Doanh nghiệp Việt làm máy tính bảng: “Quá khó!”
Để cho ra đời những sản phẩm cùng dòng với chiếc iPad, các hãng công nghệ Việt Nam đang vấp phải những khó khăn gì?
Tháng 10/2010, Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel) ra mắt chiếc máy tính bảng mang thương hiệu Việt đầu tiên, và dự kiến một tháng sau đó sẽ chính thức đưa sản phẩm ra thị trường.
Nhưng đến giờ, sản phẩm máy tính bảng Hanel Pad của Hanel vẫn "bặt vô âm tín"...
Một đơn vị khác là Công ty Máy tính CMS (thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC) cũng lên kế hoạch sản xuất máy tính bảng và tiến tới thương mại hóa, nhưng giờ cũng chưa có tín hiệu gì rõ ràng.
Để cho ra đời những sản phẩm cùng dòng với chiếc iPad, các hãng công nghệ Việt Nam đang vấp phải những khó khăn gì? VnEconomy đã đặt ra câu hỏi này với ông Nguyễn Phước Hải, Tổng giám đốc Công ty Máy tính CMS - doanh nghiệp đang ấp ủ và trực tiếp triển khai sản phẩm máy tính bảng thương hiệu Việt.
Ông Nguyễn Phước Hải nói:
- Máy tính bảng (tablet PC) không phải là khái niệm mới trong làng máy tính, nhưng làm thế nào để nó thành công đến bây giờ vẫn là bài toán khó, kể cả sau khi mẫu iPad của Apple đã thành công rồi.
Nhiều chuyên gia trên thế giới đều có chung nhận định là trong vòng vài năm nữa, bất kể 5 hay 10 tập đoàn công nghệ có lao vào cạnh tranh, nhưng cộng tất cả lại thì cũng sẽ khó chiếm được một nửa thị trường, và đa số thị phần sẽ vẫn là do iPad chiếm giữ.
Chỉ làm ra cái máy thì đơn giản
Nói như vậy có nghĩa là, với các doanh nghiệp Việt Nam thì việc sản xuất máy tính bảng là quá khó?
Đúng. Chắc chắn là nó quá khó.
Bởi vì máy tính bảng nếu chỉ là câu chuyện làm ra cái máy thì đơn giản, nhưng làm ra có bán được như iPad không mới là vấn đề.
Và nếu để có một cái máy tính xong gắn logo của mình lên thì chỉ cần 10 ngày nữa là chúng tôi cũng có, nhưng nó là cái gì và cạnh tranh như thế nào, thì cái quá khó chính là ở chỗ đó.
Hiện máy tính bảng không thiếu, nhiều hãng công nghệ trên thế giới đã làm rồi.
Hiểu cụ thể hơn, theo ông, cái quá khó đó ở đây là về công nghệ, dịch vụ, hay do thương hiệu của iPad đã thống trị rồi?
Câu hỏi chính là, làm thế nào để sinh ra một sản phẩm thành công như iPad, vì iPad là xu thế, chứ không phải máy tính bảng là xu thế.
Tất cả các hãng công nghệ có thể làm được từ bộ vi xử lý, phần mềm, phần cứng, giao diện, màn hình to hay nhỏ... Đó không phải là vấn đề về công nghệ. Thách thức của các công ty công nghệ khi tiếp cận với máy tính bảng, có gì đấy giống như việc smartphone (điện thoại thông minh) phải làm thế nào để cạnh tranh với iPhone, thậm chí, trong trường hợp này còn khó khăn hơn.
Vì thế, về bản chất, nó không chỉ là thách thức về vấn đề phần cứng, không chỉ là nhồi nhét nhiều công năng mà là cạnh tranh như thế nào để giành giật khách hàng mục tiêu từ iPad. Nó là bài toán không đơn giản, kể cả những người có 1 tỷ USD đầu tư thì bây giờ cũng chưa tìm được lời giải thích hợp.
Như thế, sự khác biệt của iPad sẽ rất khó để các hãng sản xuất máy tính bảng tồn tại và phát triển được?
Thực tế Apple đã làm ra một hệ thống chuyên nghiệp cho iPad, từ phần cứng, phần mềm, đến dịch vụ. Cũng có nhiều tập đoàn lớn làm ra phần cứng cho chiếc máy tính bảng nhưng người ta lại không mua vì chưa có hệ thống phần mềm, dịch vụ đi kèm.
Lấy ví dụ như các loại máy tính bảng của Trung Quốc, nhiều chiếc có cấu hình thuộc loại "khủng" hiện nay, nhưng vẫn không được người tiêu dùng lựa chọn, ít nhất là ở thị trường Việt Nam.
Trên thế giới, nhiều hãng đã cho ra máy tính bảng, tầm tầm cùng một giá tiền, không chênh lệch quá lớn, nhưng thương hiệu của Apple đã vượt sang một tầm mới. Đâu đó, iPad đã mang lại cảm xúc...
Bây giờ chỉ có hai nhóm người không mua iPad, một là không đủ tiền, và nhóm còn lại muốn mua như iPad nhưng đòi hỏi công năng nhiều hơn, đó là bài toán mà tất cả các nhà sản xuất máy tính phải giải quyết.
Cách tiếp cận thế nào?
Hiện tại, CMS vẫn đang theo đuổi việc làm máy tính bảng?
Là một nhà xuất có quan hệ gần gũi với Intel và Microsoft, CMS đang làm việc với các hãng này, dù họ cũng chậm chân trên thị trường máy tính bảng, để có thể có những phiên bản phù hợp với thị trường máy tính bảng. Đấy là một trong những lựa chọn ưu tiên của CMS khi định giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Điều quan trọng là, giống như smatrphone bây giờ, nó thông minh như thế nào là ở các ứng dụng tiếp theo. Đề án này không thể nào nhanh như một số các sản phẩm khác của CMS được. Chúng tôi cũng sẽ không định trở thành người tiên phong trên thị trường máy tính bảng thương hiệu Việt.
Cụ thể, các ông sẽ sản xuất máy tính bảng theo quy trình như thế nào?
Cách tiếp cận của mình là làm khâu nào trong cả chuỗi tạo ra sản phẩm đó.
Thiết kế ban đầu thì iPad đã định ra xu hướng rồi, các hãng không phải làm nữa. Bây giờ hoặc là các hãng phải chọn giảm các công năng đi, để giá rẻ hơn, hoặc tăng các phần đó lên, phức tạp hơn, hấp dẫn người dùng để cạnh tranh. Vấn đề tiếp theo là thiết kế ra các ý tưởng và thiết kế sản phẩm. Các hãng làm máy tính bảng đều đang làm ở khâu này.
Thứ ba là đi thuê sản xuất, trong trường hợp của CMS sẽ thuê tại Đài Loan. Sau khi có sản phầm rồi, phần mềm rồi, mình sẽ kết hợp với các nhà ứng dụng, phát triển dịch vụ và đưa vào kênh phân phối. Đồng thời, mình tổ chức các dịch vụ cho người dùng, để họ mua sản phẩm không phải như mua một cái TV, mà nó sẽ tương tác với những dịch vụ mà mình sẽ cung cấp tiếp theo, kiểu như của Apple Store.
Chọn giá trị gia tăng phù hợp
Theo ông, các doanh nghiệp Việt đầu tư vào làm máy tính bảng, cụ thể như CMS, nên chọn phần giá trị gia tăng nào để tạo ra thương hiệu Việt trong cả chuỗi giá trị làm ra chiếc máy tính bảng?
Theo tôi, trong chuỗi giá trị làm ra chiếc máy tính bảng thì các giá trị gia tăng của các doanh nghiệp Việt Nam không nên nằm ở chỗ đi nhặt các linh kiện về rồi lắp ra sản phẩm từ A- Z. Và cũng không thể đầu tư một dây chuyền hoàn chỉnh để sản xuất, như thế sẽ mất rất nhiều thời gian, tốn kém và chưa chắc đã thành công.
Mình sẽ lựa chọn một vài công đoạn mà có giá trị đáp ứng được nhu cầu cho người Việt mình nhiều hơn, để rồi sẽ kết hợp với đối tác về hệ điều hành, ứng dụng.
Tất nhiên, mỗi nhà sản xuất có những quan niệm khác nhau. CMS sẽ suy nghĩ thiên về sản phẩm ít công năng hơn, ít phức tạp hơn, ít lai hơn (giữa điện thoại và máy tính - PV) và chắc chắn mình cũng phải quan tâm tới những ứng dụng cơ bản mà gây được sự quan tâm cao độ của người sử dụng Việt Nam. Tuy vậy, câu chuyện ở đây là sự hợp tác, phối hợp phát triển cùng với đơn vị sản xuất phần mềm.
Vậy dự định bao giờ thì CMS cho ra mắt phiên bản thử nghiệm và tung sản phẩm ra thị trường?
Có lẽ một vài sản phẩm mang tính ý tưởng, hoặc định vị chuẩn của sản phẩm mới của CMS có thể xuất hiện trên thị trường cuối quý 2 hoặc đầu quý 3 năm nay, nhưng ở dạng thành phẩm sẽ muộn hơn. Chúng tôi cũng không quá lo lắng, vì thị trường Việt Nam về mặt công nghệ cao luôn luôn đi chậm hơn thế giới một chút, đó cũng là cơ hội để mình nghiên cứu các giải pháp.
Mặt khác, các sản phẩm iPad ở thị trường Việt Nam đã có, nhưng mà chưa nhiều lắm.
Khi đó, nếu sản phẩm của CMS được thương mại hóa, thì các ông sẽ xác định lấy lợi thế gì để cạnh tranh với các thương hiệu máy tính bảng khác?
Chúng tôi cũng đã có ý tưởng, nhưng phải kiểm nghiệm lại trên phần cứng hoặc phần mềm, vì khi nghiên cứu phát triển, nếu làm thực sự nghiêm túc thì không bao giờ đơn giản và không bao giờ chỉ dừng lại ở một giải pháp.
Trong trường hợp này, cũng giống như các doanh nghiệp khác như Intel và Microsoft, chúng tôi sẽ cần phải thử nghiệm nhiều hơn và so sánh giữa nhiều giải pháp.
Nhưng đến giờ, sản phẩm máy tính bảng Hanel Pad của Hanel vẫn "bặt vô âm tín"...
Một đơn vị khác là Công ty Máy tính CMS (thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC) cũng lên kế hoạch sản xuất máy tính bảng và tiến tới thương mại hóa, nhưng giờ cũng chưa có tín hiệu gì rõ ràng.
Để cho ra đời những sản phẩm cùng dòng với chiếc iPad, các hãng công nghệ Việt Nam đang vấp phải những khó khăn gì? VnEconomy đã đặt ra câu hỏi này với ông Nguyễn Phước Hải, Tổng giám đốc Công ty Máy tính CMS - doanh nghiệp đang ấp ủ và trực tiếp triển khai sản phẩm máy tính bảng thương hiệu Việt.
Ông Nguyễn Phước Hải nói:
- Máy tính bảng (tablet PC) không phải là khái niệm mới trong làng máy tính, nhưng làm thế nào để nó thành công đến bây giờ vẫn là bài toán khó, kể cả sau khi mẫu iPad của Apple đã thành công rồi.
Nhiều chuyên gia trên thế giới đều có chung nhận định là trong vòng vài năm nữa, bất kể 5 hay 10 tập đoàn công nghệ có lao vào cạnh tranh, nhưng cộng tất cả lại thì cũng sẽ khó chiếm được một nửa thị trường, và đa số thị phần sẽ vẫn là do iPad chiếm giữ.
Chỉ làm ra cái máy thì đơn giản
Nói như vậy có nghĩa là, với các doanh nghiệp Việt Nam thì việc sản xuất máy tính bảng là quá khó?
Đúng. Chắc chắn là nó quá khó.
Bởi vì máy tính bảng nếu chỉ là câu chuyện làm ra cái máy thì đơn giản, nhưng làm ra có bán được như iPad không mới là vấn đề.
Và nếu để có một cái máy tính xong gắn logo của mình lên thì chỉ cần 10 ngày nữa là chúng tôi cũng có, nhưng nó là cái gì và cạnh tranh như thế nào, thì cái quá khó chính là ở chỗ đó.
Hiện máy tính bảng không thiếu, nhiều hãng công nghệ trên thế giới đã làm rồi.
Hiểu cụ thể hơn, theo ông, cái quá khó đó ở đây là về công nghệ, dịch vụ, hay do thương hiệu của iPad đã thống trị rồi?
Câu hỏi chính là, làm thế nào để sinh ra một sản phẩm thành công như iPad, vì iPad là xu thế, chứ không phải máy tính bảng là xu thế.
Tất cả các hãng công nghệ có thể làm được từ bộ vi xử lý, phần mềm, phần cứng, giao diện, màn hình to hay nhỏ... Đó không phải là vấn đề về công nghệ. Thách thức của các công ty công nghệ khi tiếp cận với máy tính bảng, có gì đấy giống như việc smartphone (điện thoại thông minh) phải làm thế nào để cạnh tranh với iPhone, thậm chí, trong trường hợp này còn khó khăn hơn.
Vì thế, về bản chất, nó không chỉ là thách thức về vấn đề phần cứng, không chỉ là nhồi nhét nhiều công năng mà là cạnh tranh như thế nào để giành giật khách hàng mục tiêu từ iPad. Nó là bài toán không đơn giản, kể cả những người có 1 tỷ USD đầu tư thì bây giờ cũng chưa tìm được lời giải thích hợp.
Như thế, sự khác biệt của iPad sẽ rất khó để các hãng sản xuất máy tính bảng tồn tại và phát triển được?
Thực tế Apple đã làm ra một hệ thống chuyên nghiệp cho iPad, từ phần cứng, phần mềm, đến dịch vụ. Cũng có nhiều tập đoàn lớn làm ra phần cứng cho chiếc máy tính bảng nhưng người ta lại không mua vì chưa có hệ thống phần mềm, dịch vụ đi kèm.
Lấy ví dụ như các loại máy tính bảng của Trung Quốc, nhiều chiếc có cấu hình thuộc loại "khủng" hiện nay, nhưng vẫn không được người tiêu dùng lựa chọn, ít nhất là ở thị trường Việt Nam.
Trên thế giới, nhiều hãng đã cho ra máy tính bảng, tầm tầm cùng một giá tiền, không chênh lệch quá lớn, nhưng thương hiệu của Apple đã vượt sang một tầm mới. Đâu đó, iPad đã mang lại cảm xúc...
Bây giờ chỉ có hai nhóm người không mua iPad, một là không đủ tiền, và nhóm còn lại muốn mua như iPad nhưng đòi hỏi công năng nhiều hơn, đó là bài toán mà tất cả các nhà sản xuất máy tính phải giải quyết.
Cách tiếp cận thế nào?
Hiện tại, CMS vẫn đang theo đuổi việc làm máy tính bảng?
Là một nhà xuất có quan hệ gần gũi với Intel và Microsoft, CMS đang làm việc với các hãng này, dù họ cũng chậm chân trên thị trường máy tính bảng, để có thể có những phiên bản phù hợp với thị trường máy tính bảng. Đấy là một trong những lựa chọn ưu tiên của CMS khi định giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Điều quan trọng là, giống như smatrphone bây giờ, nó thông minh như thế nào là ở các ứng dụng tiếp theo. Đề án này không thể nào nhanh như một số các sản phẩm khác của CMS được. Chúng tôi cũng sẽ không định trở thành người tiên phong trên thị trường máy tính bảng thương hiệu Việt.
Cụ thể, các ông sẽ sản xuất máy tính bảng theo quy trình như thế nào?
Cách tiếp cận của mình là làm khâu nào trong cả chuỗi tạo ra sản phẩm đó.
Thiết kế ban đầu thì iPad đã định ra xu hướng rồi, các hãng không phải làm nữa. Bây giờ hoặc là các hãng phải chọn giảm các công năng đi, để giá rẻ hơn, hoặc tăng các phần đó lên, phức tạp hơn, hấp dẫn người dùng để cạnh tranh. Vấn đề tiếp theo là thiết kế ra các ý tưởng và thiết kế sản phẩm. Các hãng làm máy tính bảng đều đang làm ở khâu này.
Thứ ba là đi thuê sản xuất, trong trường hợp của CMS sẽ thuê tại Đài Loan. Sau khi có sản phầm rồi, phần mềm rồi, mình sẽ kết hợp với các nhà ứng dụng, phát triển dịch vụ và đưa vào kênh phân phối. Đồng thời, mình tổ chức các dịch vụ cho người dùng, để họ mua sản phẩm không phải như mua một cái TV, mà nó sẽ tương tác với những dịch vụ mà mình sẽ cung cấp tiếp theo, kiểu như của Apple Store.
Chọn giá trị gia tăng phù hợp
Theo ông, các doanh nghiệp Việt đầu tư vào làm máy tính bảng, cụ thể như CMS, nên chọn phần giá trị gia tăng nào để tạo ra thương hiệu Việt trong cả chuỗi giá trị làm ra chiếc máy tính bảng?
Theo tôi, trong chuỗi giá trị làm ra chiếc máy tính bảng thì các giá trị gia tăng của các doanh nghiệp Việt Nam không nên nằm ở chỗ đi nhặt các linh kiện về rồi lắp ra sản phẩm từ A- Z. Và cũng không thể đầu tư một dây chuyền hoàn chỉnh để sản xuất, như thế sẽ mất rất nhiều thời gian, tốn kém và chưa chắc đã thành công.
Mình sẽ lựa chọn một vài công đoạn mà có giá trị đáp ứng được nhu cầu cho người Việt mình nhiều hơn, để rồi sẽ kết hợp với đối tác về hệ điều hành, ứng dụng.
Tất nhiên, mỗi nhà sản xuất có những quan niệm khác nhau. CMS sẽ suy nghĩ thiên về sản phẩm ít công năng hơn, ít phức tạp hơn, ít lai hơn (giữa điện thoại và máy tính - PV) và chắc chắn mình cũng phải quan tâm tới những ứng dụng cơ bản mà gây được sự quan tâm cao độ của người sử dụng Việt Nam. Tuy vậy, câu chuyện ở đây là sự hợp tác, phối hợp phát triển cùng với đơn vị sản xuất phần mềm.
Vậy dự định bao giờ thì CMS cho ra mắt phiên bản thử nghiệm và tung sản phẩm ra thị trường?
Có lẽ một vài sản phẩm mang tính ý tưởng, hoặc định vị chuẩn của sản phẩm mới của CMS có thể xuất hiện trên thị trường cuối quý 2 hoặc đầu quý 3 năm nay, nhưng ở dạng thành phẩm sẽ muộn hơn. Chúng tôi cũng không quá lo lắng, vì thị trường Việt Nam về mặt công nghệ cao luôn luôn đi chậm hơn thế giới một chút, đó cũng là cơ hội để mình nghiên cứu các giải pháp.
Mặt khác, các sản phẩm iPad ở thị trường Việt Nam đã có, nhưng mà chưa nhiều lắm.
Khi đó, nếu sản phẩm của CMS được thương mại hóa, thì các ông sẽ xác định lấy lợi thế gì để cạnh tranh với các thương hiệu máy tính bảng khác?
Chúng tôi cũng đã có ý tưởng, nhưng phải kiểm nghiệm lại trên phần cứng hoặc phần mềm, vì khi nghiên cứu phát triển, nếu làm thực sự nghiêm túc thì không bao giờ đơn giản và không bao giờ chỉ dừng lại ở một giải pháp.
Trong trường hợp này, cũng giống như các doanh nghiệp khác như Intel và Microsoft, chúng tôi sẽ cần phải thử nghiệm nhiều hơn và so sánh giữa nhiều giải pháp.