Doanh nhân tầm vóc toàn cầu
Từ một thanh niên nghèo, Yang Yuanqing đã phấn đấu thành nhà lãnh đạo tập đoàn máy tính lớn thứ ba thế giới
Từ một thanh niên nghèo, Yang Yuanqing đã phấn đấu thành nhà lãnh đạo tập đoàn máy tính lớn thứ ba thế giới.
Người đàn ông vận đồ lớn màu đen kiểu cổ bước ra khỏi chiếc Mercedes S320 khi xe vừa tấp vào lề đường Zhongguancun, một con phố náo nhiệt ở Bắc Kinh chuyên bán hàng điện tử gia dụng. Người đàn ông - Yang Yuanqing - vẫn giữ được khuôn mặt tươi trẻ như cách đây 18 năm, khi lần đầu tiên đến con phố này. Lúc đó, ông là một sinh viên nhút nhát còn con phố là một nơi nhếch nhác chuyên bán linh kiện điện tử rời và phần mềm bất hợp pháp.
Nay tất cả đã khác. Bây giờ, ở tuổi 42 Yang đã là Chủ tịch Lenovo - tập đoàn máy tính hàng đầu Trung Quốc, doanh số 13 tỉ đô la Mỹ/năm - và được hâm mộ không khác gì một siêu sao nhạc rock. Bởi ông là Bill Gates của Trung Quốc.
Thay đổi
Năm 1988, chính tại con phố này, Yang bắt đầu làm việc cho Lenovo; khi ấy còn là một công ty nhỏ mang tên Legend. Cha đẻ của Legend là Liu Chuanzhi, một kỹ sư tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật thông tin quân sự Tây An năm 1966.
Năm 1984, ông Liu cùng 10 chuyên viên khác của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc lập nên Legend với một số vốn không lớn: 24.000 đô la, sử dụng 100 nhân viên, chủ yếu bán lẻ máy tính của Sun Microsystem và Hewlett-Packard. Legend gặp khó khăn trong vài năm đầu, nhưng đến khi Yang xin vào làm việc thì công ty đã có chỗ đứng trên thương trường.
Yang bán hàng rất giỏi. Liu giao cho chàng thanh niên phụ trách bộ phận bán máy cho các doanh nghiệp nhỏ, rồi quản lý bộ phận quan trọng nhất của Legend: bán máy chủ. Tại bộ phận này, Yang kết thân với một số chuyên viên người Mỹ làm việc cho Sun Microsystems và Hewlett-Packard, và không ngừng thu thập kiến thức về cách điều hành doanh nghiệp.
Như chuyện tình cờ
Năm 1994, cuộc đời Yang sang trang mới khi Liu thành lập thêm một chi nhánh hoạt động độc lập giao cho Yang quản lý. Lúc này, Yang mới tròn 29 tuổi.
Những gì Yang làm được vượt quá sự mong đợi của Liu. Chỉ trong ba năm, Yang đã biến Legend từ một doanh nghiệp thường thường bậc trung thành hãng máy tính hàng đầu Trung Quốc. Anh biến đổi công ty từ phương thức sử dụng một lực lượng bán hàng trực tiếp và duy nhất sang phương thức dựa vào một mạng lưới đại lý rộng khắp gồm nhiều nhà bán lẻ bên ngoài công ty. Anh cho sửa chữa máy tính và đào tạo miễn phí cho người sử dụng máy tính lần đầu; anh tập trung vào công nghệ mới.
Cho đến lúc này, công nghệ của các máy tính tiêu thụ tại Trung Quốc đã lạc hậu đến một thế hệ so với máy tính bày bán tại các nước phương Tây. Yang đã làm thay đổi tình hình: máy tính của Legend được trang bị chíp Pentium mới của Intel, cùng một lúc với máy tính của các hãng khác ở Bắc Mỹ. Yang còn mở hẳn một thị trường đại chúng tiêu thụ các loại máy tính giá rẻ, dễ sử dụng.
Trong thời gian này, Yang đã học được nhiều bài học về quản trị cần thiết cho tương lai. Năm 1997, bộ phận do anh quản lý chuyển trụ sở làm việc; anh đã lợi dụng điều này để đoạn tuyệt với quá khứ. Anh điều hành theo kiểu ai có thành tích thì được thưởng (sau này cũng vậy). Anh đề nghị nhân viên ăn mặc chỉnh tề, nói năng lịch sự khi dùng điện thoại. Yang cũng quyết định rằng cán bộ quản lý phải duy trì liên hệ thường xuyên với nhân viên và mọi người phải gọi nhau bằng tên thân mật…
Anh mong muốn các nhân viên và lãnh đạo Legend suy nghĩ và hành động như các nhà kỹ thuật say sưa công việc ở thung lũng Silicon, Boston hoặc Berlin. Yang cũng biết, trừ phi bành trướng ra khỏi biên giới Trung Quốc, Legend sẽ không bao giờ vươn tới tầm cao của các tập đoàn quốc tế.
Vì thế năm 2001, sau khi nhậm chức tổng giám đốc, Yang đã đặt mục tiêu dài hạn cho Legend là kinh doanh ở cấp độ toàn cầu.
Lên tầm quốc tế
Năm 2003, thời cơ lớn đã đến khi anh nghe tin IBM muốn bán chi nhánh sản xuất máy tính đang thua lỗ nhằm chuyển sang hướng cung cấp dịch vụ công nghệ cao. Yang cho rằng nếu mua được, đây sẽ là bước nhảy vọt của Legend - lúc đó sắp đổi tên thành Lenovo - ra thế giới. Nhưng toàn bộ hội đồng quản trị đã chống lại Yang. Liu giải thích: “Chúng tôi đã xây dựng thành công doanh nghiệp này, và không ai muốn quyết định một chuyện đầy rủi ro như thế”.
Yang và các cộng sự đã ra sức kiên trì thuyết phục. Yang bị áp lực rất lớn. Có lúc ông như ngây như dại, cười một cách ngây ngô. Nhưng rồi ông đã thành công.
Năm 2005, khi mua lại chi nhánh sản xuất máy tính của IBM với giá 1,75 tỉ đô la, Lenovo đã sở hữu ngay một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Còn Yang - lúc này là Chủ tịch Lenovo - đã một bước lên trường quốc tế. Ông trở thành nhà lãnh đạo doanh nghiệp người Trung Quốc đầu tiên thực hiện thành công vụ sáp nhập với một trong những doanh nghiệp biểu tượng của công nghiệp phương Tây. Qua đó, ông sẽ có cơ hội giúp làm thay đổi hình ảnh “trung tâm sản xuất hàng giá rẻ” của quê hương ông.
Không ngừng thay đổi
Nay thì Yang đã đưa ra một chiến lược đầy tham vọng, ngắn hạn và dài hạn. Về ngắn hạn, trong vòng vài năm tới, thị phần của Lenovo tại Trung Quốc phải lớn hơn nữa (nay đã chiếm 35% thị trường). Lenovo cũng phải phát triển qua các thị trường mới nổi lên khác, như Việt Nam.
Tại thị trường phương Tây, ông nhờ IBM hỗ trợ bán máy tính cho các đại công ty. Nhưng đối với các doanh nghiệp tầm trung và nhỏ, ông tiếp tục sử dụng chiến lược đã thành công tại Trung Quốc: cung cấp sản phẩm thông qua hàng chục ngàn nhà bán lẻ.
Ông đang tiếp tục cho tổ chức lại dây chuyền sản xuất của chi nhánh máy tính IBM đã mua cho có hiệu suất cao hơn. Sau vụ mua lại, ông đã thách thức các kỹ sư của Lenovo, đòi hỏi họ thiết kế ra hàng loạt sản phẩm ăn khách dành cho doanh nghiệp và người tiêu thụ toàn cầu.
Đối với bản thân, vị chủ tịch của Lenovo cũng không ngừng tự hoàn thiện cho xứng tầm một doanh nhân quốc tế. Cách đây 18 tháng, khi thấy rõ rằng vốn liếng tiếng Anh của mình không đủ để giao tiếp sâu, ông đã mời thầy dạy riêng, xem đài CNN (Mỹ) một cách chăm chỉ. Nhờ thế, chỉ trong vòng một năm, ông đã nói tiếng Anh khá thạo.
Không phải mọi việc đều là màu hồng cho Lenovo vì vẫn đang thua lỗ tại Mỹ lẫn châu Âu. Người ta đang nhìn về Lenovo dưới sự lèo lái của Yang Yuanqing như một trường hợp tiên phong của doanh nghiệp Trung Quốc khi bước chân ra thị trường thế giới với nhiều thử thách mới.
Người đàn ông vận đồ lớn màu đen kiểu cổ bước ra khỏi chiếc Mercedes S320 khi xe vừa tấp vào lề đường Zhongguancun, một con phố náo nhiệt ở Bắc Kinh chuyên bán hàng điện tử gia dụng. Người đàn ông - Yang Yuanqing - vẫn giữ được khuôn mặt tươi trẻ như cách đây 18 năm, khi lần đầu tiên đến con phố này. Lúc đó, ông là một sinh viên nhút nhát còn con phố là một nơi nhếch nhác chuyên bán linh kiện điện tử rời và phần mềm bất hợp pháp.
Nay tất cả đã khác. Bây giờ, ở tuổi 42 Yang đã là Chủ tịch Lenovo - tập đoàn máy tính hàng đầu Trung Quốc, doanh số 13 tỉ đô la Mỹ/năm - và được hâm mộ không khác gì một siêu sao nhạc rock. Bởi ông là Bill Gates của Trung Quốc.
Thay đổi
Năm 1988, chính tại con phố này, Yang bắt đầu làm việc cho Lenovo; khi ấy còn là một công ty nhỏ mang tên Legend. Cha đẻ của Legend là Liu Chuanzhi, một kỹ sư tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật thông tin quân sự Tây An năm 1966.
Năm 1984, ông Liu cùng 10 chuyên viên khác của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc lập nên Legend với một số vốn không lớn: 24.000 đô la, sử dụng 100 nhân viên, chủ yếu bán lẻ máy tính của Sun Microsystem và Hewlett-Packard. Legend gặp khó khăn trong vài năm đầu, nhưng đến khi Yang xin vào làm việc thì công ty đã có chỗ đứng trên thương trường.
Yang bán hàng rất giỏi. Liu giao cho chàng thanh niên phụ trách bộ phận bán máy cho các doanh nghiệp nhỏ, rồi quản lý bộ phận quan trọng nhất của Legend: bán máy chủ. Tại bộ phận này, Yang kết thân với một số chuyên viên người Mỹ làm việc cho Sun Microsystems và Hewlett-Packard, và không ngừng thu thập kiến thức về cách điều hành doanh nghiệp.
Như chuyện tình cờ
Năm 1994, cuộc đời Yang sang trang mới khi Liu thành lập thêm một chi nhánh hoạt động độc lập giao cho Yang quản lý. Lúc này, Yang mới tròn 29 tuổi.
Những gì Yang làm được vượt quá sự mong đợi của Liu. Chỉ trong ba năm, Yang đã biến Legend từ một doanh nghiệp thường thường bậc trung thành hãng máy tính hàng đầu Trung Quốc. Anh biến đổi công ty từ phương thức sử dụng một lực lượng bán hàng trực tiếp và duy nhất sang phương thức dựa vào một mạng lưới đại lý rộng khắp gồm nhiều nhà bán lẻ bên ngoài công ty. Anh cho sửa chữa máy tính và đào tạo miễn phí cho người sử dụng máy tính lần đầu; anh tập trung vào công nghệ mới.
Cho đến lúc này, công nghệ của các máy tính tiêu thụ tại Trung Quốc đã lạc hậu đến một thế hệ so với máy tính bày bán tại các nước phương Tây. Yang đã làm thay đổi tình hình: máy tính của Legend được trang bị chíp Pentium mới của Intel, cùng một lúc với máy tính của các hãng khác ở Bắc Mỹ. Yang còn mở hẳn một thị trường đại chúng tiêu thụ các loại máy tính giá rẻ, dễ sử dụng.
Trong thời gian này, Yang đã học được nhiều bài học về quản trị cần thiết cho tương lai. Năm 1997, bộ phận do anh quản lý chuyển trụ sở làm việc; anh đã lợi dụng điều này để đoạn tuyệt với quá khứ. Anh điều hành theo kiểu ai có thành tích thì được thưởng (sau này cũng vậy). Anh đề nghị nhân viên ăn mặc chỉnh tề, nói năng lịch sự khi dùng điện thoại. Yang cũng quyết định rằng cán bộ quản lý phải duy trì liên hệ thường xuyên với nhân viên và mọi người phải gọi nhau bằng tên thân mật…
Anh mong muốn các nhân viên và lãnh đạo Legend suy nghĩ và hành động như các nhà kỹ thuật say sưa công việc ở thung lũng Silicon, Boston hoặc Berlin. Yang cũng biết, trừ phi bành trướng ra khỏi biên giới Trung Quốc, Legend sẽ không bao giờ vươn tới tầm cao của các tập đoàn quốc tế.
Vì thế năm 2001, sau khi nhậm chức tổng giám đốc, Yang đã đặt mục tiêu dài hạn cho Legend là kinh doanh ở cấp độ toàn cầu.
Lên tầm quốc tế
Năm 2003, thời cơ lớn đã đến khi anh nghe tin IBM muốn bán chi nhánh sản xuất máy tính đang thua lỗ nhằm chuyển sang hướng cung cấp dịch vụ công nghệ cao. Yang cho rằng nếu mua được, đây sẽ là bước nhảy vọt của Legend - lúc đó sắp đổi tên thành Lenovo - ra thế giới. Nhưng toàn bộ hội đồng quản trị đã chống lại Yang. Liu giải thích: “Chúng tôi đã xây dựng thành công doanh nghiệp này, và không ai muốn quyết định một chuyện đầy rủi ro như thế”.
Yang và các cộng sự đã ra sức kiên trì thuyết phục. Yang bị áp lực rất lớn. Có lúc ông như ngây như dại, cười một cách ngây ngô. Nhưng rồi ông đã thành công.
Năm 2005, khi mua lại chi nhánh sản xuất máy tính của IBM với giá 1,75 tỉ đô la, Lenovo đã sở hữu ngay một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Còn Yang - lúc này là Chủ tịch Lenovo - đã một bước lên trường quốc tế. Ông trở thành nhà lãnh đạo doanh nghiệp người Trung Quốc đầu tiên thực hiện thành công vụ sáp nhập với một trong những doanh nghiệp biểu tượng của công nghiệp phương Tây. Qua đó, ông sẽ có cơ hội giúp làm thay đổi hình ảnh “trung tâm sản xuất hàng giá rẻ” của quê hương ông.
Không ngừng thay đổi
Nay thì Yang đã đưa ra một chiến lược đầy tham vọng, ngắn hạn và dài hạn. Về ngắn hạn, trong vòng vài năm tới, thị phần của Lenovo tại Trung Quốc phải lớn hơn nữa (nay đã chiếm 35% thị trường). Lenovo cũng phải phát triển qua các thị trường mới nổi lên khác, như Việt Nam.
Tại thị trường phương Tây, ông nhờ IBM hỗ trợ bán máy tính cho các đại công ty. Nhưng đối với các doanh nghiệp tầm trung và nhỏ, ông tiếp tục sử dụng chiến lược đã thành công tại Trung Quốc: cung cấp sản phẩm thông qua hàng chục ngàn nhà bán lẻ.
Ông đang tiếp tục cho tổ chức lại dây chuyền sản xuất của chi nhánh máy tính IBM đã mua cho có hiệu suất cao hơn. Sau vụ mua lại, ông đã thách thức các kỹ sư của Lenovo, đòi hỏi họ thiết kế ra hàng loạt sản phẩm ăn khách dành cho doanh nghiệp và người tiêu thụ toàn cầu.
Đối với bản thân, vị chủ tịch của Lenovo cũng không ngừng tự hoàn thiện cho xứng tầm một doanh nhân quốc tế. Cách đây 18 tháng, khi thấy rõ rằng vốn liếng tiếng Anh của mình không đủ để giao tiếp sâu, ông đã mời thầy dạy riêng, xem đài CNN (Mỹ) một cách chăm chỉ. Nhờ thế, chỉ trong vòng một năm, ông đã nói tiếng Anh khá thạo.
Không phải mọi việc đều là màu hồng cho Lenovo vì vẫn đang thua lỗ tại Mỹ lẫn châu Âu. Người ta đang nhìn về Lenovo dưới sự lèo lái của Yang Yuanqing như một trường hợp tiên phong của doanh nghiệp Trung Quốc khi bước chân ra thị trường thế giới với nhiều thử thách mới.