Doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã có bộ quy tắc ứng xử
Bộ chuẩn quy tắc ứng xử về xuất khẩu lao động giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu tốt hơn
Ngày 15/7 tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) đã công bố ban hành bộ quy tắc ứng xử dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đây là bộ quy tắc được xây dựng dựa trên pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế về lao động di cư, nghiên cứu các công ước quốc tế, lao động nhập cư, các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, các tiêu chuẩn quốc tế khác có liên quan.
Nguyên tắc ứng xử này bao gồm 12 điều được in thành một cuốn sách cẩm nang hơn 20 trang với các nội dung: tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật; tiêu chuẩn kinh doanh; quảng cáo công việc; tuyển chọn; đào tạo; tổ chức đưa lao động đi nước ngoài; bảo vệ người lao động ở nước ngoài; ký kết các hợp đồng; về nước và tái hòa nhập; tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp; xây dựng quan hệ đối tác và xây dựng quan hệ đồng nghiệp giữa các doanh nghiệp.
Đặc biệt, quy tắc ứng xử nêu rõ, người lao động không phải trả các chi phí cho việc về nước nếu việc về nước không phải do lỗi của họ. Doanh nghiệp phối hợp với người sử dụng lao động và các cơ quan trong và ngòai nước tạo điều kiện để người lao động sau khi hết hạn/chấm dứt hợp đồng được về nước an toàn, thuận lợi, đặc biệt là lao động nữ.
Ngoài ra, bộ nguyên tắc ứng xử cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải trung thực trong việc quảng cáo thông tin tuyển dụng, không nói cao hơn thực tế về quyền, lợi ích, tiền lương, tiền thưởng, điều kiện ăn ở, sinh hoạt của người lao động ở nơi làm việc.
Theo ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một việc nhạy cảm. Một trong những bức xúc phải làm sao để tránh hoạt động buôn bán người.
“Nếu thực hiện tốt sẽ giúp xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu tốt cho doanh nghiệp. Đây có thể coi là “ISO” cho hoạt động này, góp phần bảo vệ người lao động, tránh được những rủi ro không đáng có”, ông Trào nói.
Đây là bộ quy tắc được xây dựng dựa trên pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế về lao động di cư, nghiên cứu các công ước quốc tế, lao động nhập cư, các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, các tiêu chuẩn quốc tế khác có liên quan.
Nguyên tắc ứng xử này bao gồm 12 điều được in thành một cuốn sách cẩm nang hơn 20 trang với các nội dung: tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật; tiêu chuẩn kinh doanh; quảng cáo công việc; tuyển chọn; đào tạo; tổ chức đưa lao động đi nước ngoài; bảo vệ người lao động ở nước ngoài; ký kết các hợp đồng; về nước và tái hòa nhập; tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp; xây dựng quan hệ đối tác và xây dựng quan hệ đồng nghiệp giữa các doanh nghiệp.
Đặc biệt, quy tắc ứng xử nêu rõ, người lao động không phải trả các chi phí cho việc về nước nếu việc về nước không phải do lỗi của họ. Doanh nghiệp phối hợp với người sử dụng lao động và các cơ quan trong và ngòai nước tạo điều kiện để người lao động sau khi hết hạn/chấm dứt hợp đồng được về nước an toàn, thuận lợi, đặc biệt là lao động nữ.
Ngoài ra, bộ nguyên tắc ứng xử cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải trung thực trong việc quảng cáo thông tin tuyển dụng, không nói cao hơn thực tế về quyền, lợi ích, tiền lương, tiền thưởng, điều kiện ăn ở, sinh hoạt của người lao động ở nơi làm việc.
Theo ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một việc nhạy cảm. Một trong những bức xúc phải làm sao để tránh hoạt động buôn bán người.
“Nếu thực hiện tốt sẽ giúp xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu tốt cho doanh nghiệp. Đây có thể coi là “ISO” cho hoạt động này, góp phần bảo vệ người lao động, tránh được những rủi ro không đáng có”, ông Trào nói.