“Đối tác trong nước là chiến lược”
Vì sao Vietnam Eximbank lại nhượng 6,42% cổ phần với giá 90 triệu đô la Mỹ cho tập đoàn Kinh Đô?
Giữa lúc nhiều ngân hàng trong nước bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài để trở thành đối tác chiến lược của nhau thì Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Eximbank) lại nhượng 6,42% cổ phần với giá 90 triệu đô la Mỹ cho tập đoàn Kinh Đô.
Báo giới đã có cuộc trò chuyện với các tổng giám đốc của hai doanh nghiệp trên về sự kiện này.
Trong thời buổi hội nhập, sao Vietnam Eximbank và Kinh Đô lại chọn hướng đi có vẻ “khép kín” như vậy?
Ông Phạm Văn Thiệt, Tổng giám đốc Vietnam Eximbank: Đã có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng nước ngoài đến đặt vấn đề hợp tác với Vietnam Eximbank nhưng Hội đồng Quản trị có chủ trương nội lực phải mạnh trước khi tính chuyện hợp tác với nước ngoài.
Và điều đó chỉ có thể có khi các cổ đông lớn của Vietnam Eximbank là những tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam.
Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc tập đoàn Kinh Đô: Đây là bước đầu của chiến lược đầu tư tài chính, bên cạnh ba hướng đầu tư chủ lực khác là thực phẩm, địa ốc và dịch vụ bán lẻ mà Kinh Đô triển khai. Kinh Đô chọn Vietnam Eximbank vì đây là ngân hàng hoạt động có uy tín và hiệu quả, không gian phát triển còn rộng do chưa có nước ngoài tham gia và cũng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Mỗi bên sẽ được gì khi trở thành đối tác chiến lược?
Ông Trần Lệ Nguyên: Từ năm 2007, Kinh Đô đầu tư mạnh vào địa ốc, những dự án này sẽ được ưu tiên tài trợ vốn từ Vietnam Eximbank. Mặt khác, khách hàng tham gia dự án địa ốc của Kinh Đô cũng sẽ được giao dịch quaVietnam Eximbank với hạn mức tín dụng lớn hơn trong thời hạn dài hơn so với các ngân hàng khác.
Ông Phạm Văn Thiệt: Với Vietnam Eximbank, cái được sẽ là việc Kinh Đô mở tài khoản giao dịch tạiVietnam Eximbank (tổng doanh thu năm 2006 của tập đoàn Kinh Đô đạt hơn 2.000 tỉ đồng), triển khai lắp đặt hệ thống ATM của Vietnam Eximbank tại hơn 65.000 điểm bán lẻ của Kinh Đô trên cả nước.
Đối với việc cho vay các dự án của Kinh Đô, việc họ sở hữu 6,42% cổ phần với trị giá gần 1.500 tỉ đồng là một khoản đảm bảo cho cả hai. Còn nếu nhu cầu vay của Kinh Đô vượt quá quy định hiện hành, Vietnam Eximbank sẽ đứng ra thu xếp vốn, kêu gọi hợp vốn từ các ngân hàng khác.
Sau Kinh Đô, Vietnam Eximbank sẽ có thêm đối tác chiến lược nào khác?
Ông Phạm Văn Thiệt: Tôi tin đó sẽ là những tập đoàn kinh tế mạnh trong nước, cả tư nhân và nhà nước. Chúng tôi sẽ khai thác thế mạnh của nhau, đẩy mạnh phát triển nhưng không mất nhiều thời gian và chi phí cho đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới. Đương nhiên mỗi sự hợp tác đều không xâm phạm quyền lợi của nhau.
Thực tế cho thấy hướng đi này là phù hợp và đang được vài doanh nghiệp triển khai, vừa mới đây là hợp tác chiến lược giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra).
90 triệu đô la Mỹ và 6,42% cổ phần. Ông nghĩ gì về hai con số trên?
Ông Phạm Văn Thiệt: Kỳ vọng bán cổ phần cho nước ngoài nhằm đạt được giá cao, tăng uy tín cho ngân hàng, có thêm hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng là điều đúng đắn. Tuy nhiên xét theo thực tế của Vietnam Eximbank thì khó đạt được như ý muốn.
Trong khi đó, với sự tham gia của tập đoàn Kinh Đô, ngay lập tức Vietnam Eximbank có thêm thị phần, khách hàng, sản phẩm và uy tín thương hiệu cũng tăng lên. Về giá, có thể nói “được” hơn của nước ngoài. Còn chuyện kỹ thuật hay nghiệp vụ, một khi nội lực đã mạnh, ta có thể chọn thuê những chuyên gia hàng đầu thế giới lúc nào chẳng được.
Kinh Đô đã có các đối tác chiến lược như Prudential, Cadbury, Vina Capital…, nay là Vietnam Eximbank. Quan điểm của ông về hợp tác là thế nào?
Với Kinh Đô, cái gì không chuyên thì sẽ hợp tác, mà lĩnh vực đầu tư tài chính là một ví dụ. Theo tôi, bây giờ là thời điểm mà các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trong nước cần tìm đến với nhau để tạo thêm sức mạnh và lợi thế cạnh tranh trong đàm phán và làm ăn với nước ngoài.
* Kinh Đô có ba dự án sẽ triển khai tại Tp.HCM:
- Dự án cao ốc văn phòng hơn 40 tầng tại trung tâm quận 1, có tổng vốn đầu tư là 1.727 tỉ đồng với diện tích sàn xây dựng là 106.925 mét vuông, trong đó diện tích văn phòng là 102.375 mét vuông.
- Dự án khu phức hợp văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, có diện tích xây dựng là 143.138 mét vuông, tổng vốn đầu tư là 855 tỉ đồng.
- Dự án căn hộ cao cấp tại Thủ Đức có diện tích đất 51.422 mét vuông, diện tích xây dựng 20.569 mét vuông (mật độ xây dựng 40%), tổng diện tích sàn xây dựng 321.899 mét vuông với tổng vốn đầu tư 1.390 tỉ đồng.
Tại ba dự án trên, nguồn vốn từ chủ sở hữu gồm Công ty Cổ phần Kinh Đô và Công ty Cổ phần Địa ốc Kinh Đô sẽ vào khoảng 1.807 tỉ đồng, phần còn lại sẽ huy động bằng việc phát hành thêm cổ phiếu cho đối tác chiến lược và các nhà đầu tư lớn.
Báo giới đã có cuộc trò chuyện với các tổng giám đốc của hai doanh nghiệp trên về sự kiện này.
Trong thời buổi hội nhập, sao Vietnam Eximbank và Kinh Đô lại chọn hướng đi có vẻ “khép kín” như vậy?
Ông Phạm Văn Thiệt, Tổng giám đốc Vietnam Eximbank: Đã có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng nước ngoài đến đặt vấn đề hợp tác với Vietnam Eximbank nhưng Hội đồng Quản trị có chủ trương nội lực phải mạnh trước khi tính chuyện hợp tác với nước ngoài.
Và điều đó chỉ có thể có khi các cổ đông lớn của Vietnam Eximbank là những tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam.
Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc tập đoàn Kinh Đô: Đây là bước đầu của chiến lược đầu tư tài chính, bên cạnh ba hướng đầu tư chủ lực khác là thực phẩm, địa ốc và dịch vụ bán lẻ mà Kinh Đô triển khai. Kinh Đô chọn Vietnam Eximbank vì đây là ngân hàng hoạt động có uy tín và hiệu quả, không gian phát triển còn rộng do chưa có nước ngoài tham gia và cũng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Mỗi bên sẽ được gì khi trở thành đối tác chiến lược?
Ông Trần Lệ Nguyên: Từ năm 2007, Kinh Đô đầu tư mạnh vào địa ốc, những dự án này sẽ được ưu tiên tài trợ vốn từ Vietnam Eximbank. Mặt khác, khách hàng tham gia dự án địa ốc của Kinh Đô cũng sẽ được giao dịch quaVietnam Eximbank với hạn mức tín dụng lớn hơn trong thời hạn dài hơn so với các ngân hàng khác.
Ông Phạm Văn Thiệt: Với Vietnam Eximbank, cái được sẽ là việc Kinh Đô mở tài khoản giao dịch tạiVietnam Eximbank (tổng doanh thu năm 2006 của tập đoàn Kinh Đô đạt hơn 2.000 tỉ đồng), triển khai lắp đặt hệ thống ATM của Vietnam Eximbank tại hơn 65.000 điểm bán lẻ của Kinh Đô trên cả nước.
Đối với việc cho vay các dự án của Kinh Đô, việc họ sở hữu 6,42% cổ phần với trị giá gần 1.500 tỉ đồng là một khoản đảm bảo cho cả hai. Còn nếu nhu cầu vay của Kinh Đô vượt quá quy định hiện hành, Vietnam Eximbank sẽ đứng ra thu xếp vốn, kêu gọi hợp vốn từ các ngân hàng khác.
Sau Kinh Đô, Vietnam Eximbank sẽ có thêm đối tác chiến lược nào khác?
Ông Phạm Văn Thiệt: Tôi tin đó sẽ là những tập đoàn kinh tế mạnh trong nước, cả tư nhân và nhà nước. Chúng tôi sẽ khai thác thế mạnh của nhau, đẩy mạnh phát triển nhưng không mất nhiều thời gian và chi phí cho đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới. Đương nhiên mỗi sự hợp tác đều không xâm phạm quyền lợi của nhau.
Thực tế cho thấy hướng đi này là phù hợp và đang được vài doanh nghiệp triển khai, vừa mới đây là hợp tác chiến lược giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra).
90 triệu đô la Mỹ và 6,42% cổ phần. Ông nghĩ gì về hai con số trên?
Ông Phạm Văn Thiệt: Kỳ vọng bán cổ phần cho nước ngoài nhằm đạt được giá cao, tăng uy tín cho ngân hàng, có thêm hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng là điều đúng đắn. Tuy nhiên xét theo thực tế của Vietnam Eximbank thì khó đạt được như ý muốn.
Trong khi đó, với sự tham gia của tập đoàn Kinh Đô, ngay lập tức Vietnam Eximbank có thêm thị phần, khách hàng, sản phẩm và uy tín thương hiệu cũng tăng lên. Về giá, có thể nói “được” hơn của nước ngoài. Còn chuyện kỹ thuật hay nghiệp vụ, một khi nội lực đã mạnh, ta có thể chọn thuê những chuyên gia hàng đầu thế giới lúc nào chẳng được.
Kinh Đô đã có các đối tác chiến lược như Prudential, Cadbury, Vina Capital…, nay là Vietnam Eximbank. Quan điểm của ông về hợp tác là thế nào?
Với Kinh Đô, cái gì không chuyên thì sẽ hợp tác, mà lĩnh vực đầu tư tài chính là một ví dụ. Theo tôi, bây giờ là thời điểm mà các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trong nước cần tìm đến với nhau để tạo thêm sức mạnh và lợi thế cạnh tranh trong đàm phán và làm ăn với nước ngoài.
* Kinh Đô có ba dự án sẽ triển khai tại Tp.HCM:
- Dự án cao ốc văn phòng hơn 40 tầng tại trung tâm quận 1, có tổng vốn đầu tư là 1.727 tỉ đồng với diện tích sàn xây dựng là 106.925 mét vuông, trong đó diện tích văn phòng là 102.375 mét vuông.
- Dự án khu phức hợp văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, có diện tích xây dựng là 143.138 mét vuông, tổng vốn đầu tư là 855 tỉ đồng.
- Dự án căn hộ cao cấp tại Thủ Đức có diện tích đất 51.422 mét vuông, diện tích xây dựng 20.569 mét vuông (mật độ xây dựng 40%), tổng diện tích sàn xây dựng 321.899 mét vuông với tổng vốn đầu tư 1.390 tỉ đồng.
Tại ba dự án trên, nguồn vốn từ chủ sở hữu gồm Công ty Cổ phần Kinh Đô và Công ty Cổ phần Địa ốc Kinh Đô sẽ vào khoảng 1.807 tỉ đồng, phần còn lại sẽ huy động bằng việc phát hành thêm cổ phiếu cho đối tác chiến lược và các nhà đầu tư lớn.