Đôi điều cần biết khi xuất hàng vào thị trường Hồi giáo
Khi xuất hàng sang thị trường Hồi giáo, các doanh nghiệp cần lưu ý quá trình xét chứng nhận HALAL
Đối với ngành thủy sản Việt Nam, bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, EU... thì thị trường Hồi giáo được xem là “kênh” tiềm năng giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường. Khi xuất sang thị trường này, các doanh nghiệp cần lưu ý quá trình xét chứng nhận HALAL(*).
Dân số Hồi giáo hiện khoảng 1,8 tỷ người trên 112 quốc gia, chiếm 25% dân số thế giới. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 2,9%, trong khi tỷ lệ tăng dân số trung bình của thế giới là 2,3%. Hàng năm, thế giới chi tiêu khoảng 442 tỷ USD cho việc mua thực phẩm, trong đó Hồi giáo tiêu thụ 150 tỷ USD cho thực phẩm.
Cơ hội cho thủy sản Việt Nam
Sự tăng dân số và thu nhập dẫn đến tăng sức mua. Tại hội thảo “Chứng nhận HALAL và tiềm năng thị trường Hồi giáo đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam” do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức, ông Ng. Chee Kong, Đại diện Hiệp hội Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Malaysia cho biết, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông nói “Việt Nam là nước có thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp, vì vậy, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hồi giáo là rất lớn”. Thị trường Hồi giáo ổn định do nhu cầu tiêu dùng ổn định. Hàng thủy sản Việt Nam dễ dàng thích hợp với thị trường này.
Ông Chee Kong lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường Hội giáo, trước hết cần hợp tác với các nước đông dân Hồi giáo hoặc có chứng nhận HALAL được công nhận. Malaysia là một ví dụ. Hàng năm, Malaysia nhập khẩu trên 300 ngàn tấn hải sản các loại.
Theo tài liệu từ tham tán Thương mại Malaysia, hiện nay, cá Việt Nam đứng hàng thứ 8 trong 63 nước xuất khẩu sang Malaysia. Tôm đứng hàng thứ 3 trong số 46 nước xuất khẩu vào Malaysia. Cua mực và nhuyễn thể đứng hàng thứ 3 trong số 33 nước xuất vào đất nước này. Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ở Malaysia ngày một tăng, từ mức 45kg/người/ năm như hiện nay dự báo lên 61 kg/người/năm vào năm 2010.
Hơn nữa, Cộng đồng Hồi giáo thế giới chấp nhận những sản phẩm HALAL được sản xuất và chế biến tại Malaysia. Hiện nay, Malaysia định vị như 1 Trung tâm cung cấp thực phẩm HALAL cho thế giới. Với lý do này, ông cho rằng, Việt Nam có thể cung cấp nguyên vật liệu, còn khâu chế biến do doanh nghiệp Malaysia thực hiện vì họ có kinh nghiệm trong chế biến thực phầm HALAL.
Giấy thông hành HALAL vào thị trường Hồi giáo
Ông Abdoromang, ủy viên giáo lý Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Tp.HCM cho biết, HALAL được xem là giấy thông hành được các nước Hồi giáo. Ngày nay, người Hồi giáo đi mua hàng thường khó xác định sản phẩm nào là HALAL. Lo go chứng nhận HALAL sẽ tạo niềm tin và đảm bảo cho người tiêu dùng Hồi giáo. Hiện nay có khoảng 50 doanh nghiệp được cấp chứng nhận HALAL. Trong đó có 20 doanh nghiệp ngành thủy sản.
Các doanh nghiệp có thể nộp đơn xin cấp chứng thư HALAL và cam kết không vi phạm các hướng dẫn gửi đến Ban cộng đồng Hồi giáo ở Tp.HCM. Kèm theo hồ sơ gồm có danh mục sản phẩm xin chứng nhận HALAl, bản sao công bố tiêu chuẩn chất lượng do ngành y tế - dự phòng cấp cho những sản phẩm xin cấp chứng thư HALAL. Trường hợp không có bản công bố thì doanh nghiệp lập bản danh mục thành phần, quy trình sản xuất của những sản phẩm xin cấp chứng nhận HALAL.
Ban công đồng Hồi giáo sẽ khảo sát tại nơi sản xuất để xem xét, xác định sản phẩm được sản xuất chế biến trong những điều kiện phù hợp với các yêu cầu của HALAL. Căn cứ vào báo cáo khảo sát thực tế mà Hội đồng giáo lý sẽ xem xét. Nếu doanh nghiệp đạt yêu cầu, Ban đại diện sẽ cấp HALAL và chứng thư này có giá trị trong vòng 1 năm.
Ông lưu ý các doanh nghiệp, sau khi được cấp chứng nhận HALAL, định kỳ hoặc đột xuất Ban đại diện thực hiện kiểm tra doanh nghiệp. Khi hết hạn HALAL, doanh nghiệp có nhu cầu phải tiếp tục xin cấp hiệu lực mới. Yêu cầu tiếp tục này phải thực hiện ít nhất 1 tháng trước khi hết hạn. Ban đại diện có quyền thu hồi chứng thư HALAL bất cứ lúc nào, nếu doanh nghiệp vi phạm những tiêu chuẩn HALAL do Ban Đại diện đặt ra.
Ông Abdoromang lưu ý rằng, đối với cộng đồng Hồi giáo, lợn là con vật cấm nghiêm ngặt nhất. Vì vậy, họ không được sử dụng thịt lợn hoặc bất kỳ sản phẩm nào chế biến từ thịt lợn, mỡ lợn, bia, rượu, các chất gây say, cồn và tạp chất. Đồng thời cấm nghiêm ngặt không sử dụng máu và các sản phẩm từ máu. Các sản phẩm này không được xin cấp HALAL.
Cộng đồng này không cấp cho những sản phẩm không phải là thịt nhưng có hương vị lợn. Các lọai gia vị có nguồn gốc từ động vật như Gellatine, dầu mỡ gà, vịt, bò... phải có chứng nhận nguồn gốc HALAL. Trong quá trình chuẩn bị, chế biến, vận chuyển và bảo quản các sản phẩm HALAL phải giữ không được tiếp xúc với các sản phẩm không phải HALAL. Dây chuyền sản xuất phải được tẩy uế làm sạch...
(*) Theo Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Tp.HCM, HALAL là lời của thương đế Allah trong Thiên kinh Koran, được hiểu là “được phép” hoặc “hợp pháp” về mặt Hồi giáo (ISLAM). Các sản phẩm HALAL tức là thượng đế Allah cho phép người Hồi giáo (Muslim) sử dụng.
Dân số Hồi giáo hiện khoảng 1,8 tỷ người trên 112 quốc gia, chiếm 25% dân số thế giới. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 2,9%, trong khi tỷ lệ tăng dân số trung bình của thế giới là 2,3%. Hàng năm, thế giới chi tiêu khoảng 442 tỷ USD cho việc mua thực phẩm, trong đó Hồi giáo tiêu thụ 150 tỷ USD cho thực phẩm.
Cơ hội cho thủy sản Việt Nam
Sự tăng dân số và thu nhập dẫn đến tăng sức mua. Tại hội thảo “Chứng nhận HALAL và tiềm năng thị trường Hồi giáo đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam” do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức, ông Ng. Chee Kong, Đại diện Hiệp hội Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Malaysia cho biết, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông nói “Việt Nam là nước có thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp, vì vậy, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hồi giáo là rất lớn”. Thị trường Hồi giáo ổn định do nhu cầu tiêu dùng ổn định. Hàng thủy sản Việt Nam dễ dàng thích hợp với thị trường này.
Ông Chee Kong lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường Hội giáo, trước hết cần hợp tác với các nước đông dân Hồi giáo hoặc có chứng nhận HALAL được công nhận. Malaysia là một ví dụ. Hàng năm, Malaysia nhập khẩu trên 300 ngàn tấn hải sản các loại.
Theo tài liệu từ tham tán Thương mại Malaysia, hiện nay, cá Việt Nam đứng hàng thứ 8 trong 63 nước xuất khẩu sang Malaysia. Tôm đứng hàng thứ 3 trong số 46 nước xuất khẩu vào Malaysia. Cua mực và nhuyễn thể đứng hàng thứ 3 trong số 33 nước xuất vào đất nước này. Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ở Malaysia ngày một tăng, từ mức 45kg/người/ năm như hiện nay dự báo lên 61 kg/người/năm vào năm 2010.
Hơn nữa, Cộng đồng Hồi giáo thế giới chấp nhận những sản phẩm HALAL được sản xuất và chế biến tại Malaysia. Hiện nay, Malaysia định vị như 1 Trung tâm cung cấp thực phẩm HALAL cho thế giới. Với lý do này, ông cho rằng, Việt Nam có thể cung cấp nguyên vật liệu, còn khâu chế biến do doanh nghiệp Malaysia thực hiện vì họ có kinh nghiệm trong chế biến thực phầm HALAL.
Giấy thông hành HALAL vào thị trường Hồi giáo
Ông Abdoromang, ủy viên giáo lý Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Tp.HCM cho biết, HALAL được xem là giấy thông hành được các nước Hồi giáo. Ngày nay, người Hồi giáo đi mua hàng thường khó xác định sản phẩm nào là HALAL. Lo go chứng nhận HALAL sẽ tạo niềm tin và đảm bảo cho người tiêu dùng Hồi giáo. Hiện nay có khoảng 50 doanh nghiệp được cấp chứng nhận HALAL. Trong đó có 20 doanh nghiệp ngành thủy sản.
Các doanh nghiệp có thể nộp đơn xin cấp chứng thư HALAL và cam kết không vi phạm các hướng dẫn gửi đến Ban cộng đồng Hồi giáo ở Tp.HCM. Kèm theo hồ sơ gồm có danh mục sản phẩm xin chứng nhận HALAl, bản sao công bố tiêu chuẩn chất lượng do ngành y tế - dự phòng cấp cho những sản phẩm xin cấp chứng thư HALAL. Trường hợp không có bản công bố thì doanh nghiệp lập bản danh mục thành phần, quy trình sản xuất của những sản phẩm xin cấp chứng nhận HALAL.
Ban công đồng Hồi giáo sẽ khảo sát tại nơi sản xuất để xem xét, xác định sản phẩm được sản xuất chế biến trong những điều kiện phù hợp với các yêu cầu của HALAL. Căn cứ vào báo cáo khảo sát thực tế mà Hội đồng giáo lý sẽ xem xét. Nếu doanh nghiệp đạt yêu cầu, Ban đại diện sẽ cấp HALAL và chứng thư này có giá trị trong vòng 1 năm.
Ông lưu ý các doanh nghiệp, sau khi được cấp chứng nhận HALAL, định kỳ hoặc đột xuất Ban đại diện thực hiện kiểm tra doanh nghiệp. Khi hết hạn HALAL, doanh nghiệp có nhu cầu phải tiếp tục xin cấp hiệu lực mới. Yêu cầu tiếp tục này phải thực hiện ít nhất 1 tháng trước khi hết hạn. Ban đại diện có quyền thu hồi chứng thư HALAL bất cứ lúc nào, nếu doanh nghiệp vi phạm những tiêu chuẩn HALAL do Ban Đại diện đặt ra.
Ông Abdoromang lưu ý rằng, đối với cộng đồng Hồi giáo, lợn là con vật cấm nghiêm ngặt nhất. Vì vậy, họ không được sử dụng thịt lợn hoặc bất kỳ sản phẩm nào chế biến từ thịt lợn, mỡ lợn, bia, rượu, các chất gây say, cồn và tạp chất. Đồng thời cấm nghiêm ngặt không sử dụng máu và các sản phẩm từ máu. Các sản phẩm này không được xin cấp HALAL.
Cộng đồng này không cấp cho những sản phẩm không phải là thịt nhưng có hương vị lợn. Các lọai gia vị có nguồn gốc từ động vật như Gellatine, dầu mỡ gà, vịt, bò... phải có chứng nhận nguồn gốc HALAL. Trong quá trình chuẩn bị, chế biến, vận chuyển và bảo quản các sản phẩm HALAL phải giữ không được tiếp xúc với các sản phẩm không phải HALAL. Dây chuyền sản xuất phải được tẩy uế làm sạch...
(*) Theo Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Tp.HCM, HALAL là lời của thương đế Allah trong Thiên kinh Koran, được hiểu là “được phép” hoặc “hợp pháp” về mặt Hồi giáo (ISLAM). Các sản phẩm HALAL tức là thượng đế Allah cho phép người Hồi giáo (Muslim) sử dụng.