“Doing Business 2008 cũng chỉ là một tham số”
Nhận định của chuyên gia WB về vị trí của Việt Nam trong bản báo cáo môi trường kinh doanh 2008
Ngày 26/9, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (ICF) đã công bố bản báo cáo môi trường kinh doanh 2008 (Doing business 2008) của 178 quốc gia trên thế giới.
>>Môi trường kinh doanh của Việt Nam lên hạng
Với bản báo cáo này, vị trí của Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực, từ vị trí 104/175 nước năm 2006 vươn lên vị trí 91/178.
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và sự tác động từ bản báo cáo này đến tâm lý của các nhà đầu tư cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Martin RaMa, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam.
Ông có bình luận gì về vị trí của Việt Nam trong bản báo cáo năm nay?
So với năm 2006, vị trí của Việt Nam đã được cải thiện, từ vị trí 104/175 quốc gia vươn lên 91/178 quốc gia. Điều này đã cho thấy, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã ít nhiều được cải thiện, pháp luật kinh doanh đã ngày càng thông thoáng hơn.
Tuy nhiên, nếu so với một số nước khác trong khu vực thì Việt Nam cũng cần phải cải thiện một số lĩnh vực mà hiện nay còn xếp hạng thấp như: bảo vệ nhà đầu tư, giải thể doanh nghiệp và đóng thuế.
Việt Nam hiện nằm trong số những quốc gia bảo vệ nhà đầu tư kém nhất trước sự lạm dụng tài sản doanh nghiệp của giám đốc hay thành viên hội đồng quản trị. Báo cáo chỉ ra rằng, mặc dù Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp mới của Việt Nam đã quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của giám đốc và thành viên hội đồng quản trị nhưng lại chưa đưa ra cơ chế thực thi các nghĩa vụ này.
Vì vậy theo tôi, dù vị trí trên bảng xếp hạng của Việt Nam năm nay có thấp hơn hay cao hơn năm ngoái một chút thì cũng không phải là điều quá quan trọng. Yếu tố quyết định chính là những gì đang diễn ra trong nền kinh tế và những gì mà các đất nước các bạn đã đạt được.
Theo ông, vị trí của Việt Nam trong bản báo cáo có sát với thực tế những gì các ông được chứng kiến?
Bản báo cáo này được hình thành từ nhiều chỉ số với nhiều kết quả khác nhau. Và trên thực tế thì ngay cả những chỉ số quan trọng khác như GDP, GNP… cũng có những độ sai lệch nhất định, nên sẽ rất khó khi so sánh phương pháp luận của chỉ số này với chỉ số khác.
Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp chung của bản báo cáo thì chúng tôi thấy rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Điều đó có nghĩa là, những con số trong bản báo cáo là tương đối sát với thực tế ở Việt Nam.
Nhưng theo các chuyên gia kinh tế thì báo cáo này sẽ có tác động trực tiếp đến tâm lý và động thái của nhà đầu tư?
Tất nhiên, vì là những con số và những tiêu chí về môi trường kinh doanh nên ít nhiều nó sẽ có những tác động nhất định đến nhà đầu tư. Minh chứng cho việc này là đã có rất nhiều ông chủ của các tập đoàn lớn tìm mua bản báo cáo này.
Nhưng mục đích chính khiến các nhà đầu tư quan tâm đến bản báo cáo không phải là họ muốn biết ở quốc gia này có vị trí tăng hay giảm, mà họ muốn có sự so sánh giữa các quốc gia để làm yếu tố tham vấn cho quyết định đầu tư.
Vì vậy, tôi xin nhấn mạnh rằng, môi trường kinh doanh cũng chỉ là một yếu tố trong rất nhiều yếu tố khác quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Chẳng hạn, để biết chính xác một bệnh nhân sốt vì nguyên nhân gì thì chúng ta không thể chỉ căn cứ vào nhiệt độ cơ thể mà còn phải tiến hành nhiều xét nghiệm khác.
Do đó, các doanh nghiệp cũng chỉ nên coi đây là một tham số để từ đó đánh giá các lĩnh vực khác trong chuỗi hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình.
Vậy, các chuyên gia kinh tế Việt Nam đã có những phản ứng gì đối với bản báo cáo năm nay, thưa ông?
Như tôi nói ban đầu, đây không phải là một bản báo cáo hoàn chỉnh, trọn vẹn. Do đó, các phương pháp, không gian và thời gian tiếp cận cũng khác nhau cho nên sẽ đưa đến những hạn chế nhất định. Điều này tất yếu sẽ gặp phải những phản ứng từ các chuyên gia kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam.
Cũng nhiều ý kiến cho rằng, vị trí 91/178 là không chính xác với Việt Nam. Bởi vào thời điểm họ khảo sát thì khi đó Việt Nam chưa có nhiều văn bản, các quy định ưu đãi cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, các nhà kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, việc đưa ra các tiêu chí để bình chọn, đánh giá là không sát thực tế. Chẳng hạn, họ phàn nàn về việc báo cáo chỉ đề cập đến vấn đề đăng ký kinh doanh nhưng lại chỉ bó hẹp trong vấn đề cấp phép xây dựng.
Ngoài ra, họ cũng nghi ngờ về những con số tuyệt đối và phương pháp tiếp cận.
Còn Chính phủ Việt Nam đã có những phản ứng như thế nào sau những bản báo cáo trước đây?
Đến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa nhận được những phản ứng chính thức hay những bức thư, văn bản chính thức từ Chính phủ Việt Nam về việc phàn nàn, nhận xét gì với vị trí của Việt Nam cũng như là báo cáo.
Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi thấy ở Việt Nam đã có những chính sách thay đổi theo hướng tích cực. Và đáng mừng là những thay đổi này có liên quan với những gì đã nêu ra trong các báo cáo trước đây.
Một điểm tích cực khác mà chúng tôi ghi nhận từ Việt Nam đó là việc Chính phủ tự đề ra những cải cách rất mạnh trên nhiều lĩnh vực. Còn nếu nói rằng, vì một bản báo cáo nào đó để Chính phủ phải đưa ra những quyết định cải cách thì sẽ là một việc khó khăn.
Tương tự như vậy, cũng khó có thể nói rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động từ bản báo cáo bởi đây cũng chỉ là một trong số rất nhiều yếu tố để tạo ra một môi trường chung. Chiến lược, quyết sách của chính phủ mới là yếu tố đóng vai trò quyết định cho toàn bộ nền kinh tế.
>>Môi trường kinh doanh của Việt Nam lên hạng
Với bản báo cáo này, vị trí của Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực, từ vị trí 104/175 nước năm 2006 vươn lên vị trí 91/178.
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và sự tác động từ bản báo cáo này đến tâm lý của các nhà đầu tư cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Martin RaMa, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam.
Ông có bình luận gì về vị trí của Việt Nam trong bản báo cáo năm nay?
So với năm 2006, vị trí của Việt Nam đã được cải thiện, từ vị trí 104/175 quốc gia vươn lên 91/178 quốc gia. Điều này đã cho thấy, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã ít nhiều được cải thiện, pháp luật kinh doanh đã ngày càng thông thoáng hơn.
Tuy nhiên, nếu so với một số nước khác trong khu vực thì Việt Nam cũng cần phải cải thiện một số lĩnh vực mà hiện nay còn xếp hạng thấp như: bảo vệ nhà đầu tư, giải thể doanh nghiệp và đóng thuế.
Việt Nam hiện nằm trong số những quốc gia bảo vệ nhà đầu tư kém nhất trước sự lạm dụng tài sản doanh nghiệp của giám đốc hay thành viên hội đồng quản trị. Báo cáo chỉ ra rằng, mặc dù Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp mới của Việt Nam đã quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của giám đốc và thành viên hội đồng quản trị nhưng lại chưa đưa ra cơ chế thực thi các nghĩa vụ này.
Vì vậy theo tôi, dù vị trí trên bảng xếp hạng của Việt Nam năm nay có thấp hơn hay cao hơn năm ngoái một chút thì cũng không phải là điều quá quan trọng. Yếu tố quyết định chính là những gì đang diễn ra trong nền kinh tế và những gì mà các đất nước các bạn đã đạt được.
Theo ông, vị trí của Việt Nam trong bản báo cáo có sát với thực tế những gì các ông được chứng kiến?
Bản báo cáo này được hình thành từ nhiều chỉ số với nhiều kết quả khác nhau. Và trên thực tế thì ngay cả những chỉ số quan trọng khác như GDP, GNP… cũng có những độ sai lệch nhất định, nên sẽ rất khó khi so sánh phương pháp luận của chỉ số này với chỉ số khác.
Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp chung của bản báo cáo thì chúng tôi thấy rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Điều đó có nghĩa là, những con số trong bản báo cáo là tương đối sát với thực tế ở Việt Nam.
Nhưng theo các chuyên gia kinh tế thì báo cáo này sẽ có tác động trực tiếp đến tâm lý và động thái của nhà đầu tư?
Tất nhiên, vì là những con số và những tiêu chí về môi trường kinh doanh nên ít nhiều nó sẽ có những tác động nhất định đến nhà đầu tư. Minh chứng cho việc này là đã có rất nhiều ông chủ của các tập đoàn lớn tìm mua bản báo cáo này.
Nhưng mục đích chính khiến các nhà đầu tư quan tâm đến bản báo cáo không phải là họ muốn biết ở quốc gia này có vị trí tăng hay giảm, mà họ muốn có sự so sánh giữa các quốc gia để làm yếu tố tham vấn cho quyết định đầu tư.
Vì vậy, tôi xin nhấn mạnh rằng, môi trường kinh doanh cũng chỉ là một yếu tố trong rất nhiều yếu tố khác quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Chẳng hạn, để biết chính xác một bệnh nhân sốt vì nguyên nhân gì thì chúng ta không thể chỉ căn cứ vào nhiệt độ cơ thể mà còn phải tiến hành nhiều xét nghiệm khác.
Do đó, các doanh nghiệp cũng chỉ nên coi đây là một tham số để từ đó đánh giá các lĩnh vực khác trong chuỗi hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình.
Vậy, các chuyên gia kinh tế Việt Nam đã có những phản ứng gì đối với bản báo cáo năm nay, thưa ông?
Như tôi nói ban đầu, đây không phải là một bản báo cáo hoàn chỉnh, trọn vẹn. Do đó, các phương pháp, không gian và thời gian tiếp cận cũng khác nhau cho nên sẽ đưa đến những hạn chế nhất định. Điều này tất yếu sẽ gặp phải những phản ứng từ các chuyên gia kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam.
Cũng nhiều ý kiến cho rằng, vị trí 91/178 là không chính xác với Việt Nam. Bởi vào thời điểm họ khảo sát thì khi đó Việt Nam chưa có nhiều văn bản, các quy định ưu đãi cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, các nhà kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, việc đưa ra các tiêu chí để bình chọn, đánh giá là không sát thực tế. Chẳng hạn, họ phàn nàn về việc báo cáo chỉ đề cập đến vấn đề đăng ký kinh doanh nhưng lại chỉ bó hẹp trong vấn đề cấp phép xây dựng.
Ngoài ra, họ cũng nghi ngờ về những con số tuyệt đối và phương pháp tiếp cận.
Còn Chính phủ Việt Nam đã có những phản ứng như thế nào sau những bản báo cáo trước đây?
Đến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa nhận được những phản ứng chính thức hay những bức thư, văn bản chính thức từ Chính phủ Việt Nam về việc phàn nàn, nhận xét gì với vị trí của Việt Nam cũng như là báo cáo.
Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi thấy ở Việt Nam đã có những chính sách thay đổi theo hướng tích cực. Và đáng mừng là những thay đổi này có liên quan với những gì đã nêu ra trong các báo cáo trước đây.
Một điểm tích cực khác mà chúng tôi ghi nhận từ Việt Nam đó là việc Chính phủ tự đề ra những cải cách rất mạnh trên nhiều lĩnh vực. Còn nếu nói rằng, vì một bản báo cáo nào đó để Chính phủ phải đưa ra những quyết định cải cách thì sẽ là một việc khó khăn.
Tương tự như vậy, cũng khó có thể nói rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động từ bản báo cáo bởi đây cũng chỉ là một trong số rất nhiều yếu tố để tạo ra một môi trường chung. Chiến lược, quyết sách của chính phủ mới là yếu tố đóng vai trò quyết định cho toàn bộ nền kinh tế.