Doanh nghiệp xuất khẩu kêu trời vì phí bất hợp lý
Doanh nghiệp xuất khẩu dệt bức xúc vì hàng hóa ùn tắc ở cảng Hải Phòng khá nhiều nhưng lại phải nộp thêm chi phí bất hợp lý
Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đang vô cùng bức xúc vì việc hàng hóa đang bị ùn tắc ở cảng Hải Phòng khá nhiều nhưng lại phải nộp thêm chi phí bất hợp lý.
Nguyên nhân là hệ thống giao thông từ thành phố Hải Phòng đến cảng đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Thế nhưng các chủ tàu lại ép doanh nghiệp phải đóng phí tắc nghẽn tại cảng với mức 50 USD cho một container 20 fit và 100 USD cho một container 40 fit, mức phí này rất cao khiến các doanh nghiệp kêu trời.
Ông Nguyễn Sơn, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, cũng vào năm ngoái, các chủ tàu áp phí THC (các chi phí trên bờ tại cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng container) đã gây sức ép cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may rất lớn, nay lại tái diễn tình trạng áp thêm phí tắc nghẽn tại cảng khiến các doanh nghiệp vô cùng bức xúc.
Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) lý giải: việc bắt doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phải trả chi phí tắc nghẽn tại cảng là hoàn toàn do chủ tàu tự áp đặt, giống như đã từng áp đặt phí THC đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trước đây nhiều năm.
Khi đó, Hiệp hội chủ hàng Việt Nam chưa được thành lập, khiến Ủy ban Vật giá Nhà nước, sau đó là Ban Vật giá của Chính phủ và sau nữa là Cục Quản lý giá Bộ Tài chính đã rất vất vả khi phải chèo chống để miễn trả phí THC cho các hãng tàu nước ngoài.
“Thực sự phí đó là bất hợp lý, bởi thông lệ các nước áp phí THC ở góc độ xuất nhập khẩu hoàn toàn ngược lại với Việt Nam. Việt Nam chủ yếu nhập CIF, bán FOB, còn các nước lại thực hiện ngược lại. Vậy các đối tác nước ngoài là người nắm quyền thuê tàu, phía Việt Nam không phải là người thuê tàu, cho nên không có lý do gì để phải trả phí THC”, dựa vào căn cứ này nên Việt Nam mới thỏa thuận được phí THC, bà Nga nhấn mạnh.
Đồng thời, bà Nga cũng cảnh báo rằng: “chúng tôi đã kêu gọi rất nhiều để doanh nghiệp xuất nhập khẩu tỉnh táo hơn trong vấn đề này, đặc biệt khi đàm phán hợp đồng mua bán phải rõ ràng là phí đó ai trả và trả bao nhiêu? Nhưng thực sự nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam không quan tâm đến vấn đề này nên đôi khi có thể ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp đã phải trả thêm khoản phí mà trong cước vận tải đã bao gồm chi phí đó rồi”.
Đối với phí phát sinh do tắc nghẽn tại cảng, bà Nguyễn Thị Thúy Nga cho biết thêm, tham khảo các nước thì khi xảy ra tắc nghẽn ở cảng làm cho giải tỏa tàu chậm, thời gian lưu tàu tại cảng lâu nên sẽ phát sinh thêm phí. Nhưng nếu các doanh nghiệp có tiếng nói chung thì có thể phản đối phí này vì thực ra phí này không phải là bắt buộc, mà chẳng qua do hãng tàu áp thêm phí.
Đại diện của một công ty đại lý vận tải đã chia sẻ rằng, từ trước tới nay, các chủ hàng của Việt Nam vẫn làm việc trực tiếp với các hãng vận tải. Các hãng vận tải đường biển với ngành nghề đã phát triển lâu đời thì hầu như nắm giữ những đặc quyền trong hoạt động vận tải. Kể cả từ pháp luật quốc tế về vận tải đường biển cho đến những điều kiện mà các hãng, các hiệp hội vận tải đường biển đặt ra thì thông thường vẫn dành các ưu tiên, ưu đãi cho các hãng vận tải đường biển.
Trước tình trạng trên, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của ngành, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang kiến nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổng hợp các ý kiến để đấu tranh với các chủ tàu. Đồng thời, đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đấu tranh với việc bị chủ tàu áp phí bất hợp lý.
Đề xuất giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nói chung và các doanh nghiệp đang xuất khẩu hàng hóa qua cảng Hải Phòng nói riêng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nhấn mạnh rằng, cần phải nhanh chóng có sự vào cuộc tích cực của Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam, bởi việc các chủ tàu đơn phương đưa ra các mức phí trên chính là sự phản ánh thế độc quyền của các hãng vận tải.
Hiện nay, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam đã được thành lập và cần có tiếng nói chung để chống lại tất cả những áp đặt phí bất hợp lý của quốc tế tại lãnh thổ Việt Nam nhằm đóng góp vào kết quả xuất nhập khẩu, ông Biên nói.
Việc các chủ tàu nước ngoài áp đặt phụ phí một cách không rõ ràng tất yếu dẫn tới kết quả là toàn bộ các chi phí vận tải hàng hóa của người xuất nhập khẩu bị đẩy lên cao. Khi hợp đồng vận tải bị tăng giá thì lợi nhuận của người xuất nhập khẩu tất yếu giảm. Nhưng điều quan trọng hơn là việc tăng chi phí vận tải ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, bởi các phụ phí được áp đặt ở thời gian này một mức, thời gian khác một mức... khiến các chủ hàng rất bị động trong các hợp đồng ngoại thương.
Nguyên nhân là hệ thống giao thông từ thành phố Hải Phòng đến cảng đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Thế nhưng các chủ tàu lại ép doanh nghiệp phải đóng phí tắc nghẽn tại cảng với mức 50 USD cho một container 20 fit và 100 USD cho một container 40 fit, mức phí này rất cao khiến các doanh nghiệp kêu trời.
Ông Nguyễn Sơn, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, cũng vào năm ngoái, các chủ tàu áp phí THC (các chi phí trên bờ tại cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng container) đã gây sức ép cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may rất lớn, nay lại tái diễn tình trạng áp thêm phí tắc nghẽn tại cảng khiến các doanh nghiệp vô cùng bức xúc.
Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) lý giải: việc bắt doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phải trả chi phí tắc nghẽn tại cảng là hoàn toàn do chủ tàu tự áp đặt, giống như đã từng áp đặt phí THC đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trước đây nhiều năm.
Khi đó, Hiệp hội chủ hàng Việt Nam chưa được thành lập, khiến Ủy ban Vật giá Nhà nước, sau đó là Ban Vật giá của Chính phủ và sau nữa là Cục Quản lý giá Bộ Tài chính đã rất vất vả khi phải chèo chống để miễn trả phí THC cho các hãng tàu nước ngoài.
“Thực sự phí đó là bất hợp lý, bởi thông lệ các nước áp phí THC ở góc độ xuất nhập khẩu hoàn toàn ngược lại với Việt Nam. Việt Nam chủ yếu nhập CIF, bán FOB, còn các nước lại thực hiện ngược lại. Vậy các đối tác nước ngoài là người nắm quyền thuê tàu, phía Việt Nam không phải là người thuê tàu, cho nên không có lý do gì để phải trả phí THC”, dựa vào căn cứ này nên Việt Nam mới thỏa thuận được phí THC, bà Nga nhấn mạnh.
Đồng thời, bà Nga cũng cảnh báo rằng: “chúng tôi đã kêu gọi rất nhiều để doanh nghiệp xuất nhập khẩu tỉnh táo hơn trong vấn đề này, đặc biệt khi đàm phán hợp đồng mua bán phải rõ ràng là phí đó ai trả và trả bao nhiêu? Nhưng thực sự nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam không quan tâm đến vấn đề này nên đôi khi có thể ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp đã phải trả thêm khoản phí mà trong cước vận tải đã bao gồm chi phí đó rồi”.
Đối với phí phát sinh do tắc nghẽn tại cảng, bà Nguyễn Thị Thúy Nga cho biết thêm, tham khảo các nước thì khi xảy ra tắc nghẽn ở cảng làm cho giải tỏa tàu chậm, thời gian lưu tàu tại cảng lâu nên sẽ phát sinh thêm phí. Nhưng nếu các doanh nghiệp có tiếng nói chung thì có thể phản đối phí này vì thực ra phí này không phải là bắt buộc, mà chẳng qua do hãng tàu áp thêm phí.
Đại diện của một công ty đại lý vận tải đã chia sẻ rằng, từ trước tới nay, các chủ hàng của Việt Nam vẫn làm việc trực tiếp với các hãng vận tải. Các hãng vận tải đường biển với ngành nghề đã phát triển lâu đời thì hầu như nắm giữ những đặc quyền trong hoạt động vận tải. Kể cả từ pháp luật quốc tế về vận tải đường biển cho đến những điều kiện mà các hãng, các hiệp hội vận tải đường biển đặt ra thì thông thường vẫn dành các ưu tiên, ưu đãi cho các hãng vận tải đường biển.
Trước tình trạng trên, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của ngành, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang kiến nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổng hợp các ý kiến để đấu tranh với các chủ tàu. Đồng thời, đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đấu tranh với việc bị chủ tàu áp phí bất hợp lý.
Đề xuất giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nói chung và các doanh nghiệp đang xuất khẩu hàng hóa qua cảng Hải Phòng nói riêng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nhấn mạnh rằng, cần phải nhanh chóng có sự vào cuộc tích cực của Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam, bởi việc các chủ tàu đơn phương đưa ra các mức phí trên chính là sự phản ánh thế độc quyền của các hãng vận tải.
Hiện nay, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam đã được thành lập và cần có tiếng nói chung để chống lại tất cả những áp đặt phí bất hợp lý của quốc tế tại lãnh thổ Việt Nam nhằm đóng góp vào kết quả xuất nhập khẩu, ông Biên nói.
Việc các chủ tàu nước ngoài áp đặt phụ phí một cách không rõ ràng tất yếu dẫn tới kết quả là toàn bộ các chi phí vận tải hàng hóa của người xuất nhập khẩu bị đẩy lên cao. Khi hợp đồng vận tải bị tăng giá thì lợi nhuận của người xuất nhập khẩu tất yếu giảm. Nhưng điều quan trọng hơn là việc tăng chi phí vận tải ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, bởi các phụ phí được áp đặt ở thời gian này một mức, thời gian khác một mức... khiến các chủ hàng rất bị động trong các hợp đồng ngoại thương.