầu của họ. Bên cạnh đó, mức độ phức tạp của các chính sách thuế, quản lý ngoại tệ, các quy định của pháp luật địa phương, đối tác và kinh nghiệm kinh doanh tại các thị trường nước ngoài cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, 48% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ cần các thông tin phòng ngừa rủi ro về ngoại tệ và các quy định của địa phương, 46% cần biết về các nguồn vốn mà họ có thể tiếp cận. Các doanh nghiệp cũng cần nắm rõ các quy định về thuế và tư vấn về luật pháp nếu muốn kinh doanh tại thị trường quốc tế.
95% số doanh nghiệp được hỏi cho biết lý do chủ yếu mà họ mở rộng công việc kinh doanh ra nước ngoài là nhằm tăng doanh thu và 48% mong muốn chiếm lĩnh thị trường khách hàng mới.
Ba mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian sáu tháng tới là lạm phát (62%), các điều kiện tăng trưởng kinh tế (52%) và các khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn (52%). Những ý kiến này cũng giống như các kết luận từ cuộc khảo sát chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi khác do HSBC tiến hành và công bố kết kết vào đầu tháng 1 năm 2011.
Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy các biện pháp của Chính phủ như chính sách tiền tệ, các gói kích cầu kinh tế… đóng một vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng khi 53% số doanh nghiệp được hỏi cho biết các chính sách này hỗ trợ rất nhiều cho công việc kinh doanh của họ. Trong khi đó, 28% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết chính nhu cầu nội địa cũng đã giúp nền kinh tế tăng trưởng trong thời gian qua.