Đón làn sóng đầu tư từ Malaysia
Một số doanh nghiệp đã kinh doanh tại Việt Nam đánh giá chi phí tại Việt Nam thấp hơn khoảng 30% chi phí tại Malaysia
Chương trình xúc tiến đầu tư Việt Nam tại Malaysia (VIPP) năm 2007 với chủ đề “Việt Nam - địa điểm lý tưởng để đặt các nhà máy sản xuất” sẽ được tổ chức tại Kuala Lumpur từ ngày 6 - 10/9 tới đây.
Chương trình này hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội đầu tư, tìm đối tác và cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước.
Nhân dịp này, chúng tôi có buổi trao đổi với ông Ng Chee Kong, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc tế Malaysia.
Xin ông cho biết tại sao các doanh nghiệp Malaysia lại dành nhiều sự quan tâm đối với thị trường đầu tư tại Việt Nam vào thời điểm này như vậy?
Thứ nhất, các nhà đầu tư Malaysia quan tâm đến Việt Nam như là một thị trường có thể giúp họ giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Lấy chi phí lao động là một ví dụ. Tại Malaysia, chi phí lao động cao do phải nhập khẩu lao động từ các nước khác.
Hiện nay có khoảng 100.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia. Nếu các nhà đầu tư Malaysia sang Việt Nam thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí lao động sẽ giảm đi khá nhiều do họ sẽ không phải trả chi phí cho việc nhập khẩu lao động.
Bên cạnh đó, việc quản lý cộng đồng lao động đến từ nhiều quốc gia trong một doanh nghiệp tại Malaysia cũng làm đau đầu các nhà đầu tư. Khi có nhà máy tại Việt Nam, việc quản lý sẽ nhàn hơn nhiều khi chỉ có một cộng đồng lao động.
Một số doanh nghiệp đã kinh doanh tại Việt Nam đánh giá chi phí tại Việt Nam thấp hơn khoảng 30% chi phí tại Malaysia.
Thứ hai, Việt Nam là một thị trường trên 80 triệu dân, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thì sức mua của người dân Việt Nam cũng tăng lên.
Trước đây, nhà đầu tư Malaysia khi đầu tư vào Việt Nam có thể chỉ nghĩ đến việc đầu tư sản xuất tại Việt Nam rồi xuất đi một nước khác.
Hiện nay, các nhà đầu tư Malaysia cũng quan tâm đến chính thị trường Việt Nam vì họ có thể sản xuất, đồng thời bán ngay hàng hoá tại đây.
Một lý do nữa là tại Malaysia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho các tập đoàn đa quốc gia như Panasonic, Intel...
Khi các tập đoàn này có các nhà máy tại Việt Nam, các công ty Malaysia cũng sẽ theo họ sang Việt Nam thành lập các nhà máy vì họ đã biết quy cách và cách thức cung cấp sản phẩm phụ trợ cho các tập đoàn này nên sẽ có những lợi thế trong quan hệ hợp tác và cung cấp sản phẩm tại Việt Nam.
Gần đây, Chính phủ Malaysia đã quan tâm đến tình trạng thiếu lao động tại Malaysia, vì vậy khi phê duyệt các dự án công nghiệp nếu chỉ số sử dụng lao động quá cao so với vốn đầu tư thì Chính phủ sẽ không cấp giấy phép và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tái cấu trúc và đưa sản xuất ra nước ngoài nơi có thị trường lao động tốt và chi phí sử dụng lao động hợp lý.
Chính phủ cũng thành lập quỹ khuyến khích các doanh nghiệp của mình đầu tư ra nước ngoài thông qua việc thành lập quỹ hỗ trợ cho nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài thuộc MIDA.
Ông vừa cho rằng sẽ có một “làn sóng đầu tư” từ Malaysia vào Việt Nam, ông đánh giá thế nào về quy mô và mức độ của làn sóng đầu tư này, so với việc đầu tư của Malaysia vào các nước khác?
Việc dự đoán không phải là dễ dàng, vì khi các nhà đầu tư Malaysia xem xét đầu tư sang Việt Nam thì họ cũng phải xem xét cân nhắc nhiều yếu tố ví dụ hạ tầng, cơ hội đầu tư.
Tuy nhiên, từ những gì nhìn thấy, nghe thấy, tôi thấy rằng trước đây có những làn sóng mà người ta nói tới việc đầu tư sang Trung Quốc hay đầu tư sang Ấn Độ, thì gần đây người ta bắt đầu nhắc tới Việt Nam như một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư.
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO và Malaysia cũng trở thành thành viên của tổ chức này từ nhiều năm nay.
Việc Việt Nam vào WTO và Luật đầu tư mới ra đời sẽ chính là những tiền đề làm cho các nhà đầu tư Malaysia cảm thấy thoải mái hơn khi mà họ vào Việt Nam đầu tư.
Nhưng hiện nay các nhà đầu tư Malaysia vẫn còn chưa hiểu nhiều về các chính sách mới của Việt Nam, có thể là do trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền chưa đủ để cho các nhà đầu tư có thể tìm thấy.
Theo tôi, chúng ta cũng có thể đây là một thời điểm tốt để đưa thông tin ra nhiều hơn để họ - các nhà đầu tư Malaysia - có thể biết về tình hình chính sách mới của Việt Nam trong quá trình kêu gọi đầu tư.
Tôi không biết Việt Nam có chính sách ưu đãi gì dành riêng cho các nhà đầu tư Malaysia hay không, nhưng ở Malaysia có quy định riêng cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Malaysia. Chính phủ Việt Nam cần xem xét một số chính sách đặc biệt hơn với các nhà đầu tư Malaysia.
Vậy điều mà các nhà đầu tư Malaysia trăn trở khi đầu tư vào Việt Nam là gì, thưa ông?
Để các doanh nghiệp Malaysia đầu tư vào Việt Nam thì cũng có một số yếu tố cần xem xét, ví dụ như là địa điểm để đặt nhà máy sản xuất, các nhà đầu tư sẽ chọn miền Bắc, Nam hay Trung...
Họ chưa thật sự phân biệt được lợi thế của từng vùng và nhiều khi phía Việt Nam cũng chưa cung cấp đủ thông tin để các nhà đầu tư hiểu được đối với họ thì đầu tư ở đâu sẽ là có lợi cho họ.
Hai nữa là vấn đề lao động, nguồn cung cấp ở từng địa phương như thế nào, các nhà đầu tư cũng quan tâm đến vấn đề cơ sở hạ tầng đặc biệt là vấn đề điện, việc cắt điện, rồi sự sẵn có của nguyên vật liệu, rồi đối tác mà họ sẽ gặp gỡ, họ cần đàm phán với ai...
Vấn đề chính sách cũng sẽ rất ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Malaysia tại đây.
Ví dụ chính sách về lao động như thế nào, cách tuyển dụng, trả lương, rồi các vấn đề liên quan đến vấn đề sở hữu, rút vốn về nước như thế nào, chuyển lợi nhuận về nước, các vấn đề liên quan đến chính sách thuế, hải quan.
Theo ông, khả năng thành công của chương trình sắp tới sẽ ở mức nào?
Chương trình xúc tiến đầu tư cho các khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế là một chương trình thường niên đã thực hiện từ năm 2006 và năm nay tiếp tục thực hiện.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng năm nay chúng tôi sẽ mời tới hội nghị xúc tiến các công ty đang có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia và cộng đồng các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore đang hoạt động tại Malaysia.
Về phần nội dung chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào nội dung ba trong một của chương trình:
Thứ nhất, Hội nghị xúc tiến đầu tư sẽ cung cấp tất cả các thông tin cơ bản cho các nhà đầu tư quan tâm tới Việt Nam như các thông tin liên quan đến chính sách, các khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế tham gia chương trình, thông tin chia sẻ kinh nghiệm của nhà đầu tư Malaysia đã thành công tại thị trường Việt Nam, thông tin về việc vay vốn ngân hàng khi đầu tư tại Việt Nam.
Thứ hai, phần kết nối kinh doanh trực tiếp với các khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế liên tục trong 03 ngày sẽ giúp các nhà đầu tư có được các thông tin rất cụ thể và có cơ hội trao đổi trực tiếp với những người có thẩm quyền quyết định tại các khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế.
Thứ ba, sau chương trình xúc tiến tại Malaysia chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ hai bên thúc đẩy việc trao đổi thông tin và đàm phán để việc đầu tư thành hiện thực.
Chúng tôi tin tưởng rằng với nội dung và cách tổ chức như trên sẽ mang lại một kết quả tốt.
Chương trình này hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội đầu tư, tìm đối tác và cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước.
Nhân dịp này, chúng tôi có buổi trao đổi với ông Ng Chee Kong, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc tế Malaysia.
Xin ông cho biết tại sao các doanh nghiệp Malaysia lại dành nhiều sự quan tâm đối với thị trường đầu tư tại Việt Nam vào thời điểm này như vậy?
Thứ nhất, các nhà đầu tư Malaysia quan tâm đến Việt Nam như là một thị trường có thể giúp họ giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Lấy chi phí lao động là một ví dụ. Tại Malaysia, chi phí lao động cao do phải nhập khẩu lao động từ các nước khác.
Hiện nay có khoảng 100.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia. Nếu các nhà đầu tư Malaysia sang Việt Nam thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí lao động sẽ giảm đi khá nhiều do họ sẽ không phải trả chi phí cho việc nhập khẩu lao động.
Bên cạnh đó, việc quản lý cộng đồng lao động đến từ nhiều quốc gia trong một doanh nghiệp tại Malaysia cũng làm đau đầu các nhà đầu tư. Khi có nhà máy tại Việt Nam, việc quản lý sẽ nhàn hơn nhiều khi chỉ có một cộng đồng lao động.
Một số doanh nghiệp đã kinh doanh tại Việt Nam đánh giá chi phí tại Việt Nam thấp hơn khoảng 30% chi phí tại Malaysia.
Thứ hai, Việt Nam là một thị trường trên 80 triệu dân, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thì sức mua của người dân Việt Nam cũng tăng lên.
Trước đây, nhà đầu tư Malaysia khi đầu tư vào Việt Nam có thể chỉ nghĩ đến việc đầu tư sản xuất tại Việt Nam rồi xuất đi một nước khác.
Hiện nay, các nhà đầu tư Malaysia cũng quan tâm đến chính thị trường Việt Nam vì họ có thể sản xuất, đồng thời bán ngay hàng hoá tại đây.
Một lý do nữa là tại Malaysia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho các tập đoàn đa quốc gia như Panasonic, Intel...
Khi các tập đoàn này có các nhà máy tại Việt Nam, các công ty Malaysia cũng sẽ theo họ sang Việt Nam thành lập các nhà máy vì họ đã biết quy cách và cách thức cung cấp sản phẩm phụ trợ cho các tập đoàn này nên sẽ có những lợi thế trong quan hệ hợp tác và cung cấp sản phẩm tại Việt Nam.
Gần đây, Chính phủ Malaysia đã quan tâm đến tình trạng thiếu lao động tại Malaysia, vì vậy khi phê duyệt các dự án công nghiệp nếu chỉ số sử dụng lao động quá cao so với vốn đầu tư thì Chính phủ sẽ không cấp giấy phép và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tái cấu trúc và đưa sản xuất ra nước ngoài nơi có thị trường lao động tốt và chi phí sử dụng lao động hợp lý.
Chính phủ cũng thành lập quỹ khuyến khích các doanh nghiệp của mình đầu tư ra nước ngoài thông qua việc thành lập quỹ hỗ trợ cho nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài thuộc MIDA.
Ông vừa cho rằng sẽ có một “làn sóng đầu tư” từ Malaysia vào Việt Nam, ông đánh giá thế nào về quy mô và mức độ của làn sóng đầu tư này, so với việc đầu tư của Malaysia vào các nước khác?
Việc dự đoán không phải là dễ dàng, vì khi các nhà đầu tư Malaysia xem xét đầu tư sang Việt Nam thì họ cũng phải xem xét cân nhắc nhiều yếu tố ví dụ hạ tầng, cơ hội đầu tư.
Tuy nhiên, từ những gì nhìn thấy, nghe thấy, tôi thấy rằng trước đây có những làn sóng mà người ta nói tới việc đầu tư sang Trung Quốc hay đầu tư sang Ấn Độ, thì gần đây người ta bắt đầu nhắc tới Việt Nam như một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư.
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO và Malaysia cũng trở thành thành viên của tổ chức này từ nhiều năm nay.
Việc Việt Nam vào WTO và Luật đầu tư mới ra đời sẽ chính là những tiền đề làm cho các nhà đầu tư Malaysia cảm thấy thoải mái hơn khi mà họ vào Việt Nam đầu tư.
Nhưng hiện nay các nhà đầu tư Malaysia vẫn còn chưa hiểu nhiều về các chính sách mới của Việt Nam, có thể là do trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền chưa đủ để cho các nhà đầu tư có thể tìm thấy.
Theo tôi, chúng ta cũng có thể đây là một thời điểm tốt để đưa thông tin ra nhiều hơn để họ - các nhà đầu tư Malaysia - có thể biết về tình hình chính sách mới của Việt Nam trong quá trình kêu gọi đầu tư.
Tôi không biết Việt Nam có chính sách ưu đãi gì dành riêng cho các nhà đầu tư Malaysia hay không, nhưng ở Malaysia có quy định riêng cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Malaysia. Chính phủ Việt Nam cần xem xét một số chính sách đặc biệt hơn với các nhà đầu tư Malaysia.
Vậy điều mà các nhà đầu tư Malaysia trăn trở khi đầu tư vào Việt Nam là gì, thưa ông?
Để các doanh nghiệp Malaysia đầu tư vào Việt Nam thì cũng có một số yếu tố cần xem xét, ví dụ như là địa điểm để đặt nhà máy sản xuất, các nhà đầu tư sẽ chọn miền Bắc, Nam hay Trung...
Họ chưa thật sự phân biệt được lợi thế của từng vùng và nhiều khi phía Việt Nam cũng chưa cung cấp đủ thông tin để các nhà đầu tư hiểu được đối với họ thì đầu tư ở đâu sẽ là có lợi cho họ.
Hai nữa là vấn đề lao động, nguồn cung cấp ở từng địa phương như thế nào, các nhà đầu tư cũng quan tâm đến vấn đề cơ sở hạ tầng đặc biệt là vấn đề điện, việc cắt điện, rồi sự sẵn có của nguyên vật liệu, rồi đối tác mà họ sẽ gặp gỡ, họ cần đàm phán với ai...
Vấn đề chính sách cũng sẽ rất ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Malaysia tại đây.
Ví dụ chính sách về lao động như thế nào, cách tuyển dụng, trả lương, rồi các vấn đề liên quan đến vấn đề sở hữu, rút vốn về nước như thế nào, chuyển lợi nhuận về nước, các vấn đề liên quan đến chính sách thuế, hải quan.
Theo ông, khả năng thành công của chương trình sắp tới sẽ ở mức nào?
Chương trình xúc tiến đầu tư cho các khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế là một chương trình thường niên đã thực hiện từ năm 2006 và năm nay tiếp tục thực hiện.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng năm nay chúng tôi sẽ mời tới hội nghị xúc tiến các công ty đang có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia và cộng đồng các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore đang hoạt động tại Malaysia.
Về phần nội dung chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào nội dung ba trong một của chương trình:
Thứ nhất, Hội nghị xúc tiến đầu tư sẽ cung cấp tất cả các thông tin cơ bản cho các nhà đầu tư quan tâm tới Việt Nam như các thông tin liên quan đến chính sách, các khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế tham gia chương trình, thông tin chia sẻ kinh nghiệm của nhà đầu tư Malaysia đã thành công tại thị trường Việt Nam, thông tin về việc vay vốn ngân hàng khi đầu tư tại Việt Nam.
Thứ hai, phần kết nối kinh doanh trực tiếp với các khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế liên tục trong 03 ngày sẽ giúp các nhà đầu tư có được các thông tin rất cụ thể và có cơ hội trao đổi trực tiếp với những người có thẩm quyền quyết định tại các khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế.
Thứ ba, sau chương trình xúc tiến tại Malaysia chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ hai bên thúc đẩy việc trao đổi thông tin và đàm phán để việc đầu tư thành hiện thực.
Chúng tôi tin tưởng rằng với nội dung và cách tổ chức như trên sẽ mang lại một kết quả tốt.