Đối xử thế nào với “cô gái đỏng đảnh”?
Có thể ví thị trường chứng khoán Việt Nam như một “cô gái đỏng đảnh”. Cô gái này đem lại điều gì cho nền kinh tế?
Có thể ví thị trường chứng khoán Việt Nam như một “cô gái đỏng đảnh”. Cô gái này đem lại điều gì cho nền kinh tế?
Sau nhiều năm ngủ yên, thị trường bỗng phát triển mạnh trong những tháng vừa qua với những đợt biến động giá bất ngờ theo xu hướng tăng mạnh, ngoài mức dự báo của các nhà kinh tế.
Nỗ lực cải cách khu vực kinh tế quốc doanh, chủ yếu thông qua con đường cổ phần hóa, được tiến hành rất chậm chạp, kéo dài trong nhiều năm. Nay sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ giúp đẩy mạnh quá trình này.
Nếu như trước đây việc cải cách doanh nghiệp nhà nước gắn liền với những khoản chi ngân sách tốn kém thì nay thị trường chứng khoán chính là nơi, trực tiếp hay gián tiếp, giúp chúng ta đẩy mạnh nỗ lực này với chi phí thấp, nhất là khối ngân hàng quốc doanh.
Nếu trước đây giới giám đốc quốc doanh tìm cách trì hoãn việc cổ phần hóa thì nay, với những thành công của các công ty đã cổ phần hóa và niêm yết trên sàn, họ sẽ có nhiều động lực hơn chứ không cần phải chờ sự thúc bách của cơ quan chủ quản.
Thị trường, với những biện pháp quản lý minh bạch, sẽ là phép thử đo lường xem doanh nghiệp đưa ra cổ phần hóa đã được định giá chính xác chưa, việc bán đấu giá cổ phiếu có công bằng hay chưa... Việc tách chức năng chủ quản, việc chuyển các doanh nghiệp quân đội, đoàn thể sang Nhà nước quản lý sẽ dễ dàng hơn với sự hỗ trợ đằng sau của thị trường chứng khoán.
Sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán ở Việt Nam dễ dẫn đến những nguy cơ chỉ riêng có ở nước ta. Tiền đổ nhiều vào thị trường, trước sau gì cũng gây ra hiệu ứng: thừa tiền - thiếu dự án tốt. Chưa gì đã có hiện tượng thị trường địa ốc phục hồi nhờ tiền từ chứng khoán đổ sang.
Thử nghĩ hàng tỉ đôla chạy vòng vòng chắc chắn sẽ có một tỉ lệ không nhỏ đổ vào các dự án kém hiệu quả, gây lãng phí. Sẽ có hàng loạt tòa cao ốc được xây rồi bỏ trống, những dự án chưa được thẩm định đầy đủ đã vội triển khai. Chúng khác với những dự án lãng phí ngày xưa vì chúng thuộc vốn tư nhân nhưng hậu quả đối với nền kinh tế chẳng khác nhau mấy.
Đồng tiền đầu tư gián tiếp trước khi đi vào thị trường chứng khoán phải chuyển đổi thành tiền đồng. Như vậy, dòng tiền này sẽ gây sức ép lên tiền đồng, hoặc phải lên giá, gây khó khăn cho xuất khẩu; hoặc phải tăng lượng tiền đồng trong lưu thông, gây lạm phát.
Chúng ta hãy đưa ra một ví dụ để dễ hình dung: nhà đầu tư đưa vào 1 tỉ đôla, đổi thành 16.100 tỉ đồng để chơi chứng khoán. Chưa cần tính đến lời lỗ của thị trường, nay tỉ giá còn 16.000 đồng/đôla, họ đổi ngược lại, vẫn thu 1 tỉ đôla và bỏ túi 100 tỉ đồng!
Đấy là giả định, còn trong thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ là một chú cừu non trong tầm ngắm của các “cáo già” tài chính quốc tế. Giá lên, giá xuống gì họ cũng có những chiêu thức để kiếm lời.
Những biện pháp mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong thời gian vừa qua là đúng lúc, kịp thời nhưng một số biện pháp vẫn còn mang tính tình thế như ngày xưa, “đau chỗ nào, xức thuốc chỗ ấy”.
Một nguyên tắc của thị trường chứng khoán là lợi nhuận song hành với rủi ro: rủi ro cao được bù đắp bởi lợi nhuận cao. Những người đang say sưa với thị trường không phải là không ý thức những rủi ro có thể xảy ra với đồng tiền của họ - nhưng họ là tuýp người chịu độ rủi ro cao để kỳ vọng lợi nhuận cao. Hãy để cho thị trường quyết định mối quan hệ đó.
Vai trò của giới quản lý là làm sao xây dựng được một sự minh bạch để nhà đầu tư - dù là cá nhân hay tổ chức - đều được tiếp cận thông tin như nhau để chính họ quyết định cân nhắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Ví dụ, thông tin về các ngân hàng vẫn còn trong tình trạng giám sát, các ngân hàng chỉ mới nằm trên giấy...
Đó là người canh cửa, phạt nặng đối với những “chiêu thức” đánh lừa người dân như tìm mọi cách nâng giá cổ phiếu, mua bán nội gián và các loại tội phạm tài chính mà các thị trường lâu năm như Mỹ cũng bị như vụ Enron, Tyco ngày nào.
Đó cũng là sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan nhà nước như Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính để phòng ngừa các dòng vốn đầu cơ ngắn hạn từ các quĩ đầu cơ bên ngoài muốn hưởng lợi nhất thời.
Cái khó của việc quản lý là cân nhắc giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn, là không bị lung lay bởi các tiếng nói khác nhau. Ví dụ, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài đã hiện diện trên thị trường đang vận động để lập ra rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ vào; bên ngoài lại có những ý kiến đòi mở rộng cửa thị trường hơn nữa. Ai cũng có lý lẽ của họ và đấy chỉ là giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau.
Chính tầm nhìn và bản lĩnh của người quản lý sẽ tạo ra sự ổn định dài hạn cho thị trường để nó đóng đúng vai trò của nó.
Sau nhiều năm ngủ yên, thị trường bỗng phát triển mạnh trong những tháng vừa qua với những đợt biến động giá bất ngờ theo xu hướng tăng mạnh, ngoài mức dự báo của các nhà kinh tế.
Nỗ lực cải cách khu vực kinh tế quốc doanh, chủ yếu thông qua con đường cổ phần hóa, được tiến hành rất chậm chạp, kéo dài trong nhiều năm. Nay sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ giúp đẩy mạnh quá trình này.
Nếu như trước đây việc cải cách doanh nghiệp nhà nước gắn liền với những khoản chi ngân sách tốn kém thì nay thị trường chứng khoán chính là nơi, trực tiếp hay gián tiếp, giúp chúng ta đẩy mạnh nỗ lực này với chi phí thấp, nhất là khối ngân hàng quốc doanh.
Nếu trước đây giới giám đốc quốc doanh tìm cách trì hoãn việc cổ phần hóa thì nay, với những thành công của các công ty đã cổ phần hóa và niêm yết trên sàn, họ sẽ có nhiều động lực hơn chứ không cần phải chờ sự thúc bách của cơ quan chủ quản.
Thị trường, với những biện pháp quản lý minh bạch, sẽ là phép thử đo lường xem doanh nghiệp đưa ra cổ phần hóa đã được định giá chính xác chưa, việc bán đấu giá cổ phiếu có công bằng hay chưa... Việc tách chức năng chủ quản, việc chuyển các doanh nghiệp quân đội, đoàn thể sang Nhà nước quản lý sẽ dễ dàng hơn với sự hỗ trợ đằng sau của thị trường chứng khoán.
Sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán ở Việt Nam dễ dẫn đến những nguy cơ chỉ riêng có ở nước ta. Tiền đổ nhiều vào thị trường, trước sau gì cũng gây ra hiệu ứng: thừa tiền - thiếu dự án tốt. Chưa gì đã có hiện tượng thị trường địa ốc phục hồi nhờ tiền từ chứng khoán đổ sang.
Thử nghĩ hàng tỉ đôla chạy vòng vòng chắc chắn sẽ có một tỉ lệ không nhỏ đổ vào các dự án kém hiệu quả, gây lãng phí. Sẽ có hàng loạt tòa cao ốc được xây rồi bỏ trống, những dự án chưa được thẩm định đầy đủ đã vội triển khai. Chúng khác với những dự án lãng phí ngày xưa vì chúng thuộc vốn tư nhân nhưng hậu quả đối với nền kinh tế chẳng khác nhau mấy.
Đồng tiền đầu tư gián tiếp trước khi đi vào thị trường chứng khoán phải chuyển đổi thành tiền đồng. Như vậy, dòng tiền này sẽ gây sức ép lên tiền đồng, hoặc phải lên giá, gây khó khăn cho xuất khẩu; hoặc phải tăng lượng tiền đồng trong lưu thông, gây lạm phát.
Chúng ta hãy đưa ra một ví dụ để dễ hình dung: nhà đầu tư đưa vào 1 tỉ đôla, đổi thành 16.100 tỉ đồng để chơi chứng khoán. Chưa cần tính đến lời lỗ của thị trường, nay tỉ giá còn 16.000 đồng/đôla, họ đổi ngược lại, vẫn thu 1 tỉ đôla và bỏ túi 100 tỉ đồng!
Đấy là giả định, còn trong thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ là một chú cừu non trong tầm ngắm của các “cáo già” tài chính quốc tế. Giá lên, giá xuống gì họ cũng có những chiêu thức để kiếm lời.
Những biện pháp mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong thời gian vừa qua là đúng lúc, kịp thời nhưng một số biện pháp vẫn còn mang tính tình thế như ngày xưa, “đau chỗ nào, xức thuốc chỗ ấy”.
Một nguyên tắc của thị trường chứng khoán là lợi nhuận song hành với rủi ro: rủi ro cao được bù đắp bởi lợi nhuận cao. Những người đang say sưa với thị trường không phải là không ý thức những rủi ro có thể xảy ra với đồng tiền của họ - nhưng họ là tuýp người chịu độ rủi ro cao để kỳ vọng lợi nhuận cao. Hãy để cho thị trường quyết định mối quan hệ đó.
Vai trò của giới quản lý là làm sao xây dựng được một sự minh bạch để nhà đầu tư - dù là cá nhân hay tổ chức - đều được tiếp cận thông tin như nhau để chính họ quyết định cân nhắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Ví dụ, thông tin về các ngân hàng vẫn còn trong tình trạng giám sát, các ngân hàng chỉ mới nằm trên giấy...
Đó là người canh cửa, phạt nặng đối với những “chiêu thức” đánh lừa người dân như tìm mọi cách nâng giá cổ phiếu, mua bán nội gián và các loại tội phạm tài chính mà các thị trường lâu năm như Mỹ cũng bị như vụ Enron, Tyco ngày nào.
Đó cũng là sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan nhà nước như Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính để phòng ngừa các dòng vốn đầu cơ ngắn hạn từ các quĩ đầu cơ bên ngoài muốn hưởng lợi nhất thời.
Cái khó của việc quản lý là cân nhắc giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn, là không bị lung lay bởi các tiếng nói khác nhau. Ví dụ, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài đã hiện diện trên thị trường đang vận động để lập ra rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ vào; bên ngoài lại có những ý kiến đòi mở rộng cửa thị trường hơn nữa. Ai cũng có lý lẽ của họ và đấy chỉ là giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau.
Chính tầm nhìn và bản lĩnh của người quản lý sẽ tạo ra sự ổn định dài hạn cho thị trường để nó đóng đúng vai trò của nó.