Đón tin mới, chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh mẽ
Ngày 30/9, chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh nhờ thông tin lạc quan hơn liên quan đến kế hoạch “giải cứu” Phố Wall
Ngày 30/9, chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh nhờ thông tin lạc quan hơn liên quan đến kế hoạch “giải cứu” Phố Wall.
Chứng khoán Mỹ: Các chỉ số tăng từ 4,68% đến 5,27%
Sau khi có một phiên giảm điểm gây sốc, thị trường chứng khoán Mỹ đã bất ngờ hồi phục mạnh mẽ hôm thứ Ba.
Trước thời điểm thị trường chứng khoán mở cửa, Tổng thống Mỹ George W.Bush đã có bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình để trấn an nhà đầu tư sau khi kế hoạch “giải cứu” Phố Wall bị Hạ viện bác bỏ.
Theo đó, ông nói, “Quốc hội phải hành động” và “nền kinh tế của chúng ta đang phụ thuộc vào hành động có tính quyết định từ Chính phủ. Chúng ta càng sớm toàn tâm giải quyết những khó khăn, thì chúng ta càng sớm trở lại thời kỳ tăng trưởng và tạo thêm việc làm”.
Bên cạnh đó, lãnh đạo hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã cho biết Quốc hội sẽ có hành động cụ thể trong tuần này.
Những thông tin đó đã phần nào trấn an nhà đầu tư sau khi niềm tin của họ bị tổn thương hôm thứ Hai. Hiện nhiều nhà đầu tư ở Mỹ đã bắt đầu hy vọng kế hoạch giải cứu thị trường tài chính sẽ tiếp tục được chỉnh sửa và sớm được thông qua.
“Trong ngắn hạn, chúng ta cần phải chỉnh sửa kế hoạch giải cứu thị trường của Bộ trưởng Bộ Tài chính và sớm thông qua nó hoặc là chúng ta không đạt được điều gì”, ông Michael Mussa, người từng là chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói.
Ngoài ra, thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rất có thể sẽ hạ lãi suất cơ bản được giới đầu tư đón nhận tích cực, các cuộc thăm dò của hãng CNBC cho thấy, đa số nhà đầu tư đều tin vào khả năng hạ lãi suất cơ bản của FED.
Dù thị trường đã phục hồi mạnh trong phiên giao dịch cuối tháng Chín nhưng tính chung trong tháng, chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh khi các chỉ số mất từ 4,4% đến 9,2% giá trị.
Trong phiên này, các cổ phiếu khối tài chính, công nghệ, sản xuất ôtô đều tăng mạnh mẽ, trong đó cổ phiếu JPMorgan lên 13,9%, cổ phiếu Citigroup tăng 15,6%, Bank of America tiến thêm 15,7%,... cổ phiếu Apple, Microsoft, Amazon tăng từ 6,72% đến 14,85%... cổ phiếu của General Motors và Ford Motors có mức tăng lần lượt là 11,05% và 15,55%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 485,21 điểm, tương đương 4,68%, đóng cửa ở mức 10.850,70, giảm 6% trong tháng Chín và mất 4,4% trong quý 3/2008.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 98,6 điểm, tương đương 4,97%, chốt ở mức 2.082,33, thấp hơn 12,05% so với tháng Tám và mất 9,19% trong quý 3/2008.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 58,35 điểm, tương đương 5,27%, đóng cửa ở mức 1.164,74, giảm 9,21% trong tháng Chín và mất 9,01% trong quý 3/2008.
Chứng khoán châu Âu: Đồng loạt lên điểm
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch ngày 30/9 đã tăng điểm trở lại do giới đầu tư hy vọng rằng, kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ sẽ được thông qua trong thời gian tới.
Tuy nhiên, biên độ tăng điểm của phiên này là không đáng kể so với những ngày giảm điểm mạnh trước đó. Giới phân tích nhận định rằng, phiên điều chỉnh tăng này có thể chỉ mang tính kỹ thuật bởi bức tranh thị trường tài chính toàn cầu vẫn chưa có điểm sáng. Và không ai dám chắc sẽ không có thêm ngân hàng ở châu Âu hay ở Mỹ bị thâu tóm hay phá sản.
Cổ phiếu ngân hàng phiên này đã dẫn đầu trong số các cổ phiếu tăng điểm, trong đó cổ phiếu HSBC lên 4,2%, cổ phiếu Standard Chatereed tăng 8%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 83,68 điểm, tương đương 1,74%, đóng cửa ở mức 4.902,45, khối lượng giao dịch đạt 2,83 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 0,41%, khối lượng giao dịch đạt 79,7 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,99%, khối lượng giao dịch đạt 290 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Thị trường Nhật chao đảo
Việc Hạ viện Mỹ bác bỏ gói hỗ trợ trị giá 700 tỷ USD cho khối tài chính và sự sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử của chỉ số Dow Jones và S&P 500 khiến thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục đi xuống.
Phát biểu sau khi Hạ viện Mỹ không phê chuẩn gói hỗ trợ cho thị trường tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson nói rằng ông bị sốc với tin này, nhưng ông sẽ tiếp tục nỗ lực thương lượng với lãnh đạo của Quốc hội để tìm ra giải pháp. Ngoài ra, ông cũng đề cập đến kế hoạch chia nhỏ từng nhóm giải pháp để ứng cứu thị trường.
Hiện chưa có thông tin cụ thể về một kế hoạch khác để hỗ trợ thị trường tài chính Mỹ, nhưng theo nhận định của giới phân tích, rất có thể sẽ có một gói giải pháp khác, “toàn diện” hơn nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng lan rộng.
Lúc này, giới đầu tư vẫn tiếp tục ngóng chờ tin mới từ các giải pháp khẩn cấp ứng cứu thị trường Phố Wall trước giờ giao dịch ngày 30/9 của thị trường chứng khoán Mỹ.
Trong khi đó, hàng loạt thông tin liên quan đến các vụ thâu tóm, quốc hữu hóa các ngân hàng lớn của châu Âu như Ngân hàng Fortis, Bradford & Bingley tiếp tục làm bức tranh thị trường tài chính thế giới thêm u ám.
Và những tác động thị trường tài chính Mỹ, châu Âu đã đẩy chứng khoán châu Á sụt giảm mạnh, trong đó chứng khoán Nhật chịu tác động mạnh nhất.
Ngay từ phiên giao dịch hôm qua, tâm lý bi quan đã bao trùm lên chứng khoán châu Á khi các chỉ số đồng loạt giảm, bất chấp khả năng Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch hỗ trợ khối tài chính. Do đó, khi có thông tin kế hoạch này bị bác bỏ thì sự trượt giảm mạnh của chứng khoán châu Á cũng là điều có thể dự báo trước.
Chứng khoán Nhật mở đầu phiên giao dịch đã sụt giảm xuống gần 11.200 điểm từ 11.743 điểm và tạo ra một cú sốc trên thị trường. Nhưng tâm lý dần dần đã ổn định hơn và chỉ số Nikkei 225 đã có sự phục hồi nhẹ so với lúc mở cửa ngày giao dịch.
Ngoài tác động từ thị trường tài chính thế giới, chứng khoán Nhật cũng bị ảnh hưởng bởi thông tin không mấy sáng sủa từ tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng Tám.
Tỷ lệ thấp nghiệp của Nhật đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm qua khi tăng từ 4% trong tháng Bảy lên 4,2% trong tháng Tám, khiến giới đầu tư tiếp càng thêm lo ngại về viễn cảnh của kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tài chính nói riêng.
Dẫn đầu trong số các cổ phiếu mất điểm trong phiên này của thị trường Nhật là cổ phiếu của các nhà xuất khẩu và cổ phiếu khối ngân hàng. Trong đó, cổ phiếu của Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 4,7%, cổ phiếu Sanyo Electric mất 6,28%, Mitsubishi Corp trượt 7,11%, các cổ phiếu Canon, Honda Motor, Sony và Toyota Motor cũng giảm từ 3,7% đến 6,5%
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 483,75 điểm, tương đương 4,12%, đóng cửa ở mức 11.259,86, khối lượng giao dịch đạt 2,03 tỷ cổ phiếu, thị trường có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có một cổ phiếu mất điểm.
Bất ngờ lớn nhất thuộc về thị trường Hàn Quốc khi chỉ số KOSPI có lúc giảm gần 6% nhưng kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này chỉ giảm 0,57%.
Điểm qua các chỉ số khác: chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,1%, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 3,55%. Chỉ số Hang Seng lên 0,76% nhờ có thông tin hỗ trợ từ thị trường Mỹ.
* Thị trường chứng khoán Trung Quốc nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Chứng khoán Mỹ: Các chỉ số tăng từ 4,68% đến 5,27%
Sau khi có một phiên giảm điểm gây sốc, thị trường chứng khoán Mỹ đã bất ngờ hồi phục mạnh mẽ hôm thứ Ba.
Trước thời điểm thị trường chứng khoán mở cửa, Tổng thống Mỹ George W.Bush đã có bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình để trấn an nhà đầu tư sau khi kế hoạch “giải cứu” Phố Wall bị Hạ viện bác bỏ.
Theo đó, ông nói, “Quốc hội phải hành động” và “nền kinh tế của chúng ta đang phụ thuộc vào hành động có tính quyết định từ Chính phủ. Chúng ta càng sớm toàn tâm giải quyết những khó khăn, thì chúng ta càng sớm trở lại thời kỳ tăng trưởng và tạo thêm việc làm”.
Bên cạnh đó, lãnh đạo hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã cho biết Quốc hội sẽ có hành động cụ thể trong tuần này.
Những thông tin đó đã phần nào trấn an nhà đầu tư sau khi niềm tin của họ bị tổn thương hôm thứ Hai. Hiện nhiều nhà đầu tư ở Mỹ đã bắt đầu hy vọng kế hoạch giải cứu thị trường tài chính sẽ tiếp tục được chỉnh sửa và sớm được thông qua.
“Trong ngắn hạn, chúng ta cần phải chỉnh sửa kế hoạch giải cứu thị trường của Bộ trưởng Bộ Tài chính và sớm thông qua nó hoặc là chúng ta không đạt được điều gì”, ông Michael Mussa, người từng là chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói.
Ngoài ra, thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rất có thể sẽ hạ lãi suất cơ bản được giới đầu tư đón nhận tích cực, các cuộc thăm dò của hãng CNBC cho thấy, đa số nhà đầu tư đều tin vào khả năng hạ lãi suất cơ bản của FED.
Dù thị trường đã phục hồi mạnh trong phiên giao dịch cuối tháng Chín nhưng tính chung trong tháng, chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh khi các chỉ số mất từ 4,4% đến 9,2% giá trị.
Trong phiên này, các cổ phiếu khối tài chính, công nghệ, sản xuất ôtô đều tăng mạnh mẽ, trong đó cổ phiếu JPMorgan lên 13,9%, cổ phiếu Citigroup tăng 15,6%, Bank of America tiến thêm 15,7%,... cổ phiếu Apple, Microsoft, Amazon tăng từ 6,72% đến 14,85%... cổ phiếu của General Motors và Ford Motors có mức tăng lần lượt là 11,05% và 15,55%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 485,21 điểm, tương đương 4,68%, đóng cửa ở mức 10.850,70, giảm 6% trong tháng Chín và mất 4,4% trong quý 3/2008.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 98,6 điểm, tương đương 4,97%, chốt ở mức 2.082,33, thấp hơn 12,05% so với tháng Tám và mất 9,19% trong quý 3/2008.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 58,35 điểm, tương đương 5,27%, đóng cửa ở mức 1.164,74, giảm 9,21% trong tháng Chín và mất 9,01% trong quý 3/2008.
Chứng khoán châu Âu: Đồng loạt lên điểm
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch ngày 30/9 đã tăng điểm trở lại do giới đầu tư hy vọng rằng, kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ sẽ được thông qua trong thời gian tới.
Tuy nhiên, biên độ tăng điểm của phiên này là không đáng kể so với những ngày giảm điểm mạnh trước đó. Giới phân tích nhận định rằng, phiên điều chỉnh tăng này có thể chỉ mang tính kỹ thuật bởi bức tranh thị trường tài chính toàn cầu vẫn chưa có điểm sáng. Và không ai dám chắc sẽ không có thêm ngân hàng ở châu Âu hay ở Mỹ bị thâu tóm hay phá sản.
Cổ phiếu ngân hàng phiên này đã dẫn đầu trong số các cổ phiếu tăng điểm, trong đó cổ phiếu HSBC lên 4,2%, cổ phiếu Standard Chatereed tăng 8%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 83,68 điểm, tương đương 1,74%, đóng cửa ở mức 4.902,45, khối lượng giao dịch đạt 2,83 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 0,41%, khối lượng giao dịch đạt 79,7 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,99%, khối lượng giao dịch đạt 290 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Thị trường Nhật chao đảo
Việc Hạ viện Mỹ bác bỏ gói hỗ trợ trị giá 700 tỷ USD cho khối tài chính và sự sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử của chỉ số Dow Jones và S&P 500 khiến thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục đi xuống.
Phát biểu sau khi Hạ viện Mỹ không phê chuẩn gói hỗ trợ cho thị trường tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson nói rằng ông bị sốc với tin này, nhưng ông sẽ tiếp tục nỗ lực thương lượng với lãnh đạo của Quốc hội để tìm ra giải pháp. Ngoài ra, ông cũng đề cập đến kế hoạch chia nhỏ từng nhóm giải pháp để ứng cứu thị trường.
Hiện chưa có thông tin cụ thể về một kế hoạch khác để hỗ trợ thị trường tài chính Mỹ, nhưng theo nhận định của giới phân tích, rất có thể sẽ có một gói giải pháp khác, “toàn diện” hơn nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng lan rộng.
Lúc này, giới đầu tư vẫn tiếp tục ngóng chờ tin mới từ các giải pháp khẩn cấp ứng cứu thị trường Phố Wall trước giờ giao dịch ngày 30/9 của thị trường chứng khoán Mỹ.
Trong khi đó, hàng loạt thông tin liên quan đến các vụ thâu tóm, quốc hữu hóa các ngân hàng lớn của châu Âu như Ngân hàng Fortis, Bradford & Bingley tiếp tục làm bức tranh thị trường tài chính thế giới thêm u ám.
Và những tác động thị trường tài chính Mỹ, châu Âu đã đẩy chứng khoán châu Á sụt giảm mạnh, trong đó chứng khoán Nhật chịu tác động mạnh nhất.
Ngay từ phiên giao dịch hôm qua, tâm lý bi quan đã bao trùm lên chứng khoán châu Á khi các chỉ số đồng loạt giảm, bất chấp khả năng Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch hỗ trợ khối tài chính. Do đó, khi có thông tin kế hoạch này bị bác bỏ thì sự trượt giảm mạnh của chứng khoán châu Á cũng là điều có thể dự báo trước.
Chứng khoán Nhật mở đầu phiên giao dịch đã sụt giảm xuống gần 11.200 điểm từ 11.743 điểm và tạo ra một cú sốc trên thị trường. Nhưng tâm lý dần dần đã ổn định hơn và chỉ số Nikkei 225 đã có sự phục hồi nhẹ so với lúc mở cửa ngày giao dịch.
Ngoài tác động từ thị trường tài chính thế giới, chứng khoán Nhật cũng bị ảnh hưởng bởi thông tin không mấy sáng sủa từ tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng Tám.
Tỷ lệ thấp nghiệp của Nhật đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm qua khi tăng từ 4% trong tháng Bảy lên 4,2% trong tháng Tám, khiến giới đầu tư tiếp càng thêm lo ngại về viễn cảnh của kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tài chính nói riêng.
Dẫn đầu trong số các cổ phiếu mất điểm trong phiên này của thị trường Nhật là cổ phiếu của các nhà xuất khẩu và cổ phiếu khối ngân hàng. Trong đó, cổ phiếu của Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 4,7%, cổ phiếu Sanyo Electric mất 6,28%, Mitsubishi Corp trượt 7,11%, các cổ phiếu Canon, Honda Motor, Sony và Toyota Motor cũng giảm từ 3,7% đến 6,5%
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 483,75 điểm, tương đương 4,12%, đóng cửa ở mức 11.259,86, khối lượng giao dịch đạt 2,03 tỷ cổ phiếu, thị trường có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có một cổ phiếu mất điểm.
Bất ngờ lớn nhất thuộc về thị trường Hàn Quốc khi chỉ số KOSPI có lúc giảm gần 6% nhưng kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này chỉ giảm 0,57%.
Điểm qua các chỉ số khác: chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,1%, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 3,55%. Chỉ số Hang Seng lên 0,76% nhờ có thông tin hỗ trợ từ thị trường Mỹ.
* Thị trường chứng khoán Trung Quốc nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.365,50 | 10.850,70 | 485,21 | 4,68 |
Nasdaq | 1.983,73 | 2.082,33 | 98,60 | 4,97 | |
S&P 500 | 1.106,42 | 1.164,74 | 58,35 | 5,27 | |
Anh | FTSE 100 | 4.818,77 | 4.902,45 | 83,68 | 1,74 |
Đức | DAX | 5.807,08 | 5.831,02 | 23,94 | 0,41 |
Pháp | CAC 40 | 3.953,48 | 4.032,10 | 78,62 | 1,99 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.929,63 | 5.719,28 | 210,35 | 3,55 |
Nhật | Nikkei 225 | 11.743,61 | 11.259,86 | 483,75 | 4,12 |
Hồng Kông | Hang Seng | 17.880,68 | 18.016,21 | 135,53 | 0,76 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.456,36 | 2.358,91 | 2,43 | 0,10 |
Singapore | Straits Times | 2,354.88 | 2.308,28 | 53,06 | 2,25 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.293,78 | N/A | N/A | N/A |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |