Dòng vốn đầu tư nhìn từ một cuộc gặp tình cờ
Tình cờ, cuộc gặp các quỹ đầu tư cùng hành lang với hội thảo về đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Cả hai có những điểm chung
Một ngày tình cờ, cuộc gặp các quỹ đầu tư cùng hành lang khách sạn với cuộc họp bàn về đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Cả hai có một số điểm tương đồng…
Sáng 7/7, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tổ chức hội thảo về đầu tư dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Chủ đề này đặt ra với mục đích tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm về một mảng đầu tư mà SCIC đang chú trọng.
Nhu cầu lớn, cơ hội lớn được xác định tại hội thảo, nhưng nổi bật hơn là những khó khăn và quan ngại. Đối diện hành lang khách sạn, cuộc gặp mặt các thành viên Câu lạc bộ quỹ đầu tư tại Việt Nam chắc cũng đề cập đến những khó khăn tương đồng.
Những con số “khủng”
Trong phát biểu khai mạc, ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc SCIC, đưa ra một dữ liệu khá lạc quan về thực tế vốn rót cho đầu tư lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam những năm gần đây: tổng đầu tư giữ ở mức 10% GDP, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế và các nước trong khu vực.
Cụ thể, tỷ lệ đó tại Trung Quốc chỉ khoảng 3%, Ấn Độ khoảng 9%, Malaysia khoảng 5%, Lào 4,7%, Philippines 3,6%, Campuchia 2,3%, Indonesia 2,7%...
Về tỷ trọng là vậy, nhưng quy mô GDP chưa thực sự có hạng nên con số tuyệt đối theo tỷ trọng đó còn thấp, trong khi chi phí để đầu tư lại ở mức cao. Thế cho nên trong khu vực, Việt Nam vẫn là một quốc gia chật vật với nạn tắc đường, ngập úng tại các thành phố lớn; thiếu điện thì triền miên; chất lượng cầu cảng còn nhiều hạn chế…, mà phân tích tại các tham luận sau đó cũng thừa nhận.
Vì vậy không bất ngờ khi một số ý kiến đưa ra những con số “khủng” về yêu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm tới.
Ông Nguyễn Nội, Phó cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra tính toán rằng, nhu cầu đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam từ nay đến năm 2020 cần khoảng 150 - 160 tỷ USD; trong đó điện cần 40 tỷ USD, đường bộ cần 53 tỷ USD, đường sắt cần 3 tỷ USD chưa kể đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, cảng biển cần 25 tỷ USD. Bình quân, mỗi năm cần lượng vốn đầu tư khoảng 15 - 16 tỷ USD.
Đó là chưa nói, “biết đâu”, khả năng dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam được tái khởi động và thông qua thì số vốn cần là khủng khiếp!
Ông Kenny Low, Phó giám đốc Quỹ cơ sở hạ tầng của VinaCapital, cũng đưa ra một con số tham khảo: ước tính trong thập kỷ tiếp theo, tổng mức đầu tư cần thiết cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam phải đạt 200 tỷ USD thì mới theo kịp được đà tăng trưởng của dân số và GDP.
Gọi vốn từ đâu?
Tại hội thảo của SCIC, câu hỏi này được các chuyên gia tập trung mổ xẻ. Ở phía bên kia hành lang, mang tính nội bộ nhưng có lẽ các quỹ đầu tư chứng khoán cũng đau đầu với câu hỏi này.
Trò chuyện bên lề cuộc gặp mặt, đại diện một quỹ đầu tư nổi tiếng tiết lộ rằng, khó khăn hiện nay không hẳn là sự ảm đạm kéo dài của thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu sụt giảm, mà nổi bật hơn là khả năng gọi vốn.
Từ năm 2008 trở lại đây, dòng chảy vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) chậm lại, nếu không nói là ngưng hẳn ở nhiều đầu mối quen thuộc. Thực tế, giá trị tài sản ròng (NAV) của nhiều quỹ lớn giảm mạnh thời gian qua khó để đưa ra thuyết phục họ tiếp tục rót vốn. Thêm nữa, sau sự cố động đất và sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3 vừa qua, dòng chảy quen thuộc và quan trọng từ quốc gia này gần như ngừng lại…
Đó cũng là thực tế có ở dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cả FII rót vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam gần đây, theo phân tích tại hội thảo của SCIC. Kinh tế thế giới khó khăn chung là khách quan, nhưng nội tại nền kinh tế cũng bộc lộ những rào cản chủ quan.
Ông Brad Kim, Phó chủ tịch cao cấp, Khối cơ sở hạ tầng của Macquarie Capital Advisors, đề cập đến một loạt rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải khi tham gia lĩnh vực này, đặc biệt là với nhà đầu tư nước ngoài. Đối chiếu với kinh tế vĩ mô Việt Nam, những rủi ro đó lại quá đặc thù và quá nổi bật.
Đơn cử, ngay với nguồn vốn trong nước, một nguồn chính là từ trái phiếu Chính phủ. Khoảng ba năm trở lại đây thì tình trạng phập phù trong kết quả đấu thầu thể hiện rõ và tỷ trọng gọi vốn thành công theo kế hoạch năm luôn thấp. Với doanh nghiệp, vay ngân hàng lãi suất liên tiếp các kỳ leo thang, trong khi đặc thù của nhu cầu vốn này là trung và dài hạn.
Nhìn ra thị trường vốn bên ngoài, FDI và FII hạn chế đã đành, việc vay vốn bằng trái phiếu của cả doanh nghiệp lẫn Chính phủ gặp trở ngại lớn, hoặc chi phí đắt đỏ do định mức tín nhiệm liên tiếp bị các tổ chức xếp hạng quốc tế đánh tụt. Đây cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến cả nguồn vốn ODA.
Với những nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn giải ngân, một rào cản nổi bật là biến động của tỷ giá USD/VND, nhất là khi đặc thù của các dự án là thời gian kéo dài. Đà mất giá trên 20% của VND những năm gần đây được ví như một viên sỏi kẹt trong chiếc giày của kỳ vọng lợi nhuận.
Bên lề cuộc gặp của các quỹ đầu tư nói trên, đại diện quỹ nọ cũng đề cập đến “viên sỏi” này như một vật cản rất lớn. Ông cho biết rằng, thông tin một quỹ lớn bị lỗ tới khoảng 120 triệu USD được bàn luận gần đây có “cái đau” không hẳn là thị giá cổ phiếu lao dốc, mà có tới khoảng 80 triệu USD trong đó là do VND bị phá giá quá mạnh.
“Những năm 2007 trở về trước, biến động của tỷ giá USD/VND chỉ trong khoảng trên dưới 1% mỗi năm. Thế nhưng những năm vừa qua, mức thay đổi là quá lớn. Khó mà tránh được, cả khi sử dụng sản phẩm phái sinh, mua Forward (giao dịch kỳ hạn - PV) thì tỷ giá cũng đã ở mức rất cao rồi”, đại diện này chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, bên cạnh những trở ngại đó, cơ hội hút vốn đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng hay với cả thị trường chứng khoán thời gian tới vẫn được nhìn nhận ở những hướng thuận lợi.
Đại diện của VinaCapital phân tích rằng, sự kêu gọi của Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước trong việc thoái vốn, cổ phần hóa các tài sản Nhà nước không cần nắm giữ vốn đang mở ra cơ hội cho khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài tham gia.
Đáng chú ý là ngay cả tình trạng lãi suất cho vay cao lại được ông Kenny Low phân tích là cơ hội để đầu tư vào các công ty, dự án cần nguồn vốn rẻ hơn từ các nguồn khác ngoài hệ thống các ngân hàng thương mại.
Và với sự suy giảm của thị trường chứng khoán suốt thời gian qua, cũng như ở tình hình chung, giá trị tài sản ở Việt Nam hiện đang ở chu kỳ thấp so với các nước khác ở châu Á. Từ đây tạo định hướng mạnh mẽ cho các nhà đầu tư dài hạn, cũng như là cơ hội để mua vào một cách có chọn lọc một số loại cổ phiếu.
Cơ hội gọi vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng hay cả với thị trường chứng khoán theo đó là vẫn còn mở…
Sáng 7/7, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tổ chức hội thảo về đầu tư dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Chủ đề này đặt ra với mục đích tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm về một mảng đầu tư mà SCIC đang chú trọng.
Nhu cầu lớn, cơ hội lớn được xác định tại hội thảo, nhưng nổi bật hơn là những khó khăn và quan ngại. Đối diện hành lang khách sạn, cuộc gặp mặt các thành viên Câu lạc bộ quỹ đầu tư tại Việt Nam chắc cũng đề cập đến những khó khăn tương đồng.
Những con số “khủng”
Trong phát biểu khai mạc, ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc SCIC, đưa ra một dữ liệu khá lạc quan về thực tế vốn rót cho đầu tư lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam những năm gần đây: tổng đầu tư giữ ở mức 10% GDP, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế và các nước trong khu vực.
Cụ thể, tỷ lệ đó tại Trung Quốc chỉ khoảng 3%, Ấn Độ khoảng 9%, Malaysia khoảng 5%, Lào 4,7%, Philippines 3,6%, Campuchia 2,3%, Indonesia 2,7%...
Về tỷ trọng là vậy, nhưng quy mô GDP chưa thực sự có hạng nên con số tuyệt đối theo tỷ trọng đó còn thấp, trong khi chi phí để đầu tư lại ở mức cao. Thế cho nên trong khu vực, Việt Nam vẫn là một quốc gia chật vật với nạn tắc đường, ngập úng tại các thành phố lớn; thiếu điện thì triền miên; chất lượng cầu cảng còn nhiều hạn chế…, mà phân tích tại các tham luận sau đó cũng thừa nhận.
Vì vậy không bất ngờ khi một số ý kiến đưa ra những con số “khủng” về yêu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm tới.
Ông Nguyễn Nội, Phó cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra tính toán rằng, nhu cầu đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam từ nay đến năm 2020 cần khoảng 150 - 160 tỷ USD; trong đó điện cần 40 tỷ USD, đường bộ cần 53 tỷ USD, đường sắt cần 3 tỷ USD chưa kể đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, cảng biển cần 25 tỷ USD. Bình quân, mỗi năm cần lượng vốn đầu tư khoảng 15 - 16 tỷ USD.
Đó là chưa nói, “biết đâu”, khả năng dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam được tái khởi động và thông qua thì số vốn cần là khủng khiếp!
Ông Kenny Low, Phó giám đốc Quỹ cơ sở hạ tầng của VinaCapital, cũng đưa ra một con số tham khảo: ước tính trong thập kỷ tiếp theo, tổng mức đầu tư cần thiết cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam phải đạt 200 tỷ USD thì mới theo kịp được đà tăng trưởng của dân số và GDP.
Gọi vốn từ đâu?
Tại hội thảo của SCIC, câu hỏi này được các chuyên gia tập trung mổ xẻ. Ở phía bên kia hành lang, mang tính nội bộ nhưng có lẽ các quỹ đầu tư chứng khoán cũng đau đầu với câu hỏi này.
Trò chuyện bên lề cuộc gặp mặt, đại diện một quỹ đầu tư nổi tiếng tiết lộ rằng, khó khăn hiện nay không hẳn là sự ảm đạm kéo dài của thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu sụt giảm, mà nổi bật hơn là khả năng gọi vốn.
Từ năm 2008 trở lại đây, dòng chảy vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) chậm lại, nếu không nói là ngưng hẳn ở nhiều đầu mối quen thuộc. Thực tế, giá trị tài sản ròng (NAV) của nhiều quỹ lớn giảm mạnh thời gian qua khó để đưa ra thuyết phục họ tiếp tục rót vốn. Thêm nữa, sau sự cố động đất và sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3 vừa qua, dòng chảy quen thuộc và quan trọng từ quốc gia này gần như ngừng lại…
Đó cũng là thực tế có ở dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cả FII rót vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam gần đây, theo phân tích tại hội thảo của SCIC. Kinh tế thế giới khó khăn chung là khách quan, nhưng nội tại nền kinh tế cũng bộc lộ những rào cản chủ quan.
Ông Brad Kim, Phó chủ tịch cao cấp, Khối cơ sở hạ tầng của Macquarie Capital Advisors, đề cập đến một loạt rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải khi tham gia lĩnh vực này, đặc biệt là với nhà đầu tư nước ngoài. Đối chiếu với kinh tế vĩ mô Việt Nam, những rủi ro đó lại quá đặc thù và quá nổi bật.
Đơn cử, ngay với nguồn vốn trong nước, một nguồn chính là từ trái phiếu Chính phủ. Khoảng ba năm trở lại đây thì tình trạng phập phù trong kết quả đấu thầu thể hiện rõ và tỷ trọng gọi vốn thành công theo kế hoạch năm luôn thấp. Với doanh nghiệp, vay ngân hàng lãi suất liên tiếp các kỳ leo thang, trong khi đặc thù của nhu cầu vốn này là trung và dài hạn.
Nhìn ra thị trường vốn bên ngoài, FDI và FII hạn chế đã đành, việc vay vốn bằng trái phiếu của cả doanh nghiệp lẫn Chính phủ gặp trở ngại lớn, hoặc chi phí đắt đỏ do định mức tín nhiệm liên tiếp bị các tổ chức xếp hạng quốc tế đánh tụt. Đây cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến cả nguồn vốn ODA.
Với những nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn giải ngân, một rào cản nổi bật là biến động của tỷ giá USD/VND, nhất là khi đặc thù của các dự án là thời gian kéo dài. Đà mất giá trên 20% của VND những năm gần đây được ví như một viên sỏi kẹt trong chiếc giày của kỳ vọng lợi nhuận.
Bên lề cuộc gặp của các quỹ đầu tư nói trên, đại diện quỹ nọ cũng đề cập đến “viên sỏi” này như một vật cản rất lớn. Ông cho biết rằng, thông tin một quỹ lớn bị lỗ tới khoảng 120 triệu USD được bàn luận gần đây có “cái đau” không hẳn là thị giá cổ phiếu lao dốc, mà có tới khoảng 80 triệu USD trong đó là do VND bị phá giá quá mạnh.
“Những năm 2007 trở về trước, biến động của tỷ giá USD/VND chỉ trong khoảng trên dưới 1% mỗi năm. Thế nhưng những năm vừa qua, mức thay đổi là quá lớn. Khó mà tránh được, cả khi sử dụng sản phẩm phái sinh, mua Forward (giao dịch kỳ hạn - PV) thì tỷ giá cũng đã ở mức rất cao rồi”, đại diện này chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, bên cạnh những trở ngại đó, cơ hội hút vốn đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng hay với cả thị trường chứng khoán thời gian tới vẫn được nhìn nhận ở những hướng thuận lợi.
Đại diện của VinaCapital phân tích rằng, sự kêu gọi của Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước trong việc thoái vốn, cổ phần hóa các tài sản Nhà nước không cần nắm giữ vốn đang mở ra cơ hội cho khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài tham gia.
Đáng chú ý là ngay cả tình trạng lãi suất cho vay cao lại được ông Kenny Low phân tích là cơ hội để đầu tư vào các công ty, dự án cần nguồn vốn rẻ hơn từ các nguồn khác ngoài hệ thống các ngân hàng thương mại.
Và với sự suy giảm của thị trường chứng khoán suốt thời gian qua, cũng như ở tình hình chung, giá trị tài sản ở Việt Nam hiện đang ở chu kỳ thấp so với các nước khác ở châu Á. Từ đây tạo định hướng mạnh mẽ cho các nhà đầu tư dài hạn, cũng như là cơ hội để mua vào một cách có chọn lọc một số loại cổ phiếu.
Cơ hội gọi vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng hay cả với thị trường chứng khoán theo đó là vẫn còn mở…