Đông Á: Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm
Kinh tế Đông Á tăng trưởng ở mức 8,1% trong năm 2006, cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997
Theo Báo cáo cập nhật tình hình Đông Á - Thái Bình Dương vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 5/4, tăng trưởng của khu vực Đông Á mới nổi đã đạt tốc độ 8,1% trong 2006.
Đây là tốc độ phát triển kinh tế cao nhất trong vòng 10 năm qua và đúng vào thời điểm đánh dấu mốc 10 năm kể từ khi khủng hoảng tài chính của châu Á diễn ra năm 1997.
Bản báo cáo cho biết những kết quả phát triển mạnh mẽ của vùng trong năm 2006 có sự đóng góp chủ đạo của Trung Quốc với hơn một nửa GDP và tốc độ tăng trưởng đạt 10,7% - năm thứ tư liên tiếp phát triển với tốc độ trên 10% nhờ xuất khẩu và đầu tư.
Kinh tế của các nước thu nhập thấp khác trong khu vực như Campuchia, Lào, Mông Cổ và Việt Nam cũng đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ 8-10%.
Tuy nhiên, bản báo cáo cũng đưa ra nhận định rằng những nơi khác đang có xu hướng tăng trưởng chậm hơn là kết quả trực tiếp của sự giảm sút về xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Đồng thời, chính xu thế suy thoái mới xuất hiện ở Mỹ cùng với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại là những nhân tố giúp dự đoán tốc độ tăng trưởng của khu vực sẽ giảm nhẹ xuống 7,3% trong năm 2007.
Mức độ suy thoái của kinh tế Mỹ sẽ là một rủi ro cho triển vọng kinh tế của khu vực. Tuy nhiên đà tăng trưởng kinh tế tiếp tục của Nhật Bản và châu Âu sẽ bù đắp phần nào; thêm vào đó là tốc độ tăng trưởng nhập khẩu phụ kiện và các vật tư khác của Trung Quốc từ các nước khác trong khu vực (mặc dù cũng cần khẳng định đang có xu hướng gia tăng cạnh tranh trong nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc bởi chính sách đẩy mạnh sản xuất phục vụ cung cấp cho xuất khẩu của quốc gia này).
Một vấn đề cũng còn khá bất ổn là khả năng kích cầu nội địa của các nền kinh tế Đông Á ngoài Trung Quốc để đối phó với giảm sút về xuất khẩu.
Đánh giá về thị trường hàng hoá của khu vực, Báo cáo cho rằng giá dầu thô tiếp tục biến động rất bất thường và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chính trị. Sau khi đạt đến đỉnh cao 70 USD/thùng vào tháng 8/2005, giá dầu đã giảm mạnh xuống khoảng 58 USD trong 6 tháng qua mặc dù có những thời điểm như cuối tháng 3, giá dầu lại quay trở lại mức cao tới 65 USD do ảnh hưởng của những căng thẳng chính trị ở vùng Vịnh.
Báo cáo cho rằng giá dầu chung sẽ giảm nhẹ từ 64 USD năm 2006 xuống 56 USD năm 2007, đem lại cho khu vực một nguồn thu khiêm tốn từ xuất khẩu dầu.
Trong số các nhân tố cơ bản giúp suy đoán kịch bản ổn định và giảm dần của giá dầu có bằng chứng thực tế là người tiêu dùng ở nhiều nơi đang tăng cường hiệu quả và giảm thiểu nhu cầu năng lượng để đối phó với giá dầu cao.
Do đó mặc dù nhu cầu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục cao trong năm 2006, nhu cầu từ các nước OECD đã giảm. Từ góc độ cầu, giá tăng cao chỉ kéo theo gia tăng công suất khai thác của các nước ngoài khối OPEC.
Từ kinh nghiệm của đợt sụt giảm giá vào cuối năm 2006, OPEC đã chọn giải pháp bình ổn giá bằng cách hạn chế sản lượng khai thác. Cách làm này cũng đồng nghĩa với việc tăng công suất sản xuất không sử dụng lên mức cao nhất trong một vài năm tới và điều đó sẽ có ích trong trường hợp xảy ra những biến động chính trị nghiêm trọng trên thị trường.
Tất nhiên dù rất có thể dự đoán trước, một đợt tăng giá dầu đột biến do các nguyên do chính trị hoàn toàn có thể xảy ra. Và đây chính là một rủi ro khác đối với triển vọng kinh tế của Đông Á.
Các nền kinh tế Đông Á đã đạt một kỷ lục tăng dự trữ ngoại tệ tới 357 tỷ USD - bằng 7% GDP của toàn vùng trong năm 2006 (dư cán cân thanh toán). Đây cũng là năm thứ 4 mức tăng đạt con số trên 200 tỷ USD.
Tới cuối năm 2006, tổng dự trữ ngoại tệ của cả vùng là 2.000 tỷ USD, trong đó có 1.060 tỷ của Trung Quốc. Tổng dự trữ chủ yếu thu được từ thặng dư của các tài khoản vãng lai trong năm 2006 ước tính là 362 tỷ USD. Đây cũng là một kỷ lục khác. Trong đó, gần hai phần ba phần thặng dư này do Trung Quốc đóng góp, 230 tỷ USD, tức 8,6% cho thấy mức tăng kỷ lục cả về số tuyệt đối và tương đối.
Các nền kinh tế chủ yếu khác trong vùng cũng đạt được thặng dư trên tài khoản vãng lai năm 2006 và hầu hết đều cao hơn mức năm 2005. Lo lắng về nguy cơ thặng dư tài khoản dẫn tới đẩy tỷ giá lên cao và theo đó ảnh hưởng tới xuất khẩu và việc làm, hầu hết các chính phủ trong khu vực đã phải can thiệp bằng cách tăng tích trữ ngoại hối và giảm bớt lượng tiền gia tăng trong nước thông qua phát hành lượng trái phiếu lớn.
Tuy nhiên, gia tăng chi phí và những bất tiện của biện pháp này cũng khiến một số chính phủ xem xét các phương án khác.
Vào tháng 12, Thái Lan ban hành các quy định kiểm soát dòng vốn đầu tư vào Thái Lan, tuy nhiên sau đó đã giảm bớt một số quy định bởi chúng làm tăng tính bất ổn trong các nhà đầu tư.
Tóm lại, thặng dư cán cân thương mại đặc biệt cao trong vòng 4- 5 năm qua đang buộc các nhà hoạch định chính sách phải chú trọng ngày càng nhiều hơn tới cơ chế tỷ giá linh hoạt.
Bằng chứng chính là việc Trung Quốc và Malaysia đã áp dụng chính sách này từ giữa năm 2005 và ngày càng nhiều quốc gia khác thực hiện theo.
Sự sụt giảm bất ngờ của thị trường chứng khoán Thượng Hải cuối tháng 2/2007 đã thúc đẩy một đợt điều chỉnh trên các thị trường chứng khoán khắp thế giới.
Mặc dù không có một lý do chung nào cho sự sụt giảm ở các thị trường, sự kiện này một lần nữa minh chứng cho tâm lý tính toán rủi ro của các nhà đầu tư, cho tính bất ổn của triển vọng kinh tế như nền kinh tế Mỹ hay tác động của các chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu. Và cũng tương tự như các nơi khác, thị trường tài sản của Đông Á cũng sẽ trở nên dễ biến động hơn trong thời gian tới.
Đây là tốc độ phát triển kinh tế cao nhất trong vòng 10 năm qua và đúng vào thời điểm đánh dấu mốc 10 năm kể từ khi khủng hoảng tài chính của châu Á diễn ra năm 1997.
Bản báo cáo cho biết những kết quả phát triển mạnh mẽ của vùng trong năm 2006 có sự đóng góp chủ đạo của Trung Quốc với hơn một nửa GDP và tốc độ tăng trưởng đạt 10,7% - năm thứ tư liên tiếp phát triển với tốc độ trên 10% nhờ xuất khẩu và đầu tư.
Kinh tế của các nước thu nhập thấp khác trong khu vực như Campuchia, Lào, Mông Cổ và Việt Nam cũng đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ 8-10%.
Tuy nhiên, bản báo cáo cũng đưa ra nhận định rằng những nơi khác đang có xu hướng tăng trưởng chậm hơn là kết quả trực tiếp của sự giảm sút về xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Đồng thời, chính xu thế suy thoái mới xuất hiện ở Mỹ cùng với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại là những nhân tố giúp dự đoán tốc độ tăng trưởng của khu vực sẽ giảm nhẹ xuống 7,3% trong năm 2007.
Mức độ suy thoái của kinh tế Mỹ sẽ là một rủi ro cho triển vọng kinh tế của khu vực. Tuy nhiên đà tăng trưởng kinh tế tiếp tục của Nhật Bản và châu Âu sẽ bù đắp phần nào; thêm vào đó là tốc độ tăng trưởng nhập khẩu phụ kiện và các vật tư khác của Trung Quốc từ các nước khác trong khu vực (mặc dù cũng cần khẳng định đang có xu hướng gia tăng cạnh tranh trong nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc bởi chính sách đẩy mạnh sản xuất phục vụ cung cấp cho xuất khẩu của quốc gia này).
Một vấn đề cũng còn khá bất ổn là khả năng kích cầu nội địa của các nền kinh tế Đông Á ngoài Trung Quốc để đối phó với giảm sút về xuất khẩu.
Đánh giá về thị trường hàng hoá của khu vực, Báo cáo cho rằng giá dầu thô tiếp tục biến động rất bất thường và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chính trị. Sau khi đạt đến đỉnh cao 70 USD/thùng vào tháng 8/2005, giá dầu đã giảm mạnh xuống khoảng 58 USD trong 6 tháng qua mặc dù có những thời điểm như cuối tháng 3, giá dầu lại quay trở lại mức cao tới 65 USD do ảnh hưởng của những căng thẳng chính trị ở vùng Vịnh.
Báo cáo cho rằng giá dầu chung sẽ giảm nhẹ từ 64 USD năm 2006 xuống 56 USD năm 2007, đem lại cho khu vực một nguồn thu khiêm tốn từ xuất khẩu dầu.
Trong số các nhân tố cơ bản giúp suy đoán kịch bản ổn định và giảm dần của giá dầu có bằng chứng thực tế là người tiêu dùng ở nhiều nơi đang tăng cường hiệu quả và giảm thiểu nhu cầu năng lượng để đối phó với giá dầu cao.
Do đó mặc dù nhu cầu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục cao trong năm 2006, nhu cầu từ các nước OECD đã giảm. Từ góc độ cầu, giá tăng cao chỉ kéo theo gia tăng công suất khai thác của các nước ngoài khối OPEC.
Từ kinh nghiệm của đợt sụt giảm giá vào cuối năm 2006, OPEC đã chọn giải pháp bình ổn giá bằng cách hạn chế sản lượng khai thác. Cách làm này cũng đồng nghĩa với việc tăng công suất sản xuất không sử dụng lên mức cao nhất trong một vài năm tới và điều đó sẽ có ích trong trường hợp xảy ra những biến động chính trị nghiêm trọng trên thị trường.
Tất nhiên dù rất có thể dự đoán trước, một đợt tăng giá dầu đột biến do các nguyên do chính trị hoàn toàn có thể xảy ra. Và đây chính là một rủi ro khác đối với triển vọng kinh tế của Đông Á.
Các nền kinh tế Đông Á đã đạt một kỷ lục tăng dự trữ ngoại tệ tới 357 tỷ USD - bằng 7% GDP của toàn vùng trong năm 2006 (dư cán cân thanh toán). Đây cũng là năm thứ 4 mức tăng đạt con số trên 200 tỷ USD.
Tới cuối năm 2006, tổng dự trữ ngoại tệ của cả vùng là 2.000 tỷ USD, trong đó có 1.060 tỷ của Trung Quốc. Tổng dự trữ chủ yếu thu được từ thặng dư của các tài khoản vãng lai trong năm 2006 ước tính là 362 tỷ USD. Đây cũng là một kỷ lục khác. Trong đó, gần hai phần ba phần thặng dư này do Trung Quốc đóng góp, 230 tỷ USD, tức 8,6% cho thấy mức tăng kỷ lục cả về số tuyệt đối và tương đối.
Các nền kinh tế chủ yếu khác trong vùng cũng đạt được thặng dư trên tài khoản vãng lai năm 2006 và hầu hết đều cao hơn mức năm 2005. Lo lắng về nguy cơ thặng dư tài khoản dẫn tới đẩy tỷ giá lên cao và theo đó ảnh hưởng tới xuất khẩu và việc làm, hầu hết các chính phủ trong khu vực đã phải can thiệp bằng cách tăng tích trữ ngoại hối và giảm bớt lượng tiền gia tăng trong nước thông qua phát hành lượng trái phiếu lớn.
Tuy nhiên, gia tăng chi phí và những bất tiện của biện pháp này cũng khiến một số chính phủ xem xét các phương án khác.
Vào tháng 12, Thái Lan ban hành các quy định kiểm soát dòng vốn đầu tư vào Thái Lan, tuy nhiên sau đó đã giảm bớt một số quy định bởi chúng làm tăng tính bất ổn trong các nhà đầu tư.
Tóm lại, thặng dư cán cân thương mại đặc biệt cao trong vòng 4- 5 năm qua đang buộc các nhà hoạch định chính sách phải chú trọng ngày càng nhiều hơn tới cơ chế tỷ giá linh hoạt.
Bằng chứng chính là việc Trung Quốc và Malaysia đã áp dụng chính sách này từ giữa năm 2005 và ngày càng nhiều quốc gia khác thực hiện theo.
Sự sụt giảm bất ngờ của thị trường chứng khoán Thượng Hải cuối tháng 2/2007 đã thúc đẩy một đợt điều chỉnh trên các thị trường chứng khoán khắp thế giới.
Mặc dù không có một lý do chung nào cho sự sụt giảm ở các thị trường, sự kiện này một lần nữa minh chứng cho tâm lý tính toán rủi ro của các nhà đầu tư, cho tính bất ổn của triển vọng kinh tế như nền kinh tế Mỹ hay tác động của các chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu. Và cũng tương tự như các nơi khác, thị trường tài sản của Đông Á cũng sẽ trở nên dễ biến động hơn trong thời gian tới.