Đóng cửa nhà máy vì nhà đầu tư được bán lẻ?
Có thể một số nhà máy sản xuất hàng điện tử của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ đóng cứa sau thời điểm 1/1/2008
Có thể một số nhà máy sản xuất hàng điện tử của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tại Việt Nam sẽ đóng cửa sau thời điểm 1/1/2008, khi mà các doanh nghiệp FDI được phép nhập khẩu và bán lẻ cả những hàng đã nhập...
“Cho phép các doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu là một lộ trình hiển nhiên. Nhưng nếu nói người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi ngay tức thì từ việc mở cửa này thì chưa hẳn” - ông Nguyễn Văn Đạo, phó tổng giám đốc Samsung Vina, nhận định. Theo ông Đạo, khó có làn sóng giá rẻ như một số người tiêu dùng mong đợi.
Khó có giá rẻ
“Yếu tố quan trọng để hàng nhập khẩu có giá rẻ là thuế nhập khẩu. Thế nhưng, hiện hầu hết hàng điện - điện tử nhập khẩu về Việt Nam đều có xuất xứ từ các nước ASEAN, đã được hưởng thuế suất 0-5% từ năm 2006, vì thế không ảnh hưởng lớn đến giá”, ông Đạo nói.
Trong khi đó, với mức thuế đang áp dụng 30-40% như hiện nay (cho khu vực ngoài ASEAN, tùy mặt hàng) thì giá các sản phẩm này được nhập về Việt Nam không rẻ tí nào. Tivi LCD 32" nếu nhập từ Nhật về sẽ chịu thuế nhập khẩu 40%, cộng với các loại thuế và phí khác có giá thành hơn 1.000 USD, trong khi sản phẩm cùng loại đang bán tại Việt Nam rẻ hơn ít nhất hơn 200 USD.
Nhà buôn sỉ bất đắc dĩ
Ông Trần Minh Mẫn, trưởng phòng cấp cao phòng xuất nhập khẩu Công ty JVC Việt Nam, cho biết hiện tại hồ sơ JVC xin bổ sung “quyền nhập khẩu” vẫn đang nằm ở Sở Kế hoạch-đầu tư TP.HCM. “Bổ sung xong quyền nhập khẩu thì chúng tôi mới được phép nhập. Cái khó nhất của doanh nghiệp FDI là phải tìm cho ra nhà phân phối để tiêu thụ”, ông Mẫn nói.
Nếu tiến hành nhập hàng, JVC sẽ nhập những lô hàng mà nhà máy của JVC chưa sản xuất được, hoặc chi phí sản xuất tại Việt Nam cao hơn ở những nơi khác. “Tivi chắc sẽ không nhập, nhưng máy quay phim, các dàn âm thanh hoặc các mặt hàng điện tử cao cấp sử dụng công nghệ cao chắc sẽ nhập để thăm dò xu hướng thị trường”, ông Mẫn tính toán.
Cũng theo ông Mẫn, hiện vẫn chưa có nhà phân phối có thể tiêu thụ được tất cả các chủng loại hàng điện tử do JVC sản xuất vì thông thường, mỗi một nhà phân phối chỉ “mạnh lắm là từ 1 đên 2 loại sản phẩm”.
Theo phân tích của các chuyên gia trong ngành, xu hướng chung của các doanh nghiệp FDI điện tử hiện nay sẽ chọn giải pháp nhập một số ít các sản phẩm độc đáo, mới lạ với mục đích vừa thăm dò nhu cầu thị trường, vừa khẳng định “đẳng cấp” của mình trước người tiêu dùng (đối với các mặt hàng cao cấp) hơn là mở rộng thị phần thống lĩnh.
Chờ ngày 1/1/2008
Theo qui định, doanh nghiệp FDI chỉ được quyền chọn lựa một nhà phân phối duy nhất, tức là ngay cả doanh nghiệp này có kinh doanh đủ loại hàng điện, điện tử gia dụng cũng chỉ có thể có tối đa hai nhà phân phối theo ngành hàng.
Trong khi đó, thực tế hầu như các doanh nghiệp FDI đều có “mối” làm ăn với nhiều nhà phân phối trong nước. Vì vậy, rất khó cho các doanh nghiệp này khi chọn ai, bỏ ai.
Tuy nhiên, những trở ngại này cũng chỉ là tạm thời theo cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, kể từ 1/1/2008, quyền phân phối của các doanh nghiệp FDI không còn bị hạn chế bởi tỉ lệ góp vốn theo luật định.
Vì vậy phần lớn các doanh nghiệp FDI đều trong trạng thái chờ đến đầu năm 2008. Trên thực tế họ chờ cũng đã khá lâu rồi. Đã có khá nhiều động thái của một số doanh nghiệp FDI điện tử cho thấy họ chỉ “chờ đến quyền nhập khẩu được mở cửa hoàn toàn là chuyển sang nhập khẩu để bán lẻ”, giám đốc một doanh nghiệp điện tử 100% vốn trong nước nói.
Trên thực tế, không ít doanh nghiệp FDI ngành điện tử đã đầu tư vào Việt Nam hơn mười năm nhưng chỉ sản xuất cầm chừng, đầu tư chiếu lệ chờ đến ngày Việt Nam mở cửa hệ thống phân phối theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới. Khả năng thu hẹp sản xuất, đóng cửa, hay chuyển đổi công năng sản xuất của các doanh nghiệp điện tử cũng sẽ diễn ra sau thời điểm này.
* Theo qui định cũ, các doanh nghiệp FDI chỉ được phép bán lẻ những sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc với điều kiện những sản phẩm này được Bộ Thương mại (trước đây) cho phép nhập dưới dạng nhập khẩu để tiếp thị, giới thiệu với thị trường.
Với qui định vừa mới ban hành, các doanh nghiệp FDI được phép nhập khẩu, nhưng nếu doanh nghiệp có tỉ lệ vốn nước ngoài cao hơn 49% thì chỉ được phép nhập khẩu và phân phối lại thông qua một nhà phân phối trong nước, tức là không được bán lẻ.
Kể từ 1/1/2008, các doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu và bán lẻ.
“Cho phép các doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu là một lộ trình hiển nhiên. Nhưng nếu nói người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi ngay tức thì từ việc mở cửa này thì chưa hẳn” - ông Nguyễn Văn Đạo, phó tổng giám đốc Samsung Vina, nhận định. Theo ông Đạo, khó có làn sóng giá rẻ như một số người tiêu dùng mong đợi.
Khó có giá rẻ
“Yếu tố quan trọng để hàng nhập khẩu có giá rẻ là thuế nhập khẩu. Thế nhưng, hiện hầu hết hàng điện - điện tử nhập khẩu về Việt Nam đều có xuất xứ từ các nước ASEAN, đã được hưởng thuế suất 0-5% từ năm 2006, vì thế không ảnh hưởng lớn đến giá”, ông Đạo nói.
Trong khi đó, với mức thuế đang áp dụng 30-40% như hiện nay (cho khu vực ngoài ASEAN, tùy mặt hàng) thì giá các sản phẩm này được nhập về Việt Nam không rẻ tí nào. Tivi LCD 32" nếu nhập từ Nhật về sẽ chịu thuế nhập khẩu 40%, cộng với các loại thuế và phí khác có giá thành hơn 1.000 USD, trong khi sản phẩm cùng loại đang bán tại Việt Nam rẻ hơn ít nhất hơn 200 USD.
Nhà buôn sỉ bất đắc dĩ
Ông Trần Minh Mẫn, trưởng phòng cấp cao phòng xuất nhập khẩu Công ty JVC Việt Nam, cho biết hiện tại hồ sơ JVC xin bổ sung “quyền nhập khẩu” vẫn đang nằm ở Sở Kế hoạch-đầu tư TP.HCM. “Bổ sung xong quyền nhập khẩu thì chúng tôi mới được phép nhập. Cái khó nhất của doanh nghiệp FDI là phải tìm cho ra nhà phân phối để tiêu thụ”, ông Mẫn nói.
Nếu tiến hành nhập hàng, JVC sẽ nhập những lô hàng mà nhà máy của JVC chưa sản xuất được, hoặc chi phí sản xuất tại Việt Nam cao hơn ở những nơi khác. “Tivi chắc sẽ không nhập, nhưng máy quay phim, các dàn âm thanh hoặc các mặt hàng điện tử cao cấp sử dụng công nghệ cao chắc sẽ nhập để thăm dò xu hướng thị trường”, ông Mẫn tính toán.
Cũng theo ông Mẫn, hiện vẫn chưa có nhà phân phối có thể tiêu thụ được tất cả các chủng loại hàng điện tử do JVC sản xuất vì thông thường, mỗi một nhà phân phối chỉ “mạnh lắm là từ 1 đên 2 loại sản phẩm”.
Theo phân tích của các chuyên gia trong ngành, xu hướng chung của các doanh nghiệp FDI điện tử hiện nay sẽ chọn giải pháp nhập một số ít các sản phẩm độc đáo, mới lạ với mục đích vừa thăm dò nhu cầu thị trường, vừa khẳng định “đẳng cấp” của mình trước người tiêu dùng (đối với các mặt hàng cao cấp) hơn là mở rộng thị phần thống lĩnh.
Chờ ngày 1/1/2008
Theo qui định, doanh nghiệp FDI chỉ được quyền chọn lựa một nhà phân phối duy nhất, tức là ngay cả doanh nghiệp này có kinh doanh đủ loại hàng điện, điện tử gia dụng cũng chỉ có thể có tối đa hai nhà phân phối theo ngành hàng.
Trong khi đó, thực tế hầu như các doanh nghiệp FDI đều có “mối” làm ăn với nhiều nhà phân phối trong nước. Vì vậy, rất khó cho các doanh nghiệp này khi chọn ai, bỏ ai.
Tuy nhiên, những trở ngại này cũng chỉ là tạm thời theo cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, kể từ 1/1/2008, quyền phân phối của các doanh nghiệp FDI không còn bị hạn chế bởi tỉ lệ góp vốn theo luật định.
Vì vậy phần lớn các doanh nghiệp FDI đều trong trạng thái chờ đến đầu năm 2008. Trên thực tế họ chờ cũng đã khá lâu rồi. Đã có khá nhiều động thái của một số doanh nghiệp FDI điện tử cho thấy họ chỉ “chờ đến quyền nhập khẩu được mở cửa hoàn toàn là chuyển sang nhập khẩu để bán lẻ”, giám đốc một doanh nghiệp điện tử 100% vốn trong nước nói.
Trên thực tế, không ít doanh nghiệp FDI ngành điện tử đã đầu tư vào Việt Nam hơn mười năm nhưng chỉ sản xuất cầm chừng, đầu tư chiếu lệ chờ đến ngày Việt Nam mở cửa hệ thống phân phối theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới. Khả năng thu hẹp sản xuất, đóng cửa, hay chuyển đổi công năng sản xuất của các doanh nghiệp điện tử cũng sẽ diễn ra sau thời điểm này.
* Theo qui định cũ, các doanh nghiệp FDI chỉ được phép bán lẻ những sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc với điều kiện những sản phẩm này được Bộ Thương mại (trước đây) cho phép nhập dưới dạng nhập khẩu để tiếp thị, giới thiệu với thị trường.
Với qui định vừa mới ban hành, các doanh nghiệp FDI được phép nhập khẩu, nhưng nếu doanh nghiệp có tỉ lệ vốn nước ngoài cao hơn 49% thì chỉ được phép nhập khẩu và phân phối lại thông qua một nhà phân phối trong nước, tức là không được bán lẻ.
Kể từ 1/1/2008, các doanh nghiệp FDI được quyền nhập khẩu và bán lẻ.