Doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật được ưu đãi
Chiều 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án luật người khuyết tật
Chính sách khuyến khích sử dụng lao động là người khuyết tật là một trong những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận khi xem xét dự án luật người khuyết tật, chiều 18/9.
Dự luật nói rõ, “Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng từ 2% đến dưới 35% lao động là người khuyết tật làm việc thì được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh và được hỗ trợ phí kèm nghề, dạy nghề tại chỗ đối với số lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật”.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong quá trình thảo luận và lấy ý kiến về dự luật người khuyết tật, một số ý kiến đề nghị quy định trách nhiệm các doanh nghiệp phải nhận một tỷ lệ tối thiểu 2% người khuyết tật vào làm việc, doanh nghiệp không nhận đủ tỷ lệ lao động là người khuyết tật phải nộp khoản tiền tương ứng với số lao động, thời gian chưa nhận đủ vào quỹ việc làm.
Tuy nhiên, quy định như vậy sẽ không có tính khả thi trong thực tiễn, bà Ngân nói.
Quá trình lấy ý kiến cho dự luật này cũng có một số ý kiến băn khoăn quy định này mang ý nghĩa nhân văn nhưng rất khó khả thi. Nếu đưa vào thực hiện cần quy định chi tiết hơn.
Một điểm được coi là bước đột phá trong việc xóa bỏ rào cản về vật chất, xã hội đối với người khuyết tật, bảo đảm quyền bình đẳng của người khuyết tật trong tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng tại dự luật chính là quy định về điều kiện sử dụng của người khuyết tật tại các công trình công cộng.
Điều 27 của dự thảo luật đã nêu rõ : “Việc phê duyệt thiết kế, nghiệm thu nhà ở chung cư, trụ sở làm việc, các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, các công trình hạ tầng xã hội phải đảm bảo các điều kiện tiếp cận, sử dụng của người khuyết tật. Đối với những công trình xây dựng đã được phê duyệt thiết kế kỹ thuật trước khi Luật này có hiệu lực mà chưa đảm bảo các điều kiện tiếp cận, sử dụng của người khuyết tật thì phải cải tạo theo lộ trình do Chính phủ quy định”.
Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, hiện cả nước có hơn 5 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu người khuyết tật nặng. Có tới 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người thân, trợ cấp xã hội. Tỷ lệ người khuyết tật được đào tạo nghề còn rất thấp.
Dự luật nói rõ, “Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng từ 2% đến dưới 35% lao động là người khuyết tật làm việc thì được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh và được hỗ trợ phí kèm nghề, dạy nghề tại chỗ đối với số lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật”.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong quá trình thảo luận và lấy ý kiến về dự luật người khuyết tật, một số ý kiến đề nghị quy định trách nhiệm các doanh nghiệp phải nhận một tỷ lệ tối thiểu 2% người khuyết tật vào làm việc, doanh nghiệp không nhận đủ tỷ lệ lao động là người khuyết tật phải nộp khoản tiền tương ứng với số lao động, thời gian chưa nhận đủ vào quỹ việc làm.
Tuy nhiên, quy định như vậy sẽ không có tính khả thi trong thực tiễn, bà Ngân nói.
Quá trình lấy ý kiến cho dự luật này cũng có một số ý kiến băn khoăn quy định này mang ý nghĩa nhân văn nhưng rất khó khả thi. Nếu đưa vào thực hiện cần quy định chi tiết hơn.
Một điểm được coi là bước đột phá trong việc xóa bỏ rào cản về vật chất, xã hội đối với người khuyết tật, bảo đảm quyền bình đẳng của người khuyết tật trong tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng tại dự luật chính là quy định về điều kiện sử dụng của người khuyết tật tại các công trình công cộng.
Điều 27 của dự thảo luật đã nêu rõ : “Việc phê duyệt thiết kế, nghiệm thu nhà ở chung cư, trụ sở làm việc, các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, các công trình hạ tầng xã hội phải đảm bảo các điều kiện tiếp cận, sử dụng của người khuyết tật. Đối với những công trình xây dựng đã được phê duyệt thiết kế kỹ thuật trước khi Luật này có hiệu lực mà chưa đảm bảo các điều kiện tiếp cận, sử dụng của người khuyết tật thì phải cải tạo theo lộ trình do Chính phủ quy định”.
Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, hiện cả nước có hơn 5 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu người khuyết tật nặng. Có tới 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người thân, trợ cấp xã hội. Tỷ lệ người khuyết tật được đào tạo nghề còn rất thấp.