Đồng Yên: Thủ phạm gây rối loạn chứng khoán?
Có phải lãi suất cực thấp của đồng Yên là thủ phạm làm chao đảo thị trường chứng khoán toàn cầu?
Có một trong những lý do quan trọng lý giải tại sao hôm 27/2 vừa qua lại xảy ra việc giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán toàn cầu rớt giá nhanh chóng.
Đó là vì các nhà đầu tư chứng khoán đã sử dụng đồng tiền có mức lãi suất thấp nhất, đồng Yên Nhật, để trước đó mua một số lớn các chứng khoán trên thế giới, khiến cho giá chứng khoán toàn cầu tăng lên mạnh trong thời gian gần đây.
Ngay phiên giao dịch chứng khoán ngày 27/2, họ đổ xô bán các chứng khoán đã mua trước đó, nên giá chứng khoán trên toàn cầu bị nhanh chóng rớt giá mạnh.
Vay đồng Yên để mua tài sản tính bằng đồng tiền khác
Từ năm 2001 cho đến tháng 7/2006, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã giữ lãi suất ngắn hạn bằng 0, và ngay cả sau khi nâng lãi suất trong tuần vừa qua, mức lãi suất ở Nhật vẫn chỉ đứng ở 0,5%.
Nếu ta đem so mức lãi suất đó với mức lãi suất ở Mỹ là 5,25% và mức lãi suất ở các nước sử dụng đồng euro là 3,5% thì lãi suất ở Nhật là quá thấp. Khác biệt giữa ba mức lãi suất đó khiến các nhà đầu tư có lợi bằng cách đi vay tiền Yên để đầu tư vào việc mua những tài sản được tính giá theo đồng tiền có lãi suất cao hơn.
Đầu tiên, chỉ có những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp mới biết sử dụng kĩ thuật đầu tư tiền tệ này để hưởng lợi. Sau đó, kĩ thuật đầu tư tiền tệ này được các quĩ hỗ tương, các người đi vay thế chấp nhà cửa ở các nước mà các khoản vay với giá tính bằng đồng Yên đều sử dụng kĩ thuật này.
Khi càng lúc càng có nhiều nhà đầu tư đi vay đồng Yên rồi sau đó bán những đồng Yên đi vay mượn đó để đầu tư vào những tài sản mà giá của chúng được tính bằng đồng tiền của các nước khác, nên trong năm ngoái giá đồng Yên đã tụt xuống mức thấp nhất từ nhiều năm qua so với các đồng tiền chủ yếu khác trên thế giới.
Hôm 27/2 vừa qua, người ta lo ngại về tình hình của nền kinh tế Mỹ và tình trạng quá nóng của thị trường chứng khoán khắp thế giới khiến cho chỉ số giá chứng khoán tại thị trường chứng khoán thế giới bị rớt giá.
Có lẽ việc đổ xô bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán toàn cầu để lấy tiền trả lại những khoản vay bằng đồng Yên trước đây cũng làm cho việc rớt giá cổ phiếu nói trên tăng tốc.
Ngay cả trước ngày 27/2, người ta lo ngại về tiềm năng gây ra những thay đổi lên xuống các thị trường chứng khoán trên thế giới của cách đầu tư tiền tệ đặc biệt nói trên. Trong tuần qua, khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nâng lãi suất lên, Thống đốc ngân hàng Toshihiko Fukui có nói đến thế cực kì nghiêm trọng của các thị trường tài chính có thể đi đến chỗ các nhà đầu tư chứng khoán trên thế giới thình lình đổ xô bán cổ phiếu để lấy tiền mua lại đồng Yên để trả lại những khoản vay bằng đồng Yên trước đây.
Tổng giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, ông Jean Claude Trichet khuyên những người tham gia thị trường chứng khoán nên chú ý đến nguy cơ có thể xảy ra cho cách đầu tư tiền tệ nói trên mà ông gọi là cách "đánh cược một chiều".
Gậy ông sẽ đập lưng ông?
Nếu mọi nhà đầu tư chứng khoán khắp thế giới đều đổ xô bán cổ phiếu để lấy tiền mua lại đồng Yên thì những việc làm đó có thể dẫn đến việc lặp lại các sự kiện xảy ra hồi tháng 10/1998.
Thời điểm đó giá đồng đôla Mỹ đột nhiên rớt giá mạnh, vì người ta nghi ngờ có việc bán các cổ phiếu được tính giá bằng đôla Mỹ để lấy tiền mua lại đồng Yên để trả cho các khoản vay bằng đồng Yên trước đây.
Tình huống này gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà đỉnh cao của nó là sự sụp đổ của quĩ đầu tư tài chính Long Term Capital Management.
Tuy nhiên, một vài chuyên gia chứng khoán dự kiến rằng lần này ít có cơ may xảy ra một khủng hoảng tài chính như trên. Vì cách đầu tư tiền tệ nói trên đã được nhiều nhà đầu tư tài chính khắp thế giới sử dụng với những mục đích khác nhau, chứ không phải chỉ có các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp sử dụng với mục đích hưởng lợi từ sự chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền, đồng Yên và đồng đôla, như hồi năm 1998.
Hơn nữa, hiện nay trong nền kinh tế Nhật vẫn còn có nhiều lĩnh vực còn yếu kém; cho nên lãi suất ở Nhật dự kiến vẫn được giữ ở mức thấp trong nhiều tháng sắp tới. Điều đó có nghĩa là cách đầu tư tiền tệ theo kiểu vay đồng Yên rồi bán đi để đầu tư vào các tài sản được tính bằng đồng tiền của nước khác có mức lãi suất cao hơn lãi suất của đồng Yên vẫn còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới.
Lượng tiền Yên được đầu tư theo kiểu nói trên là 340 tỉ đôla. Trong tổng số 340 tỉ đôla này thì có đến 250 tỉ đôla do các quĩ hỗ tương của Nhật đi vay đồng Yên để bán nó đi nhằm đầu tư vào các trái phiếu nước ngoài được tính bằng giá của các ngoại tệ có mức lãi suất cao hơn lãi suất đồng Yên. Các quĩ hỗ tương của Nhật nói trên được các nhà đầu tư tư nhân của Nhật ưa chuộng nhất.
Nếu cách đầu tư tiền tệ nói trên bị phá sản, nghĩa là các nhà đầu tư đổ xô bán đi các trái phiếu nước ngoài vừa mua vào trước đó để lấy tiền mua lại đồng Yên, thì các đồng tiền nứơc ngoài nào mà các trái phiếu nói trên được tính bằng giá của đồng tiền đó sẽ bị rớt giá nặng.
Những đồng tiền đó gồm có tiền của các nước Nam Phi, Thổ Nhĩ Kì và New Zealand. Đồng tiền của các nước vừa kể đã rớt giá rất nặng hôm 27/2 vừa qua.
Đó là vì các nhà đầu tư chứng khoán đã sử dụng đồng tiền có mức lãi suất thấp nhất, đồng Yên Nhật, để trước đó mua một số lớn các chứng khoán trên thế giới, khiến cho giá chứng khoán toàn cầu tăng lên mạnh trong thời gian gần đây.
Ngay phiên giao dịch chứng khoán ngày 27/2, họ đổ xô bán các chứng khoán đã mua trước đó, nên giá chứng khoán trên toàn cầu bị nhanh chóng rớt giá mạnh.
Vay đồng Yên để mua tài sản tính bằng đồng tiền khác
Từ năm 2001 cho đến tháng 7/2006, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã giữ lãi suất ngắn hạn bằng 0, và ngay cả sau khi nâng lãi suất trong tuần vừa qua, mức lãi suất ở Nhật vẫn chỉ đứng ở 0,5%.
Nếu ta đem so mức lãi suất đó với mức lãi suất ở Mỹ là 5,25% và mức lãi suất ở các nước sử dụng đồng euro là 3,5% thì lãi suất ở Nhật là quá thấp. Khác biệt giữa ba mức lãi suất đó khiến các nhà đầu tư có lợi bằng cách đi vay tiền Yên để đầu tư vào việc mua những tài sản được tính giá theo đồng tiền có lãi suất cao hơn.
Đầu tiên, chỉ có những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp mới biết sử dụng kĩ thuật đầu tư tiền tệ này để hưởng lợi. Sau đó, kĩ thuật đầu tư tiền tệ này được các quĩ hỗ tương, các người đi vay thế chấp nhà cửa ở các nước mà các khoản vay với giá tính bằng đồng Yên đều sử dụng kĩ thuật này.
Khi càng lúc càng có nhiều nhà đầu tư đi vay đồng Yên rồi sau đó bán những đồng Yên đi vay mượn đó để đầu tư vào những tài sản mà giá của chúng được tính bằng đồng tiền của các nước khác, nên trong năm ngoái giá đồng Yên đã tụt xuống mức thấp nhất từ nhiều năm qua so với các đồng tiền chủ yếu khác trên thế giới.
Hôm 27/2 vừa qua, người ta lo ngại về tình hình của nền kinh tế Mỹ và tình trạng quá nóng của thị trường chứng khoán khắp thế giới khiến cho chỉ số giá chứng khoán tại thị trường chứng khoán thế giới bị rớt giá.
Có lẽ việc đổ xô bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán toàn cầu để lấy tiền trả lại những khoản vay bằng đồng Yên trước đây cũng làm cho việc rớt giá cổ phiếu nói trên tăng tốc.
Ngay cả trước ngày 27/2, người ta lo ngại về tiềm năng gây ra những thay đổi lên xuống các thị trường chứng khoán trên thế giới của cách đầu tư tiền tệ đặc biệt nói trên. Trong tuần qua, khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nâng lãi suất lên, Thống đốc ngân hàng Toshihiko Fukui có nói đến thế cực kì nghiêm trọng của các thị trường tài chính có thể đi đến chỗ các nhà đầu tư chứng khoán trên thế giới thình lình đổ xô bán cổ phiếu để lấy tiền mua lại đồng Yên để trả lại những khoản vay bằng đồng Yên trước đây.
Tổng giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, ông Jean Claude Trichet khuyên những người tham gia thị trường chứng khoán nên chú ý đến nguy cơ có thể xảy ra cho cách đầu tư tiền tệ nói trên mà ông gọi là cách "đánh cược một chiều".
Gậy ông sẽ đập lưng ông?
Nếu mọi nhà đầu tư chứng khoán khắp thế giới đều đổ xô bán cổ phiếu để lấy tiền mua lại đồng Yên thì những việc làm đó có thể dẫn đến việc lặp lại các sự kiện xảy ra hồi tháng 10/1998.
Thời điểm đó giá đồng đôla Mỹ đột nhiên rớt giá mạnh, vì người ta nghi ngờ có việc bán các cổ phiếu được tính giá bằng đôla Mỹ để lấy tiền mua lại đồng Yên để trả cho các khoản vay bằng đồng Yên trước đây.
Tình huống này gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà đỉnh cao của nó là sự sụp đổ của quĩ đầu tư tài chính Long Term Capital Management.
Tuy nhiên, một vài chuyên gia chứng khoán dự kiến rằng lần này ít có cơ may xảy ra một khủng hoảng tài chính như trên. Vì cách đầu tư tiền tệ nói trên đã được nhiều nhà đầu tư tài chính khắp thế giới sử dụng với những mục đích khác nhau, chứ không phải chỉ có các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp sử dụng với mục đích hưởng lợi từ sự chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền, đồng Yên và đồng đôla, như hồi năm 1998.
Hơn nữa, hiện nay trong nền kinh tế Nhật vẫn còn có nhiều lĩnh vực còn yếu kém; cho nên lãi suất ở Nhật dự kiến vẫn được giữ ở mức thấp trong nhiều tháng sắp tới. Điều đó có nghĩa là cách đầu tư tiền tệ theo kiểu vay đồng Yên rồi bán đi để đầu tư vào các tài sản được tính bằng đồng tiền của nước khác có mức lãi suất cao hơn lãi suất của đồng Yên vẫn còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới.
Lượng tiền Yên được đầu tư theo kiểu nói trên là 340 tỉ đôla. Trong tổng số 340 tỉ đôla này thì có đến 250 tỉ đôla do các quĩ hỗ tương của Nhật đi vay đồng Yên để bán nó đi nhằm đầu tư vào các trái phiếu nước ngoài được tính bằng giá của các ngoại tệ có mức lãi suất cao hơn lãi suất đồng Yên. Các quĩ hỗ tương của Nhật nói trên được các nhà đầu tư tư nhân của Nhật ưa chuộng nhất.
Nếu cách đầu tư tiền tệ nói trên bị phá sản, nghĩa là các nhà đầu tư đổ xô bán đi các trái phiếu nước ngoài vừa mua vào trước đó để lấy tiền mua lại đồng Yên, thì các đồng tiền nứơc ngoài nào mà các trái phiếu nói trên được tính bằng giá của đồng tiền đó sẽ bị rớt giá nặng.
Những đồng tiền đó gồm có tiền của các nước Nam Phi, Thổ Nhĩ Kì và New Zealand. Đồng tiền của các nước vừa kể đã rớt giá rất nặng hôm 27/2 vừa qua.