Doanh nghiệp tiếp tục lo lắng về tỷ giá, lãi suất
Chỉ số tin cậy thương mại (TCI) của Việt Nam nửa đầu 2011 đã mất 6 điểm so với kết quả khảo sát hồi cuối năm ngoái
Chỉ số tin cậy thương mại (TCI) của Việt Nam nửa đầu 2011 đã mất 6 điểm so với kết quả khảo sát hồi cuối năm ngoái, còn 116 điểm. Đây cũng là lần giảm điểm thứ hai liên tiếp của TCI Việt Nam. Trước đó, chỉ số này đã mất 10 điểm.
Kết quả này cũng phản ánh sự thận trọng của các doanh nghiệp Việt Nam trước những khó khăn trong thời gian tới, đặc biệt là lo ngại về biến động tỉ giá ngoại hối, lãi suất, cũng như những rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp tăng cao.
Cuộc khảo sát lần thứ 5 về TCI của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) được tiến hành từ 17/2 đến 30/3/2011. Có 6.390 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, thuộc 21 nền kinh tế quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, châu Mỹ La tinh, Bắc Mỹ và châu Âu, tham gia khảo sát, cho biết quan điểm về khối lượng giao dịch thương mại, các rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp, nhu cầu tài trợ thương mại, tác động của ngoại hối và chính sách đến kinh doanh...
Xếp thứ tự từ 0 đến 200, trong đó điểm 200 thể hiện mức độ tin cậy cao nhất, con số 116 của Việt Nam vẫn phần nào vẫn thể hiện sự lạc quan của các doanh nghiệp Việt Nam, khi phần lớn những doanh nghiệp được hỏi (70%) tiếp tục kỳ vọng khối lượng giao dịch thương mại sẽ tăng trong thời gian tới. Chỉ 18% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự đoán khối lượng giao dịch sẽ giữ nguyên và 11% cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ giảm.
Tuy nhiên, có sự gia tăng trong số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng rủi ro thanh toán từ phía người mua và rủi ro khi người bán không tuân thủ các thoả thuận thương mại sẽ tăng. Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng lý do những rủi ro này tăng là tình trạng tài chính của người mua và nhà cung cấp có xu hướng xấu đi.
Để bảo vệ mình khỏi các rủi ro về thanh toán từ phía người mua, số lượng các doanh nghiệp chọn giải pháp đưa ra các kỳ hạn linh động tăng đáng kể, đạt mức 38% so với 14% của cuộc khảo sát trước; hoặc hạn chế giao thương với một số đối tác nhất định.
Thêm vào đó, họ cũng sẽ chấp nhận những đơn hàng nhỏ hơn để giảm thiểu rủi ro cho mỗi giao dịch, yêu cầu thanh toán trước và sử dụng nhiều hơn công cụ tài trợ thương mại thông qua các ngân hàng. Số lượng nhà kinh doanh đặt hi vọng của họ vào những khoản bảo hiểm rủi ro xuất khẩu giảm đi (4% so với mức 14% của cuộc khảo sát trước).
Khi cân nhắc thận trọng những rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp có nguy cơ tăng lên, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam cho có nhu cầu mở rộng tài trợ thương mại đã chuyển từ mức 67% của cuộc khảo sát trước lên 75% ở lần này.
52% số người được hỏi cho biết họ sẽ sử dụng nguồn tài trợ thương mại từ các ngân hàng trong khi gần một phần ba (34%) dự định sử dụng vốn tự có để kinh doanh. Chỉ 15% số doanh nghiệp được hỏi kỳ vọng các hợp đồng thương mại trong tương lai được thanh toán dựa trên sự hỗ trợ của người mua và thoả thuận thanh toán từ phía người bán.
Và do USD vẫn là đồng tiền được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phổ biến trong giao thương quốc tế, số doanh nghiệp cho biết sự biến động tỉ giá hối đoái là khó khăn lớn nhất trong việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là sau những diễn biến của thị trường ngoại hối vào đầu năm 2011 đã tăng hơn so với cuộc khảo sát trước (81% so với 74%).
Có nhiều hơn các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng tác động của tỉ giá hối đoái trong sáu tháng tới sẽ không có lợi cho việc kinh doanh của họ. Thêm vào đó, khi lạm phát tiếp tục tăng cao trong nửa đầu năm 2011, lãi suất tăng cao đã trở thành mối quan ngại lớn thứ hai trong việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đáng chú ý là trong lần khảo sát này, có ít hơn các doanh nghiệp cho rằng chi phí vận chuyển, hậu cần, kho bãi và các quy định của chính phủ là những nhân tố cản trở việc phát triển kinh doanh.
Đánh giá tiềm năng thị trường xuất, nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi Trung Quốc mở rộng là thị trường quan trọng nhất, khi phần lớn các nhà kinh doanh xuất, nhập khẩu của Việt Nam (57%) vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh với các đối tác tại thị trường này, tiếp theo là các thị trường khác tại châu Á (41%) và Đông Nam Á (36%). Nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi Trung Quốc mở rộng là thị trường hứa hẹn nhất để phát triển kinh doanh trong sáu tháng tới.
Kết quả này cũng phản ánh sự thận trọng của các doanh nghiệp Việt Nam trước những khó khăn trong thời gian tới, đặc biệt là lo ngại về biến động tỉ giá ngoại hối, lãi suất, cũng như những rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp tăng cao.
Cuộc khảo sát lần thứ 5 về TCI của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) được tiến hành từ 17/2 đến 30/3/2011. Có 6.390 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, thuộc 21 nền kinh tế quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, châu Mỹ La tinh, Bắc Mỹ và châu Âu, tham gia khảo sát, cho biết quan điểm về khối lượng giao dịch thương mại, các rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp, nhu cầu tài trợ thương mại, tác động của ngoại hối và chính sách đến kinh doanh...
Xếp thứ tự từ 0 đến 200, trong đó điểm 200 thể hiện mức độ tin cậy cao nhất, con số 116 của Việt Nam vẫn phần nào vẫn thể hiện sự lạc quan của các doanh nghiệp Việt Nam, khi phần lớn những doanh nghiệp được hỏi (70%) tiếp tục kỳ vọng khối lượng giao dịch thương mại sẽ tăng trong thời gian tới. Chỉ 18% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự đoán khối lượng giao dịch sẽ giữ nguyên và 11% cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ giảm.
Tuy nhiên, có sự gia tăng trong số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng rủi ro thanh toán từ phía người mua và rủi ro khi người bán không tuân thủ các thoả thuận thương mại sẽ tăng. Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng lý do những rủi ro này tăng là tình trạng tài chính của người mua và nhà cung cấp có xu hướng xấu đi.
Để bảo vệ mình khỏi các rủi ro về thanh toán từ phía người mua, số lượng các doanh nghiệp chọn giải pháp đưa ra các kỳ hạn linh động tăng đáng kể, đạt mức 38% so với 14% của cuộc khảo sát trước; hoặc hạn chế giao thương với một số đối tác nhất định.
Thêm vào đó, họ cũng sẽ chấp nhận những đơn hàng nhỏ hơn để giảm thiểu rủi ro cho mỗi giao dịch, yêu cầu thanh toán trước và sử dụng nhiều hơn công cụ tài trợ thương mại thông qua các ngân hàng. Số lượng nhà kinh doanh đặt hi vọng của họ vào những khoản bảo hiểm rủi ro xuất khẩu giảm đi (4% so với mức 14% của cuộc khảo sát trước).
Khi cân nhắc thận trọng những rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp có nguy cơ tăng lên, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam cho có nhu cầu mở rộng tài trợ thương mại đã chuyển từ mức 67% của cuộc khảo sát trước lên 75% ở lần này.
52% số người được hỏi cho biết họ sẽ sử dụng nguồn tài trợ thương mại từ các ngân hàng trong khi gần một phần ba (34%) dự định sử dụng vốn tự có để kinh doanh. Chỉ 15% số doanh nghiệp được hỏi kỳ vọng các hợp đồng thương mại trong tương lai được thanh toán dựa trên sự hỗ trợ của người mua và thoả thuận thanh toán từ phía người bán.
Và do USD vẫn là đồng tiền được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phổ biến trong giao thương quốc tế, số doanh nghiệp cho biết sự biến động tỉ giá hối đoái là khó khăn lớn nhất trong việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là sau những diễn biến của thị trường ngoại hối vào đầu năm 2011 đã tăng hơn so với cuộc khảo sát trước (81% so với 74%).
Có nhiều hơn các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng tác động của tỉ giá hối đoái trong sáu tháng tới sẽ không có lợi cho việc kinh doanh của họ. Thêm vào đó, khi lạm phát tiếp tục tăng cao trong nửa đầu năm 2011, lãi suất tăng cao đã trở thành mối quan ngại lớn thứ hai trong việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đáng chú ý là trong lần khảo sát này, có ít hơn các doanh nghiệp cho rằng chi phí vận chuyển, hậu cần, kho bãi và các quy định của chính phủ là những nhân tố cản trở việc phát triển kinh doanh.
Đánh giá tiềm năng thị trường xuất, nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi Trung Quốc mở rộng là thị trường quan trọng nhất, khi phần lớn các nhà kinh doanh xuất, nhập khẩu của Việt Nam (57%) vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh với các đối tác tại thị trường này, tiếp theo là các thị trường khác tại châu Á (41%) và Đông Nam Á (36%). Nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi Trung Quốc mở rộng là thị trường hứa hẹn nhất để phát triển kinh doanh trong sáu tháng tới.