Doanh nghiệp Việt đi qua một năm nhiều hy vọng
Những điểm nhấn quan trọng trong bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp Việt Nam năm qua
Năm 2014 vừa đi qua đã chứng kiến khá nhiều sự kiện và vấn đề đáng chú ý đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
Ngày 26/11, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, một văn bản được xem là sẽ góp phần tạo nên khuôn khổ pháp lý mới cho hoạt động kinh doanh với nhiều điểm tiến bộ hơn trước.
Luật bao gồm 10 chương, 213 điều, quy định chi tiết nhiều vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở kế thừa Luật Doanh nghiệp 2005.
Trong khi đó, Luật Đầu tư với cách tiếp cận mới là chọn - bỏ, theo đó những gì bị cấm thì ghi rõ trong luật, thay vì chọn - cho, tức là cái gì quy định thì mới được làm như lâu nay, cũng đã được Quốc hội thông qua.
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 được giới chuyên gia đánh giá là đã thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.
Doanh nghiệp tiếp tục xu hướng thanh lọc mạnh
Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trước.
Trong 12 tháng, cả nước có 15.419 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Tuy nhiên, cả nước đã có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp.
Có tới 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước, trong đó, 11.723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn.
Tổng cục Thống kê nhận định xu hướng thanh lọc vẫn diễn ra mạnh, từ năm 2013 đến nay đã sàng lọc những doanh nghiệp thực sự có chất lượng, không chỉ linh hoạt để tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất mà còn tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô hoạt động.
Tình hình nợ thuế ngày càng phức tạp
Nằm trong bức tranh khó khăn chung của nền kinh tế, tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp, bất chấp việc cơ quan quản lý thuế đã và đang tăng cường các biện pháp xử lý.
Số liệu thống kê của ngành thuế cho hay tổng số tiền nợ thuế tính đến thời điểm 31/12/2014 là 70.241 tỷ đồng, tăng 14,9% so với thời điểm 31/12/2013.
Trong số này, nhóm nợ có khả năng thu (nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày) chiếm tỷ trọng 62,9% và tăng 7,8% so với thời điểm 31/12/2013.
Các khoản phạt và tiền chậm nộp chiếm tỷ trọng 18% và tăng 77,5% so với thời điểm 31/12/2013.
Cũng so với thời điểm 31/12/2013, nhóm nợ khó thu chiếm tỷ trọng 15,5% và tăng 10,3%, nhóm nợ chờ xử lý chiếm tỷ trọng 3,4% và giảm 21,2%.
Nếu chưa tính các khoản phạt và tiền chậm nộp, nợ chờ xử lý và khoản nợ khó thu, tổng số nợ thuế đến 31/12/2014 là 44.216 tỷ đồng, tăng 7,8% so với thời điểm 31/12/2013.
Tháo gỡ nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp
Nghị quyết 19 của Chính phủ được ban hành trong tháng 3/2014 với nội dung yêu cầu tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo nghị quyết này, trong giai đoạn 2014-2015, sẽ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính,đảm bảo công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước.
Nghị quyết cũng đặt yêu cầu đến hết năm 2015, một số chỉ tiêu đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6.
Ngay sau khi nghị quyết được ban hành, Thủ tướng đã tiến hành hàng loạt cuộc làm việc với các bộ ngành để giao trách nhiệm cụ thể, đặc biệt là trong các vấn đề bao gồm gia nhập thị trường, thủ tục hành chính thuế, hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, tiếp cận tín dụng, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, thủ tục xây dựng, bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư…
Tất cả những vấn đề này đều liên quan trực tiếp đến hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trong môi trường kinh doanh thời gian tới.
Thúc nhanh cổ phần hóa
Tính đến 25/12, cả nước đã sắp xếp 167 doanh nghiệp (gấp 1,6 lần năm 2013), trong đó cổ phần hóa 143 doanh nghiệp, gấp hai lần năm 2013.
Đặc biệt sau khi rà soát, bổ sung danh mục doanh nghiệp phải cổ phần hóa theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước mới được ban hành thì số doanh nghiệp phải cổ phần hóa, thoái vốn tới thời điểm này tăng thêm 100, ở mức 532 doanh nghiệp.
Trong khi đó, theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán, trong năm 2014 có 76 doanh nghiệp bán đấu giá cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán, trong đó 64 doanh nghiệp đã thu tiền bán cổ phần với 49% số cổ phần được bán theo kế hoạch, thu về 5.115 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch.
Về công tác thoái vốn, tới 25/12/2014, các doanh nghiệp nhà nước đã thoái 6.076 tỷ đồng theo giá trị sổ sách tại 233 doanh nghiệp, thu về 8.002 tỷ đồng.
Theo kế hoạch của Chính phủ, từ năm 2014 tới hết 2015, phải hoàn thành sắp xếp 479 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 432 doanh nghiệp; bán, giao, giải thể, phá sản 22 doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất 25 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau khi rà soát, bổ sung danh mục doanh nghiệp phải cổ phần hóa theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước mới được ban hành thì số doanh nghiệp phải cổ phần hóa, thoái vốn tới thời điểm này tăng thêm 100, ở mức 532 doanh nghiệp.
Tranh cãi hy hữu tại Bình Dương
Vụ tranh cãi giữa doanh nhân Huỳnh Uy Dũng và chính quyền tỉnh Bình Dương được xem là một vụ việc hy hữu trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Sự việc căng thẳng tới mức ông Huỳnh Uy Dũng đã đóng cửa khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến đến hết năm 2014 với lý do chính quyền địa phương “o ép” công ty ông, sau khi ông kiện UBND tỉnh Bình Dương.
Thủ tướng cũng đã có văn bản chỉ đạo Thanh tra Chính phủ và các bộ ngành xác minh, thanh tra để giải quyết nội dung tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng.
Sự việc dường như chưa có hồi kết khi mới đây, Công ty Cổ phần Đại Nam vừa thông báo kế hoạch mở cửa trở lại đối với khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến từ ngày 1/1/2015, sau gần hai tháng ngừng hoạt động.
Đây cũng là thời điểm mà Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Lê Thanh Cung, sẽ chính thức nghỉ hưu.
Uber và phép thử chính sách
Sự xuất hiện của dịch vụ taxi Uber đưa tới phép thử mới về chính sách đối với quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh.
Ban đầu, Uber bị phản đối và thậm chí có lãnh đạo ngành giao thông đã yêu cầu cấm dịch vụ này. Tuy nhiên, ngành giao thông sau đó đã thay đổi quan điểm với dịch vụ này, theo đó Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã tuyên bố nếu Uber là dịch vụ đưa lại tiện ích cho người dân thì cần được khuyến khích, miễn sao đáp ứng được các quy định pháp luật hiện hành.
Thậm chí, trong cuộc làm việc với lãnh đạo Uber, người đứng đầu ngành giao thông đã đặt hàng Uber về việc xây dựng một sàn giao dịch vận tải.
Hiện tại cùng với Uber, một loạt dịch vụ khác về giao thông dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đã và đang được triển khai rộng rãi tại Việt Nam, mang lại lựa chọn mới cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên phía trước Uber vẫn là những rào cản nhất định, trong bối cảnh các hãng taxi, đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất từ dịch vụ mới này, đã và đang kịch liệt phản đối.
Doanh nghiệp tích cực kê khai thuế điện tử
Tính đến 22/12/2014, trên cả nước đã có khoảng 462.391 doanh nghiệp khai thuế điện tử, đạt 94,8% số doanh nghiệp đang hoạt động. Dự kiến đến 31/12/2014 sẽ có 95% doanh nghiệp khai thuế điện tử.
Ngành thuế đã ký kết thoả thuận với 5 ngân hàng thương mại (BIDV, Agribank, Vietcombank, Viettinbank, MB) để thực hiện thí điểm nộp thuế điện tử tại 18 cục thuế địa phương.
Tính đến 22/12/2014, đã có 11.924 doanh nghiệp đăng ký nộp thuế, với số thuế thu được là 7.932 tỷ đồng.
Hoạt động M&A tăng trưởng trở lại
Theo IMAA, một tổ chức theo dõi các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trên toàn cầu, tính đến ngày 23/12 vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến 313 thương vụ M&A trong năm 2014, tăng nhẹ so với năm trước đó.
Con số này bao gồm thương vụ giữa công ty Việt Nam với nhau, doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt Nam đi mua tài sản ở nước ngoài.
Giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam trong năm nay cũng tăng 15% so với năm 2013, với giá trị lên hơn 2,5 tỷ USD. Giá trị trung bình trên mỗi thương vụ đạt trên 8 triệu USD, tăng 12% so với năm ngoái.
Các thương vụ M&A đã tập trung hơn vào các công ty lớn, có quy mô và tên tuổi trên thị trường.
Vẫn theo IMAA, với động thái mạnh mẽ hơn của Chính phủ về quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cải cách một số luật lệ liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư, cải thiện thủ tục hành chính và đặc biệt là giữ môi trường vĩ mô ổn định, cùng với mức tăng trưởng khả quan hơn, hoạt động M&A được dự báo là sẽ khởi sắc trở lại trong thời gian tới.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tính chuyện tăng đầu tư
Kết quả một cuộc khảo sát thực hiện trong quý 4/2014 vừa được công ty Grant Thornton công bố mới đây cho hay, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu bày tỏ sự lạc quan về triển vọng kinh tế và đánh giá cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.
Cuộc khảo sát cho hay, có đến 87% nhà đầu tư cho biết dự tính duy trì và gia tăng đầu tư vào thị trường Việt Nam trong 12 tháng tới, đồng thời có đến 72% trong tổng số các nhà đầu tư được khảo sát đưa ra nhận định tích cực về nền kinh tế.
Đây là tỷ lệ cao nhất trong hai năm qua.
Bên cạnh đó, 64% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng cho rằng Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn hoặc rất hấp dẫn, tăng đáng kể so với mức 54% của lần khảo sát trước.
Ý kiến cho rằng đầu tư tại Việt Nam kém hấp dẫn giảm đáng kể, từ 26% ở kỳ khảo sát trước xuống còn 10%.
Ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
Ngày 26/11, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, một văn bản được xem là sẽ góp phần tạo nên khuôn khổ pháp lý mới cho hoạt động kinh doanh với nhiều điểm tiến bộ hơn trước.
Luật bao gồm 10 chương, 213 điều, quy định chi tiết nhiều vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở kế thừa Luật Doanh nghiệp 2005.
Trong khi đó, Luật Đầu tư với cách tiếp cận mới là chọn - bỏ, theo đó những gì bị cấm thì ghi rõ trong luật, thay vì chọn - cho, tức là cái gì quy định thì mới được làm như lâu nay, cũng đã được Quốc hội thông qua.
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 được giới chuyên gia đánh giá là đã thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.
Doanh nghiệp tiếp tục xu hướng thanh lọc mạnh
Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trước.
Trong 12 tháng, cả nước có 15.419 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Tuy nhiên, cả nước đã có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp.
Có tới 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước, trong đó, 11.723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn.
Tổng cục Thống kê nhận định xu hướng thanh lọc vẫn diễn ra mạnh, từ năm 2013 đến nay đã sàng lọc những doanh nghiệp thực sự có chất lượng, không chỉ linh hoạt để tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất mà còn tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô hoạt động.
Tình hình nợ thuế ngày càng phức tạp
Nằm trong bức tranh khó khăn chung của nền kinh tế, tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp, bất chấp việc cơ quan quản lý thuế đã và đang tăng cường các biện pháp xử lý.
Số liệu thống kê của ngành thuế cho hay tổng số tiền nợ thuế tính đến thời điểm 31/12/2014 là 70.241 tỷ đồng, tăng 14,9% so với thời điểm 31/12/2013.
Trong số này, nhóm nợ có khả năng thu (nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày) chiếm tỷ trọng 62,9% và tăng 7,8% so với thời điểm 31/12/2013.
Các khoản phạt và tiền chậm nộp chiếm tỷ trọng 18% và tăng 77,5% so với thời điểm 31/12/2013.
Cũng so với thời điểm 31/12/2013, nhóm nợ khó thu chiếm tỷ trọng 15,5% và tăng 10,3%, nhóm nợ chờ xử lý chiếm tỷ trọng 3,4% và giảm 21,2%.
Nếu chưa tính các khoản phạt và tiền chậm nộp, nợ chờ xử lý và khoản nợ khó thu, tổng số nợ thuế đến 31/12/2014 là 44.216 tỷ đồng, tăng 7,8% so với thời điểm 31/12/2013.
Tháo gỡ nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp
Nghị quyết 19 của Chính phủ được ban hành trong tháng 3/2014 với nội dung yêu cầu tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo nghị quyết này, trong giai đoạn 2014-2015, sẽ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính,đảm bảo công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước.
Nghị quyết cũng đặt yêu cầu đến hết năm 2015, một số chỉ tiêu đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6.
Ngay sau khi nghị quyết được ban hành, Thủ tướng đã tiến hành hàng loạt cuộc làm việc với các bộ ngành để giao trách nhiệm cụ thể, đặc biệt là trong các vấn đề bao gồm gia nhập thị trường, thủ tục hành chính thuế, hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, tiếp cận tín dụng, thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, thủ tục xây dựng, bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư…
Tất cả những vấn đề này đều liên quan trực tiếp đến hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trong môi trường kinh doanh thời gian tới.
Thúc nhanh cổ phần hóa
Tính đến 25/12, cả nước đã sắp xếp 167 doanh nghiệp (gấp 1,6 lần năm 2013), trong đó cổ phần hóa 143 doanh nghiệp, gấp hai lần năm 2013.
Đặc biệt sau khi rà soát, bổ sung danh mục doanh nghiệp phải cổ phần hóa theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước mới được ban hành thì số doanh nghiệp phải cổ phần hóa, thoái vốn tới thời điểm này tăng thêm 100, ở mức 532 doanh nghiệp.
Trong khi đó, theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán, trong năm 2014 có 76 doanh nghiệp bán đấu giá cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán, trong đó 64 doanh nghiệp đã thu tiền bán cổ phần với 49% số cổ phần được bán theo kế hoạch, thu về 5.115 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch.
Về công tác thoái vốn, tới 25/12/2014, các doanh nghiệp nhà nước đã thoái 6.076 tỷ đồng theo giá trị sổ sách tại 233 doanh nghiệp, thu về 8.002 tỷ đồng.
Theo kế hoạch của Chính phủ, từ năm 2014 tới hết 2015, phải hoàn thành sắp xếp 479 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 432 doanh nghiệp; bán, giao, giải thể, phá sản 22 doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất 25 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau khi rà soát, bổ sung danh mục doanh nghiệp phải cổ phần hóa theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước mới được ban hành thì số doanh nghiệp phải cổ phần hóa, thoái vốn tới thời điểm này tăng thêm 100, ở mức 532 doanh nghiệp.
Tranh cãi hy hữu tại Bình Dương
Vụ tranh cãi giữa doanh nhân Huỳnh Uy Dũng và chính quyền tỉnh Bình Dương được xem là một vụ việc hy hữu trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Sự việc căng thẳng tới mức ông Huỳnh Uy Dũng đã đóng cửa khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến đến hết năm 2014 với lý do chính quyền địa phương “o ép” công ty ông, sau khi ông kiện UBND tỉnh Bình Dương.
Thủ tướng cũng đã có văn bản chỉ đạo Thanh tra Chính phủ và các bộ ngành xác minh, thanh tra để giải quyết nội dung tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng.
Sự việc dường như chưa có hồi kết khi mới đây, Công ty Cổ phần Đại Nam vừa thông báo kế hoạch mở cửa trở lại đối với khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến từ ngày 1/1/2015, sau gần hai tháng ngừng hoạt động.
Đây cũng là thời điểm mà Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Lê Thanh Cung, sẽ chính thức nghỉ hưu.
Uber và phép thử chính sách
Sự xuất hiện của dịch vụ taxi Uber đưa tới phép thử mới về chính sách đối với quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh.
Ban đầu, Uber bị phản đối và thậm chí có lãnh đạo ngành giao thông đã yêu cầu cấm dịch vụ này. Tuy nhiên, ngành giao thông sau đó đã thay đổi quan điểm với dịch vụ này, theo đó Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã tuyên bố nếu Uber là dịch vụ đưa lại tiện ích cho người dân thì cần được khuyến khích, miễn sao đáp ứng được các quy định pháp luật hiện hành.
Thậm chí, trong cuộc làm việc với lãnh đạo Uber, người đứng đầu ngành giao thông đã đặt hàng Uber về việc xây dựng một sàn giao dịch vận tải.
Hiện tại cùng với Uber, một loạt dịch vụ khác về giao thông dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đã và đang được triển khai rộng rãi tại Việt Nam, mang lại lựa chọn mới cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên phía trước Uber vẫn là những rào cản nhất định, trong bối cảnh các hãng taxi, đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất từ dịch vụ mới này, đã và đang kịch liệt phản đối.
Doanh nghiệp tích cực kê khai thuế điện tử
Tính đến 22/12/2014, trên cả nước đã có khoảng 462.391 doanh nghiệp khai thuế điện tử, đạt 94,8% số doanh nghiệp đang hoạt động. Dự kiến đến 31/12/2014 sẽ có 95% doanh nghiệp khai thuế điện tử.
Ngành thuế đã ký kết thoả thuận với 5 ngân hàng thương mại (BIDV, Agribank, Vietcombank, Viettinbank, MB) để thực hiện thí điểm nộp thuế điện tử tại 18 cục thuế địa phương.
Tính đến 22/12/2014, đã có 11.924 doanh nghiệp đăng ký nộp thuế, với số thuế thu được là 7.932 tỷ đồng.
Hoạt động M&A tăng trưởng trở lại
Theo IMAA, một tổ chức theo dõi các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trên toàn cầu, tính đến ngày 23/12 vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến 313 thương vụ M&A trong năm 2014, tăng nhẹ so với năm trước đó.
Con số này bao gồm thương vụ giữa công ty Việt Nam với nhau, doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt Nam đi mua tài sản ở nước ngoài.
Giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam trong năm nay cũng tăng 15% so với năm 2013, với giá trị lên hơn 2,5 tỷ USD. Giá trị trung bình trên mỗi thương vụ đạt trên 8 triệu USD, tăng 12% so với năm ngoái.
Các thương vụ M&A đã tập trung hơn vào các công ty lớn, có quy mô và tên tuổi trên thị trường.
Vẫn theo IMAA, với động thái mạnh mẽ hơn của Chính phủ về quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cải cách một số luật lệ liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư, cải thiện thủ tục hành chính và đặc biệt là giữ môi trường vĩ mô ổn định, cùng với mức tăng trưởng khả quan hơn, hoạt động M&A được dự báo là sẽ khởi sắc trở lại trong thời gian tới.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tính chuyện tăng đầu tư
Kết quả một cuộc khảo sát thực hiện trong quý 4/2014 vừa được công ty Grant Thornton công bố mới đây cho hay, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu bày tỏ sự lạc quan về triển vọng kinh tế và đánh giá cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.
Cuộc khảo sát cho hay, có đến 87% nhà đầu tư cho biết dự tính duy trì và gia tăng đầu tư vào thị trường Việt Nam trong 12 tháng tới, đồng thời có đến 72% trong tổng số các nhà đầu tư được khảo sát đưa ra nhận định tích cực về nền kinh tế.
Đây là tỷ lệ cao nhất trong hai năm qua.
Bên cạnh đó, 64% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng cho rằng Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn hoặc rất hấp dẫn, tăng đáng kể so với mức 54% của lần khảo sát trước.
Ý kiến cho rằng đầu tư tại Việt Nam kém hấp dẫn giảm đáng kể, từ 26% ở kỳ khảo sát trước xuống còn 10%.