09:07 08/04/2008

Doanh nghiệp Việt Nam giỏi giữ người lao động nhất thế giới?

Nam Dương - Kim Oanh

Theo một khảo sát mới công bố, các doanh nghiệp Việt Nam đang có chính sách giữ người lao động tốt nhất trên thế giới

84% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát cho biết họ rất chú ý đến tuyển dụng nhân sự cũng như sử dụng hiệu quả và lâu dài nhân tài, trong khi mức độ quan tâm và chú ý đến lao động của thế giới chỉ là 59%.
84% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát cho biết họ rất chú ý đến tuyển dụng nhân sự cũng như sử dụng hiệu quả và lâu dài nhân tài, trong khi mức độ quan tâm và chú ý đến lao động của thế giới chỉ là 59%.
Theo một khảo sát mới công b, các doanh nghiệp Việt Nam đang có chính sách giữ người lao động tốt nhất trên thế giới.

Cuộc khảo sát này được Công ty Grant Thornton tiến hành trên 34 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Philippines, Hng Kông...

Theo Grant Thornton, 84% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát cho biết họ rất chú ý đến tuyển dụng nhân sự cũng như sử dụng hiệu quả và lâu dài nhân tài, trong khi mức độ quan tâm và chú ý đến lao động của thế giới chỉ là 59%.

Trung Quốc đứng thứ hai trong cuộc khảo sát với tỷ lệ 81% doanh nghiệp trả lời quan tâm đến vấn đề lao động cũng như chính sách giữ người tài. Kế đến là Botswana và Ấn Độ với cùng tỷ lệ là 79%.

Thái Lan, Anh, Đức, Pháp, Singapore... có tỷ lệ quan tâm đến người lao động thấp hơn sới mức trung bình. Tỷ lệ quan tâm của doanh nghiệp Nhật đến vấn đề này rất thấp, chỉ có 3% trả lời quan tâm nhiều đến lao động so với năm trước.

Không chỉ vì khan hiếm lao động?

Grant Thornton giải thích, các doanh nghiệp Việt Nam chú ý nhiều đến người lao động vì tình trạng khan hiếm lao động lành nghề, vấn đề đau đầu đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.

Rất nhiều doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề cao. Lao động có tay nghề và chất xám được các doanh nghiệp săn lùng ráo riết, làm cho thị trường lao động trở nên sôi động hơn trong vòng hai năm trở lại đây.

Cuộc khảo sát còn cho thấy: rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chú ý đến chính sách khen thưởng và phúc lợi cho người lao động hơn trước đây. Họ cho phép người lao động linh hoạt trong công việc như làm việc bán thời gian hoặc làm việc ở nhà.

Điều bất ngờ là đến 85% doanh nghiệp Việt Nam được hỏi trả lời là có những chính sách trên, trong khi chỉ có 55% doanh nghiệp trên thế giới trong cuộc khảo sát có áp dụng những chính sách hậu đãi này đối với người lao động.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện xem nguồn lao động là một tài sản quý báu. Họ chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên nhiều hơn bao giờ hết. 69% doanh nghiệp ở Việt Nam nói rằng họ chi cho công tác đào tạo với mức chi phí nhiều hơn so với trước đây, trong khi trung bình của thế giới chỉ có 63% doanh nghiệp làm việc này.

Khi thực hiện tốt chính sách lao động, các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng lôi kéo và giữ chân người lao động. Đó là nhận định rút ra được từ cuộc khảo sát và điều này một lần nữa được chứng minh thông qua các doanh nghiệp áp dụng CSR (chính sách trách nhiệm xã hội). Cuộc khảo sát của Grant Thornton cho thấy các doanh nghiệp áp dụng khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động trẻ ngay cả khị trường lao động khan hiếm nhất.
Ở các nước có tỷ lệ quan tâm đến lao động thấp như Anh, Đức, Pháp, Nhật... không phải các doanh nghiệp những nước này không quan tâm nhiều đến người lao động mà sự quan tâm của họ đạt trình độ cao hơn so với Việt Nam, đặc biệt là Nhật Bản. Chính sách đãi ngộ nhân tài của các doanh nghiệp ở nước này được cả thế giới công nhận. Vì vậy, vấn đề quan tâm để giữ chân người lao động không trở nên bức xúc như Việt Nam hay những nước đang phát triển, trong đó có cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Ông Ken Atkinson, Giám đốc điều hành Grant Thornton Việt Nam nói việc thu hút và giữ chân nhân tài là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh toàn cầu. “Nếu làm một bài toán kinh tế, thì việc giữ người và quan tâm đến họ sẽ rẻ hơn rất nhiều đối với việc đi săn lùng, tìm kiếm người mới. Nhiều doanh nghiệp chỉ chú ý đến việc tuyển dụng mà không quan tâm đến chính sách tốt cho người lao động sẽ dễ thất bại trong kinh doanh”, ông Atkinson nhận định.

Các doanh nghiệp FDI cũng rất quan tâm

Vấn đề lao động không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp Việt Nam mà cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Lãnh đạo các doanh nghiệp có vốn FDI đang làm ăn tại Việt Nam đã ngồi lại thảo luận trong một hội thảo về vấn đề này vào giữa tháng 3 vừa qua ở Tp.HCM. Tranh luận của họ xoay quanh đề tài: làm cách nào để giữ chân lao động địa phương.

Nhiều ý kiến từ các tổng giám đốc FDI cho rằng người sử dụng lao động phải hiểu tâm lý, thói quen và tập quán của nhân viên Việt Nam, vốn rất đặc thù so với lao động ở những nước khác. Họ sẵn sàng cống hiến tài năng cho doanh nghiệp bất kể là trong nước hay nước ngoài. Nhưng với điều kiện là doanh nghiệp thực sự quan tâm đến họ, quan tâm đến việc đào tạo, đặc biệt là đào tạo ở nước ngoài, và thậm chí đến cả gia đình và bạn bè của người lao động.

Lao động đang là thách thức không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả nền kinh tế Việt Nam trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Lao động và năng suất lao động cũng là yếu tố tạo nên tăng trưởng kinh tế cao và bền vững cho kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, điều này đang được xem là điểm yếu của Việt Nam khi năng suất lao động còn rất thấp so với khu vực, chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới.

Việt Nam là nước được đánh giá là dồi dào lao động nhưng cũng là nơi thiếu lao động nhiều hơn cả, nhất là lao động có tay nghề. Hiện tại chỉ có khoảng 30% lao động Việt Nam được qua đào tạo. Chính phủ đang cố gắng đưa tỷ lệ này lên 50% vào năm 2010.