Đồng Euro trước tín hiệu khủng hoảng
Đồng Euro mạnh và "bong bóng" địa ốc là hai vấn đề lớn đang khiến các nước sử dụng đồng tiền này phải đau đầu
Tháng 1/2001, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Davos (Thụy Sỹ), nhiều đại biểu tham dự mang tâm trạng buồn rười rượi.
Khi đó, “bong bóng” công nghệ vừa mới vỡ tung, đẩy kinh tế Mỹ tới sát bờ vực suy thoái.
Tuy nhiên, các đại biểu châu Âu có mặt tại Davos thời điểm đó lại chẳng mấy bi quan, mà thậm chí còn rất phấn khởi. Đó là vì châu Âu đã thoát ra khỏi “cơn lốc” dot.com mà chẳng “xây xước” gì, đồng thời đồng tiền mới của châu lục này là đồng Euro cũng đem đến một sức mạnh mới.
Lịch sử lặp lại?
Một số người châu Âu lạc quan thái quá khi đó còn cho rằng, chẳng mấy chốc, châu Âu sẽ tiếp quản vị trí đầu tàu kinh tế thế giới từ tay Mỹ.
Nhưng những gì diễn ra không phải như họ mong đợi. Ngay sau đó, châu Âu đã rơi vào một giai đoạn suy thoái, mà còn suy thoái sâu hơn cả ở Mỹ.
7 năm đã trôi qua kể từ ngày đó, và có nhiều sự trùng lặp khó hiểu đang diễn ra.
Châu Âu đại lục tính đến thời điểm này ít nhiều đã tránh được những tác động của cuộc khủng hoảng nợ “dưới chuẩn” ở Mỹ. Các ngân hàng của châu Âu đang sở hữu những bảng cân đối kế toán lành mạnh hơn các “đồng nghiệp” bên kia bờ Đại Tây Dương, và tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) hiện là 7,1%, thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
Đồng Euro thì đang mỗi lúc một mạnh thêm trước USD, và nhiều quan chức của châu Âu một mức khẳng định, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy kinh tế châu Âu suy thoái.
Mặc dù dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone mới đây đã được hạ xuống, nhưng vẫn ở mức xấp xỉ 2% cho năm 2008 này. Cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đã bơm những khoản tiền không lồ vào hệ thống tài chính nhằm đối phó với tình trạng thắt chặt tín dụng, nhưng không giống như FED, ECB vẫn chưa cần phải cắt giảm lãi suất.
Tuy nhiên, cũng giống như vào năm 2001, viễn cảnh đối với Eurozone dường như đang xấu đi nhanh hơn những gì mà những người có quan điểm lạc quan nhìn nhận. Xét cho cùng, lý do khiến ECB còn “lăn tăn” trong việc hạ lãi suất không phải là tăng trưởng kinh tế khu vực đang quá mạnh mẽ, mà là do lạm phát đã lên tới 3,5%, cao nhất trong vòng 9 năm kể từ ngày đồng tiền này được đưa vào sử dụng.
Những rắc rối tại hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Eurozone - suy thoái tại Mỹ và tăng trưởng chậm lại ở Anh - đã bắt đầu khiến các nhà xuất khẩu trong khu vực phải “đau đầu”. Xuất khẩu, đặc biệt là của Đức, sang châu Á vẫn duy trì ở mức mạnh mẽ, nhưng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, người tiêu dùng với thái độ lo ngại về triển vọng kinh tế vẫn không muốn chi dùng nhiều.
Hai mối lo của Eurozone
Và có hai lo ngại lớn đang nổi lên đối với Eurozone.
Mối lo thứ nhất là sức mạnh của Euro. Đồng USD yếu đang tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực xuất khẩu của Mỹ, và đồng Euro mạnh có thể sẽ tạo ra hiệu ứng ngược lại tại quê hương châu Âu.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Euro đã được định giá quá cao so mức giá trị thực của nó và mặc dù những tác động của vấn đề này tới nay còn “khiêm tốn”, nếu giá Euro còn tăng, mọi chuyện sẽ không đơn giản. Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng hoạt động xuất khẩu của Eurozone có thể tiếp tục diễn ra như mong muốn mà không cần tính đến chuyện chi phí.
Lo ngại thứ hai là thị trường nhà đất của châu Âu. Châu lục này có thể đã tránh được một cơn bão tín dụng “dưới chuẩn” như ở Mỹ, nhưng “bong bóng” địa ốc tại nhiều nước châu Âu thậm chí còn “bự” hơn cả ở Mỹ. Giá nhà tại Tây Ban Nha và Ireland đã bắt đầu “rơi”, và ngoài khu vực Eurozone, giá nhà tại Anh cũng đang bắt đầu một cú “nhảy cầu”.
“Bong bóng” tài sản nổ tung tại châu Âu không hẳn sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng như ở Mỹ, nhưng chắc chắn sẽ khiến những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp xây dựng phải khốn đốn. Lĩnh vực này hiện chiếm hơn 15% GDP của Tây Ban Nha và Ireland.
Trên thực tế, Tây Ban Nha là nước đặc biệt dễ bị tổn thương trong vấn đề địa ốc. Một số người có thể cho rằng, các nhà bình luận đã quá bi quan về viễn cảnh của Tây Ban Nha, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy nguy cơ xuống dốc rõ nét đối với tăng trưởng kinh tế nước này. Chính Tổng thống tái đắc cử của Tây Ban Nha, ông Luis Rodríguez Zapatero, đã phải công bố một kế hoạch kích thích tài khóa nhằm tránh cho đất nước tình trạng “rối loạn”.
Xét đến thực tế trong những năm gần đây, Tây Ban Nha luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tăng trưởng của Eurozone và đóng góp gần một nửa số việc làm mới được tạo ra ở khu vực, sự đi xuống của kinh tế nước này sẽ là một điều chẳng mấy dễ chịu đối với Eurozone.
Và những vấn đề kinh tế không chỉ dừng ở lĩnh vực kinh tế. Chẳng hạn, kế hoạch tham vọng của EU trong việc cắt giảm khí thải CO2 sẽ khó mà thực hiện được khi kinh tế khu vực đi xuống.
Ngoài ra, sự khác biệt trong sức mạnh của các nền kinh tế thành viên khu vực Eurozone cũng gây ra không ít vấn đề. Kinh tế Pháp và Italy đang yếu hơn nhiều so với kinh tế Đức, do đó, các nhà lãnh đạo hai nước này có lẽ sẽ tranh cãi kịch liệt hơn về vấn đề sức mạnh của đồng Euro, chính sách tiền tệ thiếu linh hoạt của ECB, và thậm chí còn yêu cầu được bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh “không bình đẳng”.
Đức - quốc gia cảm thấy hoàn toàn dễ chịu với đồng Euro mạnh và luôn “dị ứng” với những lời chỉ trích ECB - chắc chắn sẽ “bật” lại mạnh mẽ những áp lực như vậy.
Thành công và thất bại của Euro
Tuy nhiên, thậm chí cả những nhà quan sát có quan điểm phê bình đồng Euro mạnh cũng phải thừa nhận rằng, đồng tiền này đã có những thành công đáng kể, vì trong vòng chưa đầy một thập kỷ qua đã “nỗ lực” để trở thành một “đối thủ” trực tiếp của đồng USD trong “cuộc đua” trở thành đồng tiền của thế giới.
Nhưng thành công đó đã che đậy hai thất bại.
Thứ nhất, một số quốc gia trong Eurozone đã thích nghi tốt hơn với những biến động của Euro tốt hơn những nước khác. Đức và Hà Lan đã cắt giảm chi phí nhân công và thực hiện nhiều cải cách nền kinh tế của họ đủ sức cạnh tranh. Trong khi đó, Pháp, Tây Ban Nha, và nhất là Italy, vấn chưa hành động đủ nên đang phải đương đầu với nhiều rắc rối do tác động của Euro lên giá và sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu.
Thất bại thứ hai chính là mặt trái của thành công nói trên. Để đủ tiêu chuẩn được phép gia nhập Eurozone, vào cuối thập niên 1990, các quốc gia như Italy và Tây Ban Nha đã phải thực hiện những điều chỉnh lớn trong chính sách tài khóa và cơ cấu.
Nhưng bằng cách cung cấp cho những quốc gia yếu hơn này một tấm lá chắn chống khủng hoảng tiền tệ, đồng Euro lại giảm thiểu những áp lực buộc họ phải theo đuổi quá trình cải cách. Mà trên thực tế, những cải cách này hiện nay lại quan trọng hơn bao giờ hết vì các nước nói trên đã không còn lựa chọn làm mất giá đồng tiền của nước mình để tăng sức cạnh tranh và bù đắp cho tốc độ tăng năng suất hiện ở mức tương đối thấp so với các nước khác.
Trên thực tế, trong khi Euro đang chuẩn bị kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10, đồng tiền này đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất trong lịch sử chưa lâu của nó.
Nếu châu Âu “theo chân” Mỹ đi vào suy thoái - một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra - những tác động mà các quốc gia vùng Địa Trung Hải phải gánh chịu sẽ lớn hơn nhiều những gì mà Đức và các nước Bắc Âu phải trải qua. Sẽ không phải là điều gì đáng ngạc nhiên khi phản ứng chính trị từ hai khu vực này cũng sẽ khác biệt.
Thậm chí cả khi Eurozone đang chuẩn bị mở rộng thêm lần nữa để kết nạp thêm Slovakia và sau đó là những quốc gia Đông Âu khác, thế giới vẫn có thể đi tới một kết luận rằng, đây chưa hẳn là một khu vực đồng tiền chung tối ưu, và những gì mà đã được thể hiện chưa phải là điều tuyệt vời.
(Theo The Economist)
Khi đó, “bong bóng” công nghệ vừa mới vỡ tung, đẩy kinh tế Mỹ tới sát bờ vực suy thoái.
Tuy nhiên, các đại biểu châu Âu có mặt tại Davos thời điểm đó lại chẳng mấy bi quan, mà thậm chí còn rất phấn khởi. Đó là vì châu Âu đã thoát ra khỏi “cơn lốc” dot.com mà chẳng “xây xước” gì, đồng thời đồng tiền mới của châu lục này là đồng Euro cũng đem đến một sức mạnh mới.
Lịch sử lặp lại?
Một số người châu Âu lạc quan thái quá khi đó còn cho rằng, chẳng mấy chốc, châu Âu sẽ tiếp quản vị trí đầu tàu kinh tế thế giới từ tay Mỹ.
Nhưng những gì diễn ra không phải như họ mong đợi. Ngay sau đó, châu Âu đã rơi vào một giai đoạn suy thoái, mà còn suy thoái sâu hơn cả ở Mỹ.
7 năm đã trôi qua kể từ ngày đó, và có nhiều sự trùng lặp khó hiểu đang diễn ra.
Châu Âu đại lục tính đến thời điểm này ít nhiều đã tránh được những tác động của cuộc khủng hoảng nợ “dưới chuẩn” ở Mỹ. Các ngân hàng của châu Âu đang sở hữu những bảng cân đối kế toán lành mạnh hơn các “đồng nghiệp” bên kia bờ Đại Tây Dương, và tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) hiện là 7,1%, thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
Đồng Euro thì đang mỗi lúc một mạnh thêm trước USD, và nhiều quan chức của châu Âu một mức khẳng định, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy kinh tế châu Âu suy thoái.
Mặc dù dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone mới đây đã được hạ xuống, nhưng vẫn ở mức xấp xỉ 2% cho năm 2008 này. Cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đã bơm những khoản tiền không lồ vào hệ thống tài chính nhằm đối phó với tình trạng thắt chặt tín dụng, nhưng không giống như FED, ECB vẫn chưa cần phải cắt giảm lãi suất.
Tuy nhiên, cũng giống như vào năm 2001, viễn cảnh đối với Eurozone dường như đang xấu đi nhanh hơn những gì mà những người có quan điểm lạc quan nhìn nhận. Xét cho cùng, lý do khiến ECB còn “lăn tăn” trong việc hạ lãi suất không phải là tăng trưởng kinh tế khu vực đang quá mạnh mẽ, mà là do lạm phát đã lên tới 3,5%, cao nhất trong vòng 9 năm kể từ ngày đồng tiền này được đưa vào sử dụng.
Những rắc rối tại hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Eurozone - suy thoái tại Mỹ và tăng trưởng chậm lại ở Anh - đã bắt đầu khiến các nhà xuất khẩu trong khu vực phải “đau đầu”. Xuất khẩu, đặc biệt là của Đức, sang châu Á vẫn duy trì ở mức mạnh mẽ, nhưng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, người tiêu dùng với thái độ lo ngại về triển vọng kinh tế vẫn không muốn chi dùng nhiều.
Hai mối lo của Eurozone
Và có hai lo ngại lớn đang nổi lên đối với Eurozone.
Mối lo thứ nhất là sức mạnh của Euro. Đồng USD yếu đang tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực xuất khẩu của Mỹ, và đồng Euro mạnh có thể sẽ tạo ra hiệu ứng ngược lại tại quê hương châu Âu.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Euro đã được định giá quá cao so mức giá trị thực của nó và mặc dù những tác động của vấn đề này tới nay còn “khiêm tốn”, nếu giá Euro còn tăng, mọi chuyện sẽ không đơn giản. Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng hoạt động xuất khẩu của Eurozone có thể tiếp tục diễn ra như mong muốn mà không cần tính đến chuyện chi phí.
Lo ngại thứ hai là thị trường nhà đất của châu Âu. Châu lục này có thể đã tránh được một cơn bão tín dụng “dưới chuẩn” như ở Mỹ, nhưng “bong bóng” địa ốc tại nhiều nước châu Âu thậm chí còn “bự” hơn cả ở Mỹ. Giá nhà tại Tây Ban Nha và Ireland đã bắt đầu “rơi”, và ngoài khu vực Eurozone, giá nhà tại Anh cũng đang bắt đầu một cú “nhảy cầu”.
“Bong bóng” tài sản nổ tung tại châu Âu không hẳn sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng như ở Mỹ, nhưng chắc chắn sẽ khiến những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp xây dựng phải khốn đốn. Lĩnh vực này hiện chiếm hơn 15% GDP của Tây Ban Nha và Ireland.
Trên thực tế, Tây Ban Nha là nước đặc biệt dễ bị tổn thương trong vấn đề địa ốc. Một số người có thể cho rằng, các nhà bình luận đã quá bi quan về viễn cảnh của Tây Ban Nha, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy nguy cơ xuống dốc rõ nét đối với tăng trưởng kinh tế nước này. Chính Tổng thống tái đắc cử của Tây Ban Nha, ông Luis Rodríguez Zapatero, đã phải công bố một kế hoạch kích thích tài khóa nhằm tránh cho đất nước tình trạng “rối loạn”.
Xét đến thực tế trong những năm gần đây, Tây Ban Nha luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tăng trưởng của Eurozone và đóng góp gần một nửa số việc làm mới được tạo ra ở khu vực, sự đi xuống của kinh tế nước này sẽ là một điều chẳng mấy dễ chịu đối với Eurozone.
Và những vấn đề kinh tế không chỉ dừng ở lĩnh vực kinh tế. Chẳng hạn, kế hoạch tham vọng của EU trong việc cắt giảm khí thải CO2 sẽ khó mà thực hiện được khi kinh tế khu vực đi xuống.
Ngoài ra, sự khác biệt trong sức mạnh của các nền kinh tế thành viên khu vực Eurozone cũng gây ra không ít vấn đề. Kinh tế Pháp và Italy đang yếu hơn nhiều so với kinh tế Đức, do đó, các nhà lãnh đạo hai nước này có lẽ sẽ tranh cãi kịch liệt hơn về vấn đề sức mạnh của đồng Euro, chính sách tiền tệ thiếu linh hoạt của ECB, và thậm chí còn yêu cầu được bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh “không bình đẳng”.
Đức - quốc gia cảm thấy hoàn toàn dễ chịu với đồng Euro mạnh và luôn “dị ứng” với những lời chỉ trích ECB - chắc chắn sẽ “bật” lại mạnh mẽ những áp lực như vậy.
Thành công và thất bại của Euro
Tuy nhiên, thậm chí cả những nhà quan sát có quan điểm phê bình đồng Euro mạnh cũng phải thừa nhận rằng, đồng tiền này đã có những thành công đáng kể, vì trong vòng chưa đầy một thập kỷ qua đã “nỗ lực” để trở thành một “đối thủ” trực tiếp của đồng USD trong “cuộc đua” trở thành đồng tiền của thế giới.
Nhưng thành công đó đã che đậy hai thất bại.
Thứ nhất, một số quốc gia trong Eurozone đã thích nghi tốt hơn với những biến động của Euro tốt hơn những nước khác. Đức và Hà Lan đã cắt giảm chi phí nhân công và thực hiện nhiều cải cách nền kinh tế của họ đủ sức cạnh tranh. Trong khi đó, Pháp, Tây Ban Nha, và nhất là Italy, vấn chưa hành động đủ nên đang phải đương đầu với nhiều rắc rối do tác động của Euro lên giá và sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu.
Thất bại thứ hai chính là mặt trái của thành công nói trên. Để đủ tiêu chuẩn được phép gia nhập Eurozone, vào cuối thập niên 1990, các quốc gia như Italy và Tây Ban Nha đã phải thực hiện những điều chỉnh lớn trong chính sách tài khóa và cơ cấu.
Nhưng bằng cách cung cấp cho những quốc gia yếu hơn này một tấm lá chắn chống khủng hoảng tiền tệ, đồng Euro lại giảm thiểu những áp lực buộc họ phải theo đuổi quá trình cải cách. Mà trên thực tế, những cải cách này hiện nay lại quan trọng hơn bao giờ hết vì các nước nói trên đã không còn lựa chọn làm mất giá đồng tiền của nước mình để tăng sức cạnh tranh và bù đắp cho tốc độ tăng năng suất hiện ở mức tương đối thấp so với các nước khác.
Trên thực tế, trong khi Euro đang chuẩn bị kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10, đồng tiền này đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất trong lịch sử chưa lâu của nó.
Nếu châu Âu “theo chân” Mỹ đi vào suy thoái - một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra - những tác động mà các quốc gia vùng Địa Trung Hải phải gánh chịu sẽ lớn hơn nhiều những gì mà Đức và các nước Bắc Âu phải trải qua. Sẽ không phải là điều gì đáng ngạc nhiên khi phản ứng chính trị từ hai khu vực này cũng sẽ khác biệt.
Thậm chí cả khi Eurozone đang chuẩn bị mở rộng thêm lần nữa để kết nạp thêm Slovakia và sau đó là những quốc gia Đông Âu khác, thế giới vẫn có thể đi tới một kết luận rằng, đây chưa hẳn là một khu vực đồng tiền chung tối ưu, và những gì mà đã được thể hiện chưa phải là điều tuyệt vời.
(Theo The Economist)