Đối thủ “nặng ký” của tôm sú Việt Nam
Tôm sú Việt Nam đang bị tôm thẻ chân trắng cạnh tranh rất mạnh tại nhiều thị trường truyền thống
Tôm sú Việt Nam đang bị tôm thẻ chân trắng cạnh tranh rất mạnh tại nhiều thị trường truyền thống.
Ở một số hội chợ quốc tế, đối tác đã huỷ các đơn hàng tôm sú của Việt Nam, chuyển sang tôm thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc...
Ưu thế giá rẻ, năng suất, chất lượng cao cùng với nguy cơ phát sinh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm của tôm thẻ chân trắng đang đặt những người nuôi tôm, các cơ quan quản lý trước áp lực của việc phát triển diện tích tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.
Trước đây, tôm thẻ chân trắng là loại tôm nuôi ở Bắc Mỹ và các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ như Hoa Kỳ, Venezuela và Brazil. Gần đây, loại tôm này được nuôi nhiều tại các nước châu Á như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. Tôm chân trắng dễ nuôi và có năng suất cao gấp 2 lần so với tôm sú nên chi phí sản xuất, giá thành hạ (giá thấp hơn 25% - 30% so với tôm sú), hơn nữa nguồn cung cấp lại ổn định. Nhược điểm lớn nhất của loại tôm này là bị nhiều loại dịch bệnh khác nhau.
Trên thực tế, Bộ Thuỷ sản (cũ) đã cấm sản xuất tôm thẻ chân trắng giống và nuôi lẫn với tôm sú từ năm 2003, do lo ngại việc nhập lậu tôm bố mẹ, tôm giống (post) qua biên giới bằng đường bộ - vốn rất phức tạp và khó kiểm soát. Tình trạng một số doanh nghiệp được cấp phép nhập tôm thẻ chân trắng, khi làm thủ tục kiểm dịch cho các lô tôm bố mẹ, tôm giống đều kèm theo giấy chứng nhận sạch bệnh, song trên thực tế tôm giống từ nguồn tôm bố mẹ này được nuôi ở một số địa phương cho kết quả không ổn định, hiện tượng tôm nhiễm bệnh vẫn xảy ra.
Đến 2006, Bộ Thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nhưng vẫn cấm nuôi tôm này ở các tỉnh ĐBSCL. Gần đây, trước nhu cầu thị trường về tôm thẻ chân trắng, tại Phú Yên và Quảng Nam, một hộ dân đã quy hoạch nuôi 4 ha tôm thẻ chân trắng với nguồn giống sạch bệnh nhập từ Hoa Kỳ, năng suất đạt 15 tấn/ha.
Còn theo Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (NAFIQUAVED), chỉ các công ty lớn nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung mới có đủ điều kiện nuôi tách biệt đảm bảo cách ly về dịch bệnh, còn lại các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ mang tính tự phát, rất khó kiểm soát dịch bệnh.
Khảo sát tại Thái Lan cho thấy, nước này đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đời thứ 7, sạch bệnh. Người nuôi tôm ở Thái Lan đã nuôi thành công tôm thẻ chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú), có ưu thế vượt trội về năng suất, đạt 25-30 tấn/ha/vụ; lợi nhuận thu được cao gấp 2-3 lần so với tôm sú.
Dự báo sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 sẽ đạt 533.000 tấn, gồm 160.000 tấn tôm sú và 373.000 tấn tôm thẻ chân trắng. Còn tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm chân trắng ở nước này sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi tôm chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học...
Trên phạm vi toàn cầu, tôm thẻ chân trắng đang chiếm tới 2/3 tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới. Ở châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tôm sú chỉ cố gắng duy trì ở một sản lượng nhất định, thì tôm chân trắng nhảy vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn (năm 2006) và ước đạt 1,8 triệu tấn (2009). Đặc biệt, việc gia tăng nhanh sản lượng tôm thẻ chân trắng là do các nước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng tôm. Trong khi đó, Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu nào về việc này, thiếu một chính sách rõ ràng về quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm giống bố mẹ.
Tuy nhiên, áp lực từ tôm chân trắng đã đặt người nuôi tôm, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam đứng trước sự lựa chọn mới. VASEP vừa kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có định hướng phát triển tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam, nhất là xem xét lại lệnh cấm nuôi tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đã ban hành trước đây.
Tuy nhiên vấn đề đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các hồ nuôi tôm chân trắng cần phải được đặt ra một cách nghiêm túc. Bởi nếu không kiểm soát nghiêm ngặt, tỷ lệ lây nhiễm chéo bệnh từ tôm thẻ chân trắng sang tôm sú là rất lớn, lên tới 25%. Bệnh thường gặp nhất ở con tôm này là hội chứng Taura - gây thiệt hại lớn về sản lượng và đe dọa tới môi trường nuôi. Vì vậy, mặc dù đã tổ chức hai cuộc hội thảo lớn, có sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế (năm 2003 và 2005), phía cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về việc cho phép nuôi rộng tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.
Trước đề nghị của VASEP và nhu cầu thực tế thị trường, tháng 12/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức một hội thảo khoa học về con tôm này tại Tp.HCM. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng thư ký VASEP, cho rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển tôm thẻ chân trắng nếu nhập tôm giống bố mẹ sạch bệnh và kiểm soát chặt quá trình nhập khẩu. Khi đó, nông dân sẽ có thêm sự lựa chọn cho ao nuôi của mình, còn doanh nghiệp có điều kiện đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm từ con tôm.
Ở một số hội chợ quốc tế, đối tác đã huỷ các đơn hàng tôm sú của Việt Nam, chuyển sang tôm thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc...
Ưu thế giá rẻ, năng suất, chất lượng cao cùng với nguy cơ phát sinh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm của tôm thẻ chân trắng đang đặt những người nuôi tôm, các cơ quan quản lý trước áp lực của việc phát triển diện tích tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.
Trước đây, tôm thẻ chân trắng là loại tôm nuôi ở Bắc Mỹ và các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ như Hoa Kỳ, Venezuela và Brazil. Gần đây, loại tôm này được nuôi nhiều tại các nước châu Á như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. Tôm chân trắng dễ nuôi và có năng suất cao gấp 2 lần so với tôm sú nên chi phí sản xuất, giá thành hạ (giá thấp hơn 25% - 30% so với tôm sú), hơn nữa nguồn cung cấp lại ổn định. Nhược điểm lớn nhất của loại tôm này là bị nhiều loại dịch bệnh khác nhau.
Trên thực tế, Bộ Thuỷ sản (cũ) đã cấm sản xuất tôm thẻ chân trắng giống và nuôi lẫn với tôm sú từ năm 2003, do lo ngại việc nhập lậu tôm bố mẹ, tôm giống (post) qua biên giới bằng đường bộ - vốn rất phức tạp và khó kiểm soát. Tình trạng một số doanh nghiệp được cấp phép nhập tôm thẻ chân trắng, khi làm thủ tục kiểm dịch cho các lô tôm bố mẹ, tôm giống đều kèm theo giấy chứng nhận sạch bệnh, song trên thực tế tôm giống từ nguồn tôm bố mẹ này được nuôi ở một số địa phương cho kết quả không ổn định, hiện tượng tôm nhiễm bệnh vẫn xảy ra.
Đến 2006, Bộ Thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nhưng vẫn cấm nuôi tôm này ở các tỉnh ĐBSCL. Gần đây, trước nhu cầu thị trường về tôm thẻ chân trắng, tại Phú Yên và Quảng Nam, một hộ dân đã quy hoạch nuôi 4 ha tôm thẻ chân trắng với nguồn giống sạch bệnh nhập từ Hoa Kỳ, năng suất đạt 15 tấn/ha.
Còn theo Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (NAFIQUAVED), chỉ các công ty lớn nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung mới có đủ điều kiện nuôi tách biệt đảm bảo cách ly về dịch bệnh, còn lại các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ mang tính tự phát, rất khó kiểm soát dịch bệnh.
Khảo sát tại Thái Lan cho thấy, nước này đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đời thứ 7, sạch bệnh. Người nuôi tôm ở Thái Lan đã nuôi thành công tôm thẻ chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú), có ưu thế vượt trội về năng suất, đạt 25-30 tấn/ha/vụ; lợi nhuận thu được cao gấp 2-3 lần so với tôm sú.
Dự báo sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 sẽ đạt 533.000 tấn, gồm 160.000 tấn tôm sú và 373.000 tấn tôm thẻ chân trắng. Còn tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm chân trắng ở nước này sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi tôm chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học...
Trên phạm vi toàn cầu, tôm thẻ chân trắng đang chiếm tới 2/3 tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới. Ở châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tôm sú chỉ cố gắng duy trì ở một sản lượng nhất định, thì tôm chân trắng nhảy vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn (năm 2006) và ước đạt 1,8 triệu tấn (2009). Đặc biệt, việc gia tăng nhanh sản lượng tôm thẻ chân trắng là do các nước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng tôm. Trong khi đó, Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu nào về việc này, thiếu một chính sách rõ ràng về quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm giống bố mẹ.
Tuy nhiên, áp lực từ tôm chân trắng đã đặt người nuôi tôm, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam đứng trước sự lựa chọn mới. VASEP vừa kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có định hướng phát triển tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam, nhất là xem xét lại lệnh cấm nuôi tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đã ban hành trước đây.
Tuy nhiên vấn đề đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các hồ nuôi tôm chân trắng cần phải được đặt ra một cách nghiêm túc. Bởi nếu không kiểm soát nghiêm ngặt, tỷ lệ lây nhiễm chéo bệnh từ tôm thẻ chân trắng sang tôm sú là rất lớn, lên tới 25%. Bệnh thường gặp nhất ở con tôm này là hội chứng Taura - gây thiệt hại lớn về sản lượng và đe dọa tới môi trường nuôi. Vì vậy, mặc dù đã tổ chức hai cuộc hội thảo lớn, có sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế (năm 2003 và 2005), phía cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về việc cho phép nuôi rộng tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam.
Trước đề nghị của VASEP và nhu cầu thực tế thị trường, tháng 12/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức một hội thảo khoa học về con tôm này tại Tp.HCM. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng thư ký VASEP, cho rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển tôm thẻ chân trắng nếu nhập tôm giống bố mẹ sạch bệnh và kiểm soát chặt quá trình nhập khẩu. Khi đó, nông dân sẽ có thêm sự lựa chọn cho ao nuôi của mình, còn doanh nghiệp có điều kiện đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm từ con tôm.