Doanh nhân “làm mối” đầu tư
Những người đóng vai trò dắt mối cho các dự án đầu tư đều phải có trong tay những mối quan hệ rộng và quan trọng
Tại buổi lễ khởi động hai nhà máy công nghệ cao của tập đoàn Foxconn gần đây, chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn Đặng Thành Tâm, một "người ngoài" đối với sự kiện này, trở thành nhân vật bận rộn nhất.
Liên tục bắt tay, trò chuyện với đối tác bằng tiếng Anh, lúc sau lại hỏi han, bông đùa bằng tiếng Việt, lúc khác lại bằng tiếng Trung, vị chủ tịch này giống như chủ nhà của sự kiện hơn là một vị khách đến dự lễ.
Ông Tâm không giấu vẻ tự hào khi được coi là "ông mối" mát tay dẫn đường cho tập đoàn Foxconn vào Việt Nam. "Thật ra chuyện mối lái này bắt đầu rất đơn giản", ông Tâm hào hứng kể lại. “Một quan chức của Đài Loan dự Hội nghị cấp cao APEC 14 được tổ chức tháng 11/2006, và giới thiệu một người anh em họ sang Việt Nam khảo sát tình hình đầu tư vào tháng 12. Vị khách, Chủ tịch Foxconn Terry Guo, đã quyết định rót vốn chỉ sau ít ngày khảo sát”.
Khi Chủ tịch Terry Guo khảo sát miền Bắc vào cuối năm 2006, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn phải cử người lo "trọn gói" cho vị khách cùng các tùy tùng, từ huy động xe đưa đón, đến phiên dịch tiếng Trung. Về nước, ông Terry Guo lại cử người sang tìm hiểu thêm, phía Việt Nam lại cung cấp bảng biểu, các bản phân tích.
Ông Đặng Thành Tâm cho hay, việc thuyết phục các nhà đầu tư là điều không dễ dù đã cầm các báo cáo trong tay, họ vẫn cho người xác minh cụ thể, thông tin trùng khớp với phía Việt Nam họ mới tin.
Làm “ông mai” không dễ
Những người đóng vai trò dắt mối cho các dự án đầu tư đều phải có trong tay những mối quan hệ rộng và quan trọng để thuyết phục được nhà đầu tư. Cùng đó là kiến thức luật và các trình tự đầu tư trong nước. Có địa phương trong 20 năm thu hút được 20 triệu USD, nên đến khi có "đại gia" đến tìm hiểu, cán bộ tại đây không biết xoay sở thế nào.
Trong trường hợp đó, "ông mối" Đặng Thành Tâm, vốn là luật sư, lại có kinh nghiệm trong xúc tiến hơn 10 năm, lại vào cuộc, giải thích với các vị khách về trình độ phát triển và lao động địa phương, thậm chí giúp viết báo cáo gửi sang cho đoàn khảo sát.
Ông Lê Hữu Quang Huy, Phó vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung, chia sẻ, xúc tiến đầu tư hiện không còn là tổ chức thật nhiều hội thảo, nêu tiềm năng của các địa phương và ngồi đợi. Thay vào đó, phải cung cấp cho những vị khách nước ngoài thông tin cụ thể về từng dự án như quy mô, quy trình, thời gian tiến hành dự án. Với một số nhà đầu tư, còn phải đưa ra chương trình đầu tư giả định với số vốn, thông tin cụ thể về điện, nước, thậm chí thời gian thu hồi vốn và sinh lãi.
Vị Phó vụ trưởng này cũng nhiều lần dẫn nhà đầu tư đến "mục sở thị" những khu vực nhiều tiềm năng mà chưa được khai phá của miền Trung. Mới đây nhất là thuê tàu hải quân đưa khách đến những vùng còn hoang sơ của Thừa Thiên - Huế và Khánh Hòa, rồi cùng những vị khách lội bùn đến khảo sát. Cuối cùng, đại diện Bonvest Holdings (Singapore) quyết định bỏ vốn xây một khu resort gần 100 ha tại khu vực này, thay vì 15 - 20 ha như dự kiến.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Phan Hữu Thắng nhận xét, mối quan hệ cá nhân trong xúc tiến đầu tư rất quan trọng. Thực tế, nhiều khi một số trung tâm xúc tiến tại các vùng miền không làm hết việc, vì thế cần có thêm những người dắt mối có quan hệ rộng và uy tín trong giới đầu tư.
"Nhiều khi các nhà đầu tư biết tiếng những "ông mối" này rồi nên liên hệ trực tiếp để được tư vấn tìm hiểu các địa bàn", ông Thắng cho hay.
Ông Đặng Thành Tâm bộc bạch, nhiều khi gặp gỡ các đối tác nước ngoài, không phải cứ "chăm chăm" hướng đến mục đích mời gọi cho một dự án mà được việc. Ông kể, ban đầu khi dắt mối cho các nhà đầu tư vào Việt Nam, ông cũng không nghĩ đến nhà đầu tư sẽ vào khu công nghiệp của mình hay khu nào khác, mà cứ có vốn vào Việt Nam là mừng rồi. Thế nhưng, ở lâu trong "nghề" này, vị chủ tịch này mới thấy rằng làm mối cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mang lại uy tín thương hiệu cho mình.
"Bây giờ nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài biết đến tôi với tư cách một người dắt mối đầu tư", ông Tâm hãnh diện. “Thêm nữa, nhiều doanh nghiệp sau khi đặt chân đến Việt Nam liền bắt tay với Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn để thực hiện các dự án. Người ta cũng biết đến mình rồi, lại có quen biết từ trước nên hai bên biết được năng lực của nhau, dễ làm việc", ông Tâm chia sẻ.
Mới đây, tập đoàn Đầu tư Sài Gòn đã ký kết với Công ty TETCO của Mỹ thỏa thuận đầu tư khu công nghệ cao Tp.HCM, đồng thời thỏa thuận với tập đoàn Foxconn thực hiện dự án nhiệt điện tại Bình Định. Vị chủ tịch này tiết lộ, cuối tháng 9/2007 ông tiếp tục dẫn đại diện một vài tập đoàn công nghệ của Mỹ đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Tp.HCM.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có khoảng 50 dự án với tổng vốn 50 tỷ USD xúc tiến vào Việt Nam. Kế hoạch thu hút 12 tỷ USD trong năm 2007 cũng nằm trong tầm tay nhờ lượng vốn thu hút trong tám tháng đầu năm đúng tiến độ và nhiều dự án lớn có khả năng được cấp phép từ nay đến cuối năm.
Người đứng đầu cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng chia sẻ, chỉ cần các "ông mai" hiểu biết pháp luật và có tâm với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, việc dắt mối các dự án luôn được hoan nghênh.
Vẫn theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh Việt Nam nỗ lực thu hút nhiều vốn FDI như hiện nay, càng nhiều nguồn lực góp sức gọi vốn càng hiệu quả. "Chỉ cần trong 10 nhà đầu tư đến tìm hiểu, có một nhà đầu tư quyết định rót vốn là kết quả của cả nước sẽ rất khả quan", ông Thắng cho hay.
Liên tục bắt tay, trò chuyện với đối tác bằng tiếng Anh, lúc sau lại hỏi han, bông đùa bằng tiếng Việt, lúc khác lại bằng tiếng Trung, vị chủ tịch này giống như chủ nhà của sự kiện hơn là một vị khách đến dự lễ.
Ông Tâm không giấu vẻ tự hào khi được coi là "ông mối" mát tay dẫn đường cho tập đoàn Foxconn vào Việt Nam. "Thật ra chuyện mối lái này bắt đầu rất đơn giản", ông Tâm hào hứng kể lại. “Một quan chức của Đài Loan dự Hội nghị cấp cao APEC 14 được tổ chức tháng 11/2006, và giới thiệu một người anh em họ sang Việt Nam khảo sát tình hình đầu tư vào tháng 12. Vị khách, Chủ tịch Foxconn Terry Guo, đã quyết định rót vốn chỉ sau ít ngày khảo sát”.
Khi Chủ tịch Terry Guo khảo sát miền Bắc vào cuối năm 2006, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn phải cử người lo "trọn gói" cho vị khách cùng các tùy tùng, từ huy động xe đưa đón, đến phiên dịch tiếng Trung. Về nước, ông Terry Guo lại cử người sang tìm hiểu thêm, phía Việt Nam lại cung cấp bảng biểu, các bản phân tích.
Ông Đặng Thành Tâm cho hay, việc thuyết phục các nhà đầu tư là điều không dễ dù đã cầm các báo cáo trong tay, họ vẫn cho người xác minh cụ thể, thông tin trùng khớp với phía Việt Nam họ mới tin.
Làm “ông mai” không dễ
Những người đóng vai trò dắt mối cho các dự án đầu tư đều phải có trong tay những mối quan hệ rộng và quan trọng để thuyết phục được nhà đầu tư. Cùng đó là kiến thức luật và các trình tự đầu tư trong nước. Có địa phương trong 20 năm thu hút được 20 triệu USD, nên đến khi có "đại gia" đến tìm hiểu, cán bộ tại đây không biết xoay sở thế nào.
Trong trường hợp đó, "ông mối" Đặng Thành Tâm, vốn là luật sư, lại có kinh nghiệm trong xúc tiến hơn 10 năm, lại vào cuộc, giải thích với các vị khách về trình độ phát triển và lao động địa phương, thậm chí giúp viết báo cáo gửi sang cho đoàn khảo sát.
Ông Lê Hữu Quang Huy, Phó vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung, chia sẻ, xúc tiến đầu tư hiện không còn là tổ chức thật nhiều hội thảo, nêu tiềm năng của các địa phương và ngồi đợi. Thay vào đó, phải cung cấp cho những vị khách nước ngoài thông tin cụ thể về từng dự án như quy mô, quy trình, thời gian tiến hành dự án. Với một số nhà đầu tư, còn phải đưa ra chương trình đầu tư giả định với số vốn, thông tin cụ thể về điện, nước, thậm chí thời gian thu hồi vốn và sinh lãi.
Vị Phó vụ trưởng này cũng nhiều lần dẫn nhà đầu tư đến "mục sở thị" những khu vực nhiều tiềm năng mà chưa được khai phá của miền Trung. Mới đây nhất là thuê tàu hải quân đưa khách đến những vùng còn hoang sơ của Thừa Thiên - Huế và Khánh Hòa, rồi cùng những vị khách lội bùn đến khảo sát. Cuối cùng, đại diện Bonvest Holdings (Singapore) quyết định bỏ vốn xây một khu resort gần 100 ha tại khu vực này, thay vì 15 - 20 ha như dự kiến.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Phan Hữu Thắng nhận xét, mối quan hệ cá nhân trong xúc tiến đầu tư rất quan trọng. Thực tế, nhiều khi một số trung tâm xúc tiến tại các vùng miền không làm hết việc, vì thế cần có thêm những người dắt mối có quan hệ rộng và uy tín trong giới đầu tư.
"Nhiều khi các nhà đầu tư biết tiếng những "ông mối" này rồi nên liên hệ trực tiếp để được tư vấn tìm hiểu các địa bàn", ông Thắng cho hay.
Ông Đặng Thành Tâm bộc bạch, nhiều khi gặp gỡ các đối tác nước ngoài, không phải cứ "chăm chăm" hướng đến mục đích mời gọi cho một dự án mà được việc. Ông kể, ban đầu khi dắt mối cho các nhà đầu tư vào Việt Nam, ông cũng không nghĩ đến nhà đầu tư sẽ vào khu công nghiệp của mình hay khu nào khác, mà cứ có vốn vào Việt Nam là mừng rồi. Thế nhưng, ở lâu trong "nghề" này, vị chủ tịch này mới thấy rằng làm mối cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mang lại uy tín thương hiệu cho mình.
"Bây giờ nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài biết đến tôi với tư cách một người dắt mối đầu tư", ông Tâm hãnh diện. “Thêm nữa, nhiều doanh nghiệp sau khi đặt chân đến Việt Nam liền bắt tay với Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn để thực hiện các dự án. Người ta cũng biết đến mình rồi, lại có quen biết từ trước nên hai bên biết được năng lực của nhau, dễ làm việc", ông Tâm chia sẻ.
Mới đây, tập đoàn Đầu tư Sài Gòn đã ký kết với Công ty TETCO của Mỹ thỏa thuận đầu tư khu công nghệ cao Tp.HCM, đồng thời thỏa thuận với tập đoàn Foxconn thực hiện dự án nhiệt điện tại Bình Định. Vị chủ tịch này tiết lộ, cuối tháng 9/2007 ông tiếp tục dẫn đại diện một vài tập đoàn công nghệ của Mỹ đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Tp.HCM.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có khoảng 50 dự án với tổng vốn 50 tỷ USD xúc tiến vào Việt Nam. Kế hoạch thu hút 12 tỷ USD trong năm 2007 cũng nằm trong tầm tay nhờ lượng vốn thu hút trong tám tháng đầu năm đúng tiến độ và nhiều dự án lớn có khả năng được cấp phép từ nay đến cuối năm.
Người đứng đầu cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng chia sẻ, chỉ cần các "ông mai" hiểu biết pháp luật và có tâm với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, việc dắt mối các dự án luôn được hoan nghênh.
Vẫn theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh Việt Nam nỗ lực thu hút nhiều vốn FDI như hiện nay, càng nhiều nguồn lực góp sức gọi vốn càng hiệu quả. "Chỉ cần trong 10 nhà đầu tư đến tìm hiểu, có một nhà đầu tư quyết định rót vốn là kết quả của cả nước sẽ rất khả quan", ông Thắng cho hay.