Đón tin hỗ trợ, Phố Wall “bật mạnh”
Ngày 12/3, đà tăng của cổ phiếu khối ngân hàng, dược phẩm đã giúp chứng khoán Mỹ tăng mạnh
Ngày 12/3, đà tăng của cổ phiếu khối ngân hàng, dược phẩm đã giúp chứng khoán Mỹ tăng mạnh.
Hôm thứ Năm, Bộ Thương mại Mỹ đã cho biết, doanh thu của các nhà bán lẻ ở nước này trong tháng 2/2009 đã tăng 0,1% sau khi tăng 1,8% trong tháng 1/2009.
Nếu loại trừ doanh thu từ bán ôtô và linh kiện ôtô, thì doanh thu của các nhà bán lẻ ở Mỹ đã tăng 0,7% trong tháng 2 – thấp hơn so với mức tăng 1,6% trong tháng 1/2009.
Trong tháng 2, doanh thu bán ôtô đã giảm 4,3%, doanh thu từ vật liệu xây dựng giảm 0,2%, trong khi doanh thu bán xăng tăng 3,4%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 7/3/2009 đã tăng thêm 9.000 lên 654.000 người, từ mức 645.000 trong tuần trước đó.
Các chỉ số tăng từ 3,46-4,07%
Ngày 12/3, Standard & Poor's đã hạ xếp hạng triển vọng tín dụng đối với Tập đoàn General Electric từ “AAA” xuống “AA+”. Tuy nhiên, đánh giá về triển vọng tổng thể, Standard & Poor's vẫn xếp General Electric ở mức “ổn định”.
“Nguyên nhân chính dẫn đến việc hạ triển vọng này xuất phát từ những khó khăn từ hoạt động tài chính của đơn vị kinh doanh GE Capital”, trích thông cáo của Standard & Poor's.
Phản ứng với quyết định này của Standard & Poor's, giới đầu tư đã tăng mạnh lệnh mua cổ phiếu General Electric, đẩy cổ phiếu này tăng 12,72% lên 9,57 USD/cổ phiếu.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, General Motors vừa thông báo tới nhà chức trách Mỹ rằng hãng có thể trụ vững trong tháng 3/2009 mà không cần phải vay thêm số tiền cứu trợ khẩn cấp 2 tỷ USD như đã yêu cầu trước đó.
Ngay sau khi thông tin này được phát đi, cổ phiếu của General Motors đã tăng thêm 9% trước khi đóng cửa ngày giao dịch với biên độ tăng 17,2%, chốt ở mức 2,18 USD/cổ phiếu.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Bank of America, Kenneth Lewis đã cho biết: “Sẽ là ác mộng đối với các ngân hàng Mỹ nếu bị quốc hữu hóa, nó sẽ quét sạch niềm tin của cổ đông, các chủ nợ và xa hơn là tàn phá nền kinh tế Mỹ”.
Kenneth Lewis cũng khẳng định, ông tự tin rằng Bank of America – ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, sẽ vượt qua được đợt kiểm tra về tình trạng hoạt động của cơ quan chức năng và không cần thêm nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ.
Thông tin đáng chú ý khác, Chủ tịch của Citigroup, ông Richard Parsons đã chính thức lên tiếng khẳng định Citigroup không cần nhận vốn hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ và bày tỏ tự tin rằng, ngân hàng sẽ vẫn duy trì trong sự quản lý của các nhà đầu tư tư nhân.
“Citigroup không cần nhận vốn từ Chính phủ nữa... Citigroup là một trong các ngân hàng mạnh về vốn nhất thế giới”, ông Richard Parsons nói trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo giới.
Theo giới phân tích nhận định, khó có thể tin được Citigroup, JPMorgan Chase và Bank of America lại có thể xoay chuyển nhanh đến như vậy khi công bố có lãi hoặc quan trọng hơn là lên tiếng khẳng định ngân hàng của họ không cần phải cầu viện thêm vốn từ chính phủ.
Trong khi, số tài sản xấu trong bảng cân đối kế toán – vốn là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng, vẫn chưa có cách nào giải quyết được. Điều này khiến Bộ Tài chính Mỹ đang lên kế hoạch để có thể sớm giải trừ số tài sản xấu này thông qua việc rót vốn cho các quỹ đầu tư tư nhân để mua lại.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh, đưa các chỉ số có ba ngày giao dịch thành công liên tiếp.
Thị trường khởi sắc nhờ các thông tin hỗ trợ như: doanh số bán lẻ hàng hóa cho thấy sức mua của người tiêu dùng vẫn tăng; S&P vẫn xếp General Electric ở mức “ổn định” dù đã cắt giảm xếp hạng tín dụng; nhiều ngân hàng lên tiếng không cần nhận hỗ trợ vốn từ Chính phủ Mỹ...
Với phiên tăng điểm này, chỉ số Dow Jones đã chính thức vượt ngưỡng 7.000 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 27/2/2009, tuy nhiên vẫn giảm 49% so với tháng 10/2007.
Cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục duy trì phiên giao dịch thành công khi những lời phát biểu của giám đốc điều hành Bank of America, hay chủ tịch của Citigroup như “chắp cánh” cho đà tăng của khối này.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu khối ngân hàng tăng 11,2%, trong đó cổ phiếu Bank of America tăng gần 19% lên 5,85 USD/cổ phiếu; cổ phiếu JPMorgan tiến thêm 13,7% lên 23,2 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Citigroup tăng 8,4% lên 1,67 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Wells Fargo nhảy 17,4% lên 13,95 USD/cổ phiếu.
Các cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones thuộc khối dược phẩm cũng tăng vọt, trong đó cổ phiếu Pfizer lên 9,6%, cổ phiếu Merck tăng 9,53%...
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 54,46 điểm, tương đương 3,97%, chốt ở mức 1.426,1.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 29,33 điểm, tương đương 4,07%, đóng cửa ở mức 750,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,81 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 11 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,44 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm phiên thứ ba
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm phiên thứ ba liên tiếp nhờ đà tăng của cổ phiếu khối bán lẻ và dược phẩm.
Chỉ số DJ Stoxx European khối bán lẻ ở châu Âu đã tăng 1,8%, trong đó cổ phiếu của tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới – mạnh khi Tập đoàn Roche Holding thông báo nâng mức chào mua số cổ phiếu của Genentech lên 46,8 tỷ USD, tương đương 95 USD/cổ phiếu.
Chốt phiên, cổ phiếu Roche tăng 1,1%, cổ phiếu Basilea Pharma tiến thêm 5,9%, cổ phiếu Novartis nhích 4,3% và cổ phiếu Shire tăng 4,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 18,25 điểm, tương đương 0,49%, chốt ở mức 3.712,06. Khối lượng giao dịch đạt 2,08 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 1,08%, khối lượng giao dịch đạt 35 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,75%, khối lượng giao dịch đạt 183 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đón phiên điều chỉnh giảm
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương phiên này đã giảm 1,1% giá trị, đồng thời kết thúc chuỗi hai ngày tăng điểm liên tiếp trước đó.
Hôm thứ Năm, Văn phòng nội các Nhật cho biết, GDP của nước này trong quý 4/2008 đã tăng trưởng âm 12,1% - thấp hơn so với mức giảm 12,7% được công bố trong tháng trước.
Xuất khẩu sụt giảm cũng như người tiêu dùng Nhật cắt giảm chi tiêu là hai nguyên nhân cơ bản khiến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế sụt giảm.
Chứng khoán Nhật đã giảm mạnh hôm thứ Năm do cổ phiếu của nhiều hãng bảo hiểm, ngân hàng và công ty xuất khẩu lớn.
Cổ phiếu của hãng bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ 5 của Nhật – NipponKoa, đã giảm 10% sau khi có tin hãng này sẽ sáp nhập với công ty bảo hiểm xếp vị trí thứ ba trong ngành, Sompo Japan.
Thương vụ sáp nhập này đã kéo cổ phiếu của nhiều hãng bảo hiểm khác cũng giảm điểm, trong đó cổ phiếu Fuji Fire & Marine Insurance giảm 5,4%, cổ phiếu Aioi Insurance mất 6,8%, cổ phiếu Nissay Dowa General Insurance hạ 5,3%...
Trong khi đó, cổ phiếu khối ngân hàng đã mất điểm với biên độ lớn sau khi tăng mạnh phiên trước, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 3,7%, cổ phiếu Mizuho Financial Group hạ 2,8%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group trượt 5%.
Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu như Sony, Honda, Toyota cũng giảm từ 3,1% đến 6,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 177,87 điểm, tương đương -2,41%, chốt ở mức 7.198,25. Khối lượng giao dịch đạt 1,99 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Trung Quốc vừa cho biết sản xuất công nghiệp của nước này trong 2 tháng đầu năm chỉ tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, do xuất khẩu của nước này sụt giảm mạnh.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết tín dụng cho vay đã đạt 1,07 nghìn tỷ Nhân dân tệ và điều này đang dần đưa hoạt động sản xuất của nước này ổn định trở lại.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục giảm điểm ngày thứ hai với biên độ không đáng kể. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này giảm 0,24%, chốt ở mức 2.133,88.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản đối với đồng Won ở mức 2%/năm.
Sau quyết định này được công bố, đồng Won đã giảm 1,1% giá trị xuống 1.486,7 Won/ 1 USD. Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI đã tăng 0,08%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,11%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,36%. Chỉ số ASX của Australia mất 0,27%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 0,59%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ đã tăng điểm với biên độ tăng 3,24% sau hai ngày nghỉ giao dịch trong tuần.
Hôm thứ Năm, Bộ Thương mại Mỹ đã cho biết, doanh thu của các nhà bán lẻ ở nước này trong tháng 2/2009 đã tăng 0,1% sau khi tăng 1,8% trong tháng 1/2009.
Nếu loại trừ doanh thu từ bán ôtô và linh kiện ôtô, thì doanh thu của các nhà bán lẻ ở Mỹ đã tăng 0,7% trong tháng 2 – thấp hơn so với mức tăng 1,6% trong tháng 1/2009.
Trong tháng 2, doanh thu bán ôtô đã giảm 4,3%, doanh thu từ vật liệu xây dựng giảm 0,2%, trong khi doanh thu bán xăng tăng 3,4%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 7/3/2009 đã tăng thêm 9.000 lên 654.000 người, từ mức 645.000 trong tuần trước đó.
Các chỉ số tăng từ 3,46-4,07%
Ngày 12/3, Standard & Poor's đã hạ xếp hạng triển vọng tín dụng đối với Tập đoàn General Electric từ “AAA” xuống “AA+”. Tuy nhiên, đánh giá về triển vọng tổng thể, Standard & Poor's vẫn xếp General Electric ở mức “ổn định”.
“Nguyên nhân chính dẫn đến việc hạ triển vọng này xuất phát từ những khó khăn từ hoạt động tài chính của đơn vị kinh doanh GE Capital”, trích thông cáo của Standard & Poor's.
Phản ứng với quyết định này của Standard & Poor's, giới đầu tư đã tăng mạnh lệnh mua cổ phiếu General Electric, đẩy cổ phiếu này tăng 12,72% lên 9,57 USD/cổ phiếu.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, General Motors vừa thông báo tới nhà chức trách Mỹ rằng hãng có thể trụ vững trong tháng 3/2009 mà không cần phải vay thêm số tiền cứu trợ khẩn cấp 2 tỷ USD như đã yêu cầu trước đó.
Ngay sau khi thông tin này được phát đi, cổ phiếu của General Motors đã tăng thêm 9% trước khi đóng cửa ngày giao dịch với biên độ tăng 17,2%, chốt ở mức 2,18 USD/cổ phiếu.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Bank of America, Kenneth Lewis đã cho biết: “Sẽ là ác mộng đối với các ngân hàng Mỹ nếu bị quốc hữu hóa, nó sẽ quét sạch niềm tin của cổ đông, các chủ nợ và xa hơn là tàn phá nền kinh tế Mỹ”.
Kenneth Lewis cũng khẳng định, ông tự tin rằng Bank of America – ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, sẽ vượt qua được đợt kiểm tra về tình trạng hoạt động của cơ quan chức năng và không cần thêm nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ.
Thông tin đáng chú ý khác, Chủ tịch của Citigroup, ông Richard Parsons đã chính thức lên tiếng khẳng định Citigroup không cần nhận vốn hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ và bày tỏ tự tin rằng, ngân hàng sẽ vẫn duy trì trong sự quản lý của các nhà đầu tư tư nhân.
“Citigroup không cần nhận vốn từ Chính phủ nữa... Citigroup là một trong các ngân hàng mạnh về vốn nhất thế giới”, ông Richard Parsons nói trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo giới.
Theo giới phân tích nhận định, khó có thể tin được Citigroup, JPMorgan Chase và Bank of America lại có thể xoay chuyển nhanh đến như vậy khi công bố có lãi hoặc quan trọng hơn là lên tiếng khẳng định ngân hàng của họ không cần phải cầu viện thêm vốn từ chính phủ.
Trong khi, số tài sản xấu trong bảng cân đối kế toán – vốn là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng, vẫn chưa có cách nào giải quyết được. Điều này khiến Bộ Tài chính Mỹ đang lên kế hoạch để có thể sớm giải trừ số tài sản xấu này thông qua việc rót vốn cho các quỹ đầu tư tư nhân để mua lại.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh, đưa các chỉ số có ba ngày giao dịch thành công liên tiếp.
Thị trường khởi sắc nhờ các thông tin hỗ trợ như: doanh số bán lẻ hàng hóa cho thấy sức mua của người tiêu dùng vẫn tăng; S&P vẫn xếp General Electric ở mức “ổn định” dù đã cắt giảm xếp hạng tín dụng; nhiều ngân hàng lên tiếng không cần nhận hỗ trợ vốn từ Chính phủ Mỹ...
Với phiên tăng điểm này, chỉ số Dow Jones đã chính thức vượt ngưỡng 7.000 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 27/2/2009, tuy nhiên vẫn giảm 49% so với tháng 10/2007.
Cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục duy trì phiên giao dịch thành công khi những lời phát biểu của giám đốc điều hành Bank of America, hay chủ tịch của Citigroup như “chắp cánh” cho đà tăng của khối này.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu khối ngân hàng tăng 11,2%, trong đó cổ phiếu Bank of America tăng gần 19% lên 5,85 USD/cổ phiếu; cổ phiếu JPMorgan tiến thêm 13,7% lên 23,2 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Citigroup tăng 8,4% lên 1,67 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Wells Fargo nhảy 17,4% lên 13,95 USD/cổ phiếu.
Các cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones thuộc khối dược phẩm cũng tăng vọt, trong đó cổ phiếu Pfizer lên 9,6%, cổ phiếu Merck tăng 9,53%...
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chính ở Mỹ ngày 12/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 12/3: chỉ số Dow Jones tăng 239,66 điểm, tương đương 3,46%, chốt ở mức 7.170,06.Chỉ số Nasdaq phiên này lên 54,46 điểm, tương đương 3,97%, chốt ở mức 1.426,1.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 29,33 điểm, tương đương 4,07%, đóng cửa ở mức 750,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,81 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 11 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,44 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm phiên thứ ba
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm phiên thứ ba liên tiếp nhờ đà tăng của cổ phiếu khối bán lẻ và dược phẩm.
Chỉ số DJ Stoxx European khối bán lẻ ở châu Âu đã tăng 1,8%, trong đó cổ phiếu của tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới – mạnh khi Tập đoàn Roche Holding thông báo nâng mức chào mua số cổ phiếu của Genentech lên 46,8 tỷ USD, tương đương 95 USD/cổ phiếu.
Chốt phiên, cổ phiếu Roche tăng 1,1%, cổ phiếu Basilea Pharma tiến thêm 5,9%, cổ phiếu Novartis nhích 4,3% và cổ phiếu Shire tăng 4,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 18,25 điểm, tương đương 0,49%, chốt ở mức 3.712,06. Khối lượng giao dịch đạt 2,08 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 1,08%, khối lượng giao dịch đạt 35 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,75%, khối lượng giao dịch đạt 183 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đón phiên điều chỉnh giảm
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương phiên này đã giảm 1,1% giá trị, đồng thời kết thúc chuỗi hai ngày tăng điểm liên tiếp trước đó.
Hôm thứ Năm, Văn phòng nội các Nhật cho biết, GDP của nước này trong quý 4/2008 đã tăng trưởng âm 12,1% - thấp hơn so với mức giảm 12,7% được công bố trong tháng trước.
Xuất khẩu sụt giảm cũng như người tiêu dùng Nhật cắt giảm chi tiêu là hai nguyên nhân cơ bản khiến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế sụt giảm.
Chứng khoán Nhật đã giảm mạnh hôm thứ Năm do cổ phiếu của nhiều hãng bảo hiểm, ngân hàng và công ty xuất khẩu lớn.
Cổ phiếu của hãng bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ 5 của Nhật – NipponKoa, đã giảm 10% sau khi có tin hãng này sẽ sáp nhập với công ty bảo hiểm xếp vị trí thứ ba trong ngành, Sompo Japan.
Thương vụ sáp nhập này đã kéo cổ phiếu của nhiều hãng bảo hiểm khác cũng giảm điểm, trong đó cổ phiếu Fuji Fire & Marine Insurance giảm 5,4%, cổ phiếu Aioi Insurance mất 6,8%, cổ phiếu Nissay Dowa General Insurance hạ 5,3%...
Trong khi đó, cổ phiếu khối ngân hàng đã mất điểm với biên độ lớn sau khi tăng mạnh phiên trước, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 3,7%, cổ phiếu Mizuho Financial Group hạ 2,8%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group trượt 5%.
Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu như Sony, Honda, Toyota cũng giảm từ 3,1% đến 6,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 177,87 điểm, tương đương -2,41%, chốt ở mức 7.198,25. Khối lượng giao dịch đạt 1,99 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Trung Quốc vừa cho biết sản xuất công nghiệp của nước này trong 2 tháng đầu năm chỉ tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, do xuất khẩu của nước này sụt giảm mạnh.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết tín dụng cho vay đã đạt 1,07 nghìn tỷ Nhân dân tệ và điều này đang dần đưa hoạt động sản xuất của nước này ổn định trở lại.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục giảm điểm ngày thứ hai với biên độ không đáng kể. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này giảm 0,24%, chốt ở mức 2.133,88.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản đối với đồng Won ở mức 2%/năm.
Sau quyết định này được công bố, đồng Won đã giảm 1,1% giá trị xuống 1.486,7 Won/ 1 USD. Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI đã tăng 0,08%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,11%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,36%. Chỉ số ASX của Australia mất 0,27%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 0,59%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ đã tăng điểm với biên độ tăng 3,24% sau hai ngày nghỉ giao dịch trong tuần.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 6.930,40 | 7.170,06 | 239,66 | 3,46 |
Nasdaq | 1.371,64 | 1.426,10 | 54,46 | 3,97 | |
S&P 500 | 721,36 | 750,74 | 29,38 | 4,07 | |
Anh | FTSE 100 | 3.693,81 | 3.712,06 | 18,25 | 0,49 |
Đức | DAX | 3.914,10 | 3.956,22 | 42,12 | 1,08 |
Pháp | CAC 40 | 2.674,20 | 2.694,25 | 20,05 | 0,75 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.759,96 | 4.754,65 | 5,31 | 0,11 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.376,12 | 7.198,25 | 177,87 | 2,41 |
Hồng Kông | Hang Seng | 11.930,66 | 12.001,53 | 70,87 | 0,59 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.127,51 | 1.128,39 | 0,88 | 0,08 |
Singapore | Straits Times | 1.503,22 | 1.500,06 | 5,45 | 0,36 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.139,02 | 2.133,88 | 5,14 | 0,24 |
Ấn Độ | BSE 30 | 8.146,99 | 8.424,79 | 264,39 | 3,24 |
Australia | ASX | 3.199,10 | 3.190,40 | 8,70 | 0,27 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |