Doanh nghiệp Việt và kế hoạch 2013
Cùng điểm lại tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp Việt trong năm qua và xem họ chuẩn bị gì để chào đón năm 2013
Một năm nữa đã trôi qua và chúng ta lại tiếp tục chứng kiến những thăng trầm của kinh tế Việt Nam trong quá trình thoát ra khỏi quỹ đạo khó khăn. 2012 cũng là năm đầy biến động với những cuộc lên ngôi lẫn sụp đổ của nhiều biểu tượng trong ngành tài chính, ngân hàng và sản xuất.
Cùng điểm lại tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp Việt trong năm qua và xem họ chuẩn bị gì để chào đón năm mới 2013 với nhiều thử thách nhưng không ít cơ hội.
Lấy tấn công làm phòng thủ
Chấp nhận lợi nhuận giảm, tận dụng thời điểm khó khăn chung của thị trường để giành thị phần từ đối thủ có lẽ là chiến lược chung của các doanh nghiệp đã xây dựng được nền tảng tốt trong năm 2012.
Ông Trần Xuân Kiên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thế Giới Số Trần Anh, cho biết mặc dù doanh thu ước tính năm 2012 tăng trưởng khoảng 3-5% so với năm 2011, nhưng lợi nhuận chỉ bằng 60%. Khó khăn lớn nhất của Trần Anh trong năm qua, theo ông Kiên, là sức mua toàn thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, Công ty lại có được thuận lợi là việc tìm kiếm mặt bằng mở siêu thị mới dễ dàng hơn do giá thuê giảm. Trong năm qua, Trần Anh đã khai trương một siêu thị mới ở Hà Nội.
Chấp nhận mức lợi nhuận thấp trong năm 2013, Trần Anh hy vọng doanh thu và thị phần sẽ tăng trưởng mạnh. Về mặt nhân sự, công ty đã có kế hoạch tuyển thêm 800 người để đưa tổng số nhân viên lên gấp đôi so với hiện nay. Trong năm nay, ông Kiên cho biết sẽ tiếp tục mở rộng các kênh phân phối, mạng lưới siêu thị phủ rộng khắp các quận, huyện trọng điểm ở Hà Nội và tiến tới khai trương siêu thị đầu tiên tại Tp.HCM. Trước mắt, vào tháng 4, Công ty sẽ khai trương đồng loạt 3 siêu thị mới tại Hà Nội.
Cùng chọn chiến lược “lấy tấn công làm phòng thủ” như Trần Anh có Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường, chuyên về sản xuất và cung cấp các giải pháp trần và vách ngăn. Thị trường bất động sản trì trệ đã kéo theo sự sa sút của các công ty vật liệu xây dựng. Ông Trần Đức Huy, Tổng giám đốc Vĩnh Tường, tiết lộ doanh thu năm 2012 là 1.400 tỉ đồng, tuy cao hơn năm 2011 nhưng lợi nhuận lại giảm từ 58 tỉ đồng xuống còn 55 tỉ đồng.
Đây là mức sụt giảm không nhiều và nguyên nhân, theo ông Huy, là nhờ Vĩnh Tường đã đầu tư lớn cho các chương trình marketing. Công ty đã phối hợp với các hãng vật liệu xây dựng lớn để giới thiệu gói giải pháp toàn diện cho người xây nhà.
Ông Huy xác định năm 2013 sẽ là năm phải bơi ngược dòng vì tất cả điều kiện bên ngoài đang chống lại các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng như Vĩnh Tường. Tuy nhiên, ông cũng thấy rõ đây là cơ hội để khai thác thị trường trước các đối thủ nhỏ. Về mặt chiến lược sản phẩm, Công ty sẽ tập trung phát triển tấm cancium silicat, là một loại vật liệu không nung, để đón đầu quy định bắt buộc sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng. Trong năm 2013, Vĩnh Tường đặt mục tiêu duy trì mức doanh thu và lợi nhuận như năm 2012.
Về mặt đầu tư, xác định chưa biết bao giờ thị trường ấm lại nên Vĩnh Tường sẽ tập trung củng cố nội bộ. Năm 2013, Công ty sẽ ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), phát triển bộ phận R&D, đồng thời chiêu mộ thêm nhân lực. Vĩnh Tường cũng đã xây dựng đội ngũ “Quản trị viên tập sự” là những nhân sự cao cấp trong nội bộ hoặc chiêu mộ về để chuẩn bị cho lớp lãnh đạo kế cận.
Cầm cự và vượt khó
Nằm trong cơn bất động của thị trường bất động sản năm 2012, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) đã bị ảnh hưởng không ít.
Bên cạnh khó khăn trong việc bán hàng và giá giảm sâu, chi phí lãi vay là câu chuyện đau đầu đối với các doanh nghiệp bất động sản. Chi phí này, theo nhận định của Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Thuduc House Lê Chí Hiếu, là vẫn còn cao so với mặt bằng chung và so với khả năng sinh lời của các công ty. Thêm nữa, tiến độ dự án bị chậm càng làm tăng chi phí xây dựng và rủi ro vỡ nợ.
Tuy nhiên, nhờ chiến lược kinh doanh phù hợp, Thuduc House cho biết dự kiến kết quả kinh doanh năm 2012 của họ vẫn có lãi tương đương hoặc cao hơn đôi chút so với năm 2011. Theo ông Hiếu, lợi nhuận này đến từ việc tiết giảm chi phí, đồng thời đẩy mạnh việc rút vốn và hoặc chuyển nhượng một số dự án và công ty con.
Về quy mô vốn và nguồn huy động vốn dự kiến trong năm 2013, ông Hiếu cho biết, tỉ lệ nợ vay của Công ty hiện nay chỉ còn khoảng 41% vốn chủ sở hữu và 26% tổng nguồn vốn, giảm đáng kể so với mức 64% và 37% của năm 2011, nên công ty rất an toàn về mặt tài chính. Tuy nhiên, với danh mục 18 dự án đang và sắp triển khai, Thuduc House phải chuẩn bị một chiến lược tạo vốn phù hợp.
Tháng 11/2013, 200 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi do Thuduc House phát hành năm 2010 sẽ đáo hạn. Nếu thị trường chứng khoán thuận lợi và trái chủ chuyển đổi hết trái phiếu thành cổ phiếu, tổng vốn điều lệ của Thuduc House dự kiến sẽ đạt 473 tỉ đồng, tức là tăng 204 tỉ so với cuối năm 2012 và nợ vay dài hạn cũng sẽ giảm tương ứng. Còn nếu thị trường chứng khoán chậm phục hồi, giá cổ phiếu không tăng, có khả năng Công ty sẽ phải chi trả 200 tỉ đồng trái phiếu vào cuối năm.
Tuy nhiên, ông Hiếu cho biết đã chuẩn bị nguồn tiền chi trả từ việc bán sản phẩm của một số dự án đang triển khai, thoái vốn khỏi một số danh mục đầu tư, huy động vốn liên doanh liên kết và vốn vay ngân hàng. Ngoài ra, công ty này còn có những mảng kinh doanh phụ đang mở ra như kinh doanh và xuất nhập khẩu nông sản hay giáo dục để góp thêm vào nguồn tiền mặt.
Không hoạt động trong ngành bất động sản nhưng ông Phùng Tuấn Hà, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) cũng dự báo về một năm 2013 không lạc quan.
Petrosetco là một trong số không nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2012, khi lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt khoảng 300 tỉ đồng, vượt 25% kế hoạch. Doanh thu cũng vượt chỉ tiêu 10.000 tỉ đồng.
Có được kết quả này, theo ông Hà, là nhờ Petrosetco kịp thời thay đổi chiến lược kinh doanh và kiên trì với kế hoạch tái cấu trúc từ 2 năm qua. Việc đổi đối tác kinh doanh từ Nokia sang Samsung đã gỡ khó cho một doanh nghiệp phân phối như Petrosetco. Công ty đã giảm được đáng kể hàng tồn kho, qua đó giảm được vốn vay để mua hàng dự trữ. Họ còn tránh được rủi ro tỉ giá vì Samsung có nhà máy tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những khó khăn trong giai đoạn đầu bắt tay với đối tác mới là điều chắc chắn. Dễ thấy nhất là phân khúc thị trường và địa bàn bán hàng trước đây được xác định theo chiến lược bán sản phẩm Nokia, nay phải thay đổi cho phù hợp với Samsung. Bên cạnh đó, với tính chất mau giảm giá của mặt hàng điện tử, lượng hàng tồn kho rất lớn khi chấm dứt hợp đồng với Nokia là một thách thức. Trong nỗ lực giải quyết vấn đề này, Petrosetco đã thỏa thuận được với Nokia để tập đoàn này hỗ trợ giảm giá một phần cho các sản phẩm tồn kho.
Trong năm qua, việc mạnh tay rút vốn tại các khoản đầu tư chưa hiệu quả là một điểm sáng của công ty chuyên về thương mại và phân phối này. Quá trình tái cấu trúc giúp Petrosetco giảm bớt gánh nặng chi phí và thu về lượng tiền mặt đáng kể. Từ đầu năm đến nay, Petrosetco đã rút hết vốn khỏi nhà máy sản xuất Ethanol ở Quảng Ngãi, thu về 110 tỉ đồng. Công ty cũng bán xong khoản đầu tư ở Công ty Bao bì Dầu khí tại Bạc Liêu, thu được hơn 20 tỉ đồng.
“Chúng tôi sẽ rút vốn tiếp ở 2 khoản đầu tư nữa”, ông Hà cho biết. Đó là khoản đầu tư tại Công ty Phát triển Nhà PV Building (Quảng Ngãi) và Khách sạn Petro Hà Nội. Việc rút vốn dự kiến mang về tổng cộng 44,5 tỉ đồng và sẽ hoàn tất chậm nhất là cuối tháng 1.2013. Dự kiến đến hết quý I/2013 Petrosetco có thể thu về gần 200 tỉ đồng tiền mặt.
Tuy nhiên, nhìn nhận về năm 2013, ông Hà cho rằng “có thể kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sẽ thấp hơn năm 2012”. Vì thế, chiến lược của Petrosetco trong năm nay sẽ là tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động, tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn là tăng doanh thu.
Với 3 mảng hoạt động chính là thương mại phân phối, dịch vụ cung cấp suất ăn cho nhân viên ngành dầu khí và quản lý các tòa nhà thuộc sở hữu của tập đoàn mẹ PVN, Petrosetco cho biết sẽ ưu tiên đẩy mạnh mảng thứ nhất. Các mảng còn lại, Tổng Công ty sẽ hoạt động theo sự tiến triển của ngành; nếu tốt thì mở rộng ra còn xấu thì thu hẹp.
Về mặt nhân sự, ông Hà nói, do hoạt động kinh doanh trong năm 2012 đạt kết quả khả quan nên nhân sự không có biến động. Hiện nay, Petrosetco có 2.680 nhân viên với mức lương trung bình hơn 11 triệu đồng/người.
Chịu vạ lây nặng nhất từ sự đóng băng của thị trường bất động sản chính là các doanh nghiệp xây dựng, trong đó có CotecCons. Ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc CotecCons, cho biết doanh thu năm 2012 của Công ty đạt 4.500 tỉ đồng, lợi nhuận khoảng 240 tỉ đồng, không tăng so với năm 2011. Tuy nhiên, con số này đã vượt kế hoạch doanh thu đặt ra cho năm 2012, vốn chỉ bằng 90% năm 2011.
Trong năm qua, CotecCons vẫn nhận được nhiều hợp đồng thi công lớn. Trong đó, có thể kể đến dự án Khách sạn 5 sao Crowne Plaza Vientiane (Lào), dự án Cao ốc Văn phòng B Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, khu chung cư cao cấp WaterMark (Hà Nội), hay dự án nhà xưởng Texhong 2 tại Khu Công nghiệp Viglacera - Hải Yên, Quảng Ninh. Các dự án này đều có giá trị hợp đồng trên dưới 400 tỉ đồng.
Theo ông Dương, kinh tế Việt Nam trong năm sau sẽ tiếp tục khó khăn. Nếu tình hình vĩ mô có biến chuyển tốt thì sớm nhất cũng phải đến cuối năm 2013 nền kinh tế mới có thể hồi phục. Vì vậy, CotecCons cũng đã chuẩn bị 3 kịch bản cho năm mới: bằng, kém hơn hoặc tiếp tục tăng trưởng so với năm 2012. Kịch bản cuối cùng phải đi kèm với điều kiện là một loạt gói thầu công ty vừa trúng được triển khai.
Quy mô vốn của CotecCons trong năm sau cũng phụ thuộc rất nhiều vào các dự án trúng thầu sắp tới. Tuy nhiên, việc thu tiền chắc chắn là bài toán không đơn giản, mặc dù CotecCons đã thành lập tổ thu hồi nợ. Trúng thầu các dự án dự án mới cũng là lối ra cho bài toán công ăn việc làm cho người lao động. Hiện CotecCons có khoảng 500 nhân viên chính thức và 300 lao động công trường.
Có thể nói, tình hình chung của doanh nghiệp Việt trong năm sau sẽ là tiếp tục cắt giảm chi phí, rút vốn khỏi các dự án đầu tư thiếu trọng điểm để tập trung củng cố lĩnh vực cốt lõi của mình. Tuy vậy, vẫn có thể nhìn thấy những tia sáng khi hầu hết các doanh nghiệp vẫn cố gắng đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi kinh tế đi xuống.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
Cùng điểm lại tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp Việt trong năm qua và xem họ chuẩn bị gì để chào đón năm mới 2013 với nhiều thử thách nhưng không ít cơ hội.
Lấy tấn công làm phòng thủ
Chấp nhận lợi nhuận giảm, tận dụng thời điểm khó khăn chung của thị trường để giành thị phần từ đối thủ có lẽ là chiến lược chung của các doanh nghiệp đã xây dựng được nền tảng tốt trong năm 2012.
Ông Trần Xuân Kiên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thế Giới Số Trần Anh, cho biết mặc dù doanh thu ước tính năm 2012 tăng trưởng khoảng 3-5% so với năm 2011, nhưng lợi nhuận chỉ bằng 60%. Khó khăn lớn nhất của Trần Anh trong năm qua, theo ông Kiên, là sức mua toàn thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, Công ty lại có được thuận lợi là việc tìm kiếm mặt bằng mở siêu thị mới dễ dàng hơn do giá thuê giảm. Trong năm qua, Trần Anh đã khai trương một siêu thị mới ở Hà Nội.
Chấp nhận mức lợi nhuận thấp trong năm 2013, Trần Anh hy vọng doanh thu và thị phần sẽ tăng trưởng mạnh. Về mặt nhân sự, công ty đã có kế hoạch tuyển thêm 800 người để đưa tổng số nhân viên lên gấp đôi so với hiện nay. Trong năm nay, ông Kiên cho biết sẽ tiếp tục mở rộng các kênh phân phối, mạng lưới siêu thị phủ rộng khắp các quận, huyện trọng điểm ở Hà Nội và tiến tới khai trương siêu thị đầu tiên tại Tp.HCM. Trước mắt, vào tháng 4, Công ty sẽ khai trương đồng loạt 3 siêu thị mới tại Hà Nội.
Cùng chọn chiến lược “lấy tấn công làm phòng thủ” như Trần Anh có Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường, chuyên về sản xuất và cung cấp các giải pháp trần và vách ngăn. Thị trường bất động sản trì trệ đã kéo theo sự sa sút của các công ty vật liệu xây dựng. Ông Trần Đức Huy, Tổng giám đốc Vĩnh Tường, tiết lộ doanh thu năm 2012 là 1.400 tỉ đồng, tuy cao hơn năm 2011 nhưng lợi nhuận lại giảm từ 58 tỉ đồng xuống còn 55 tỉ đồng.
Đây là mức sụt giảm không nhiều và nguyên nhân, theo ông Huy, là nhờ Vĩnh Tường đã đầu tư lớn cho các chương trình marketing. Công ty đã phối hợp với các hãng vật liệu xây dựng lớn để giới thiệu gói giải pháp toàn diện cho người xây nhà.
Ông Huy xác định năm 2013 sẽ là năm phải bơi ngược dòng vì tất cả điều kiện bên ngoài đang chống lại các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng như Vĩnh Tường. Tuy nhiên, ông cũng thấy rõ đây là cơ hội để khai thác thị trường trước các đối thủ nhỏ. Về mặt chiến lược sản phẩm, Công ty sẽ tập trung phát triển tấm cancium silicat, là một loại vật liệu không nung, để đón đầu quy định bắt buộc sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng. Trong năm 2013, Vĩnh Tường đặt mục tiêu duy trì mức doanh thu và lợi nhuận như năm 2012.
Về mặt đầu tư, xác định chưa biết bao giờ thị trường ấm lại nên Vĩnh Tường sẽ tập trung củng cố nội bộ. Năm 2013, Công ty sẽ ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), phát triển bộ phận R&D, đồng thời chiêu mộ thêm nhân lực. Vĩnh Tường cũng đã xây dựng đội ngũ “Quản trị viên tập sự” là những nhân sự cao cấp trong nội bộ hoặc chiêu mộ về để chuẩn bị cho lớp lãnh đạo kế cận.
Cầm cự và vượt khó
Nằm trong cơn bất động của thị trường bất động sản năm 2012, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) đã bị ảnh hưởng không ít.
Bên cạnh khó khăn trong việc bán hàng và giá giảm sâu, chi phí lãi vay là câu chuyện đau đầu đối với các doanh nghiệp bất động sản. Chi phí này, theo nhận định của Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Thuduc House Lê Chí Hiếu, là vẫn còn cao so với mặt bằng chung và so với khả năng sinh lời của các công ty. Thêm nữa, tiến độ dự án bị chậm càng làm tăng chi phí xây dựng và rủi ro vỡ nợ.
Tuy nhiên, nhờ chiến lược kinh doanh phù hợp, Thuduc House cho biết dự kiến kết quả kinh doanh năm 2012 của họ vẫn có lãi tương đương hoặc cao hơn đôi chút so với năm 2011. Theo ông Hiếu, lợi nhuận này đến từ việc tiết giảm chi phí, đồng thời đẩy mạnh việc rút vốn và hoặc chuyển nhượng một số dự án và công ty con.
Về quy mô vốn và nguồn huy động vốn dự kiến trong năm 2013, ông Hiếu cho biết, tỉ lệ nợ vay của Công ty hiện nay chỉ còn khoảng 41% vốn chủ sở hữu và 26% tổng nguồn vốn, giảm đáng kể so với mức 64% và 37% của năm 2011, nên công ty rất an toàn về mặt tài chính. Tuy nhiên, với danh mục 18 dự án đang và sắp triển khai, Thuduc House phải chuẩn bị một chiến lược tạo vốn phù hợp.
Tháng 11/2013, 200 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi do Thuduc House phát hành năm 2010 sẽ đáo hạn. Nếu thị trường chứng khoán thuận lợi và trái chủ chuyển đổi hết trái phiếu thành cổ phiếu, tổng vốn điều lệ của Thuduc House dự kiến sẽ đạt 473 tỉ đồng, tức là tăng 204 tỉ so với cuối năm 2012 và nợ vay dài hạn cũng sẽ giảm tương ứng. Còn nếu thị trường chứng khoán chậm phục hồi, giá cổ phiếu không tăng, có khả năng Công ty sẽ phải chi trả 200 tỉ đồng trái phiếu vào cuối năm.
Tuy nhiên, ông Hiếu cho biết đã chuẩn bị nguồn tiền chi trả từ việc bán sản phẩm của một số dự án đang triển khai, thoái vốn khỏi một số danh mục đầu tư, huy động vốn liên doanh liên kết và vốn vay ngân hàng. Ngoài ra, công ty này còn có những mảng kinh doanh phụ đang mở ra như kinh doanh và xuất nhập khẩu nông sản hay giáo dục để góp thêm vào nguồn tiền mặt.
Không hoạt động trong ngành bất động sản nhưng ông Phùng Tuấn Hà, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) cũng dự báo về một năm 2013 không lạc quan.
Petrosetco là một trong số không nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2012, khi lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt khoảng 300 tỉ đồng, vượt 25% kế hoạch. Doanh thu cũng vượt chỉ tiêu 10.000 tỉ đồng.
Có được kết quả này, theo ông Hà, là nhờ Petrosetco kịp thời thay đổi chiến lược kinh doanh và kiên trì với kế hoạch tái cấu trúc từ 2 năm qua. Việc đổi đối tác kinh doanh từ Nokia sang Samsung đã gỡ khó cho một doanh nghiệp phân phối như Petrosetco. Công ty đã giảm được đáng kể hàng tồn kho, qua đó giảm được vốn vay để mua hàng dự trữ. Họ còn tránh được rủi ro tỉ giá vì Samsung có nhà máy tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những khó khăn trong giai đoạn đầu bắt tay với đối tác mới là điều chắc chắn. Dễ thấy nhất là phân khúc thị trường và địa bàn bán hàng trước đây được xác định theo chiến lược bán sản phẩm Nokia, nay phải thay đổi cho phù hợp với Samsung. Bên cạnh đó, với tính chất mau giảm giá của mặt hàng điện tử, lượng hàng tồn kho rất lớn khi chấm dứt hợp đồng với Nokia là một thách thức. Trong nỗ lực giải quyết vấn đề này, Petrosetco đã thỏa thuận được với Nokia để tập đoàn này hỗ trợ giảm giá một phần cho các sản phẩm tồn kho.
Trong năm qua, việc mạnh tay rút vốn tại các khoản đầu tư chưa hiệu quả là một điểm sáng của công ty chuyên về thương mại và phân phối này. Quá trình tái cấu trúc giúp Petrosetco giảm bớt gánh nặng chi phí và thu về lượng tiền mặt đáng kể. Từ đầu năm đến nay, Petrosetco đã rút hết vốn khỏi nhà máy sản xuất Ethanol ở Quảng Ngãi, thu về 110 tỉ đồng. Công ty cũng bán xong khoản đầu tư ở Công ty Bao bì Dầu khí tại Bạc Liêu, thu được hơn 20 tỉ đồng.
“Chúng tôi sẽ rút vốn tiếp ở 2 khoản đầu tư nữa”, ông Hà cho biết. Đó là khoản đầu tư tại Công ty Phát triển Nhà PV Building (Quảng Ngãi) và Khách sạn Petro Hà Nội. Việc rút vốn dự kiến mang về tổng cộng 44,5 tỉ đồng và sẽ hoàn tất chậm nhất là cuối tháng 1.2013. Dự kiến đến hết quý I/2013 Petrosetco có thể thu về gần 200 tỉ đồng tiền mặt.
Tuy nhiên, nhìn nhận về năm 2013, ông Hà cho rằng “có thể kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sẽ thấp hơn năm 2012”. Vì thế, chiến lược của Petrosetco trong năm nay sẽ là tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động, tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn là tăng doanh thu.
Với 3 mảng hoạt động chính là thương mại phân phối, dịch vụ cung cấp suất ăn cho nhân viên ngành dầu khí và quản lý các tòa nhà thuộc sở hữu của tập đoàn mẹ PVN, Petrosetco cho biết sẽ ưu tiên đẩy mạnh mảng thứ nhất. Các mảng còn lại, Tổng Công ty sẽ hoạt động theo sự tiến triển của ngành; nếu tốt thì mở rộng ra còn xấu thì thu hẹp.
Về mặt nhân sự, ông Hà nói, do hoạt động kinh doanh trong năm 2012 đạt kết quả khả quan nên nhân sự không có biến động. Hiện nay, Petrosetco có 2.680 nhân viên với mức lương trung bình hơn 11 triệu đồng/người.
Chịu vạ lây nặng nhất từ sự đóng băng của thị trường bất động sản chính là các doanh nghiệp xây dựng, trong đó có CotecCons. Ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc CotecCons, cho biết doanh thu năm 2012 của Công ty đạt 4.500 tỉ đồng, lợi nhuận khoảng 240 tỉ đồng, không tăng so với năm 2011. Tuy nhiên, con số này đã vượt kế hoạch doanh thu đặt ra cho năm 2012, vốn chỉ bằng 90% năm 2011.
Trong năm qua, CotecCons vẫn nhận được nhiều hợp đồng thi công lớn. Trong đó, có thể kể đến dự án Khách sạn 5 sao Crowne Plaza Vientiane (Lào), dự án Cao ốc Văn phòng B Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, khu chung cư cao cấp WaterMark (Hà Nội), hay dự án nhà xưởng Texhong 2 tại Khu Công nghiệp Viglacera - Hải Yên, Quảng Ninh. Các dự án này đều có giá trị hợp đồng trên dưới 400 tỉ đồng.
Theo ông Dương, kinh tế Việt Nam trong năm sau sẽ tiếp tục khó khăn. Nếu tình hình vĩ mô có biến chuyển tốt thì sớm nhất cũng phải đến cuối năm 2013 nền kinh tế mới có thể hồi phục. Vì vậy, CotecCons cũng đã chuẩn bị 3 kịch bản cho năm mới: bằng, kém hơn hoặc tiếp tục tăng trưởng so với năm 2012. Kịch bản cuối cùng phải đi kèm với điều kiện là một loạt gói thầu công ty vừa trúng được triển khai.
Quy mô vốn của CotecCons trong năm sau cũng phụ thuộc rất nhiều vào các dự án trúng thầu sắp tới. Tuy nhiên, việc thu tiền chắc chắn là bài toán không đơn giản, mặc dù CotecCons đã thành lập tổ thu hồi nợ. Trúng thầu các dự án dự án mới cũng là lối ra cho bài toán công ăn việc làm cho người lao động. Hiện CotecCons có khoảng 500 nhân viên chính thức và 300 lao động công trường.
Có thể nói, tình hình chung của doanh nghiệp Việt trong năm sau sẽ là tiếp tục cắt giảm chi phí, rút vốn khỏi các dự án đầu tư thiếu trọng điểm để tập trung củng cố lĩnh vực cốt lõi của mình. Tuy vậy, vẫn có thể nhìn thấy những tia sáng khi hầu hết các doanh nghiệp vẫn cố gắng đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi kinh tế đi xuống.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)