Đột phá trong thanh toán điện tử
Với việc ra đời của PayNet, lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam được xem là đã có bước đột phá quan trọng
Ngày 3/4, mạng thanh toán PayNet thuộc Công ty Cổ phần Mạng thanh toán VINA do một nhóm doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông và công nghệ thông tin thành lập đã chính thức ra mắt.
“Làm phẳng” thanh toán
Tại thời điểm này, PayNet bắt đầu cung cấp dịch vụ phân phối điện tử mã cước di động trả trước. Theo đó, các khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ có thể thanh toán điện tử một cách thuận tiện nhất với các mạng thông tin di động tại Việt Nam như Viettel, Vinaphone, EVN Telecom…
Tuy nhiên, hướng phát triển toàn diện hơn của PayNet chính là trở thành nhà xử lý giao dịch thanh toán điện tử dẫn đầu trong việc phân phối điện tử mã cước các dịch vụ trả trước và thanh toán điện tử cho các dịch vụ trả sau, phát hành và thanh toán chấp nhận thẻ và chuyển tiền nhanh theo hình thức đại lý hoặc thuê ngoài cho các ngân hàng.
Đồng thời, PayNet cũng kết nối với các ngân hàng như Techcombank, VPBank… để triển khai các phân phối điện tử mã cước các dịch vụ trả trước và thanh toán hoá đơn điện tử cho các dịch vụ trả sau qua hệ thống ngân hàng và mạng lưới đại lý rộng khắp.
Như vậy, các ngân hàng sẽ khai thác tối đa các hệ thống công nghệ Core-banking và giải pháp thanh toán thẻ cho phép người tiêu dùng thanh toán các dịch vụ hàng hoá như điện thoại, nước sạch, bưu chính… một cách đơn giản và thuận tiện nhất.
Khi giới thiệu các dịch vụ của mình, PayNet đã đưa ra một hình ảnh ví dụ khá ấn tượng và thuyết phục là một bà mẹ suốt ngày phải đau đầu với một đống hoá đơn thanh toán được gửi đến; bữa cơm của gia đình họ cũng mất ngon và họ buộc phải tắt chuông báo nhằm tránh bị quấy rầy từ các nhân viên đến nhà thu tiền các dịch vụ mà gia đình sử dụng. Và rồi, với một tấm thẻ dịch vụ PayNet, mọi việc trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn nhiều.
Cũng có thể coi đây là một cách quảng cáo thành công của nhà cung cấp dịch vụ, song rõ ràng với một dịch vụ thanh toán điện tử thuận lợi được kết nối với hàng loạt các dịch vụ từ phổ thông đến đặc thù thì đây chính là điều Việt Nam đang thiếu.
Vượt khỏi kinh tế tiền mặt
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thương mại điện tử, có thể coi PayNet là một bước đột phá cho lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Ông Trần Hữu Linh, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại Điện tử (Bộ Thương mại) cho rằng, nếu như trước đây sự phát triển chậm của thương mại điện tử Việt Nam thường được nhắc đến với 2 trở ngại cơ bản là chưa có khung pháp lý và hạ tầng thanh toán điện tử thì nay cả 2 yếu tố này đều đã được đáp ứng.
Cụ thể, năm 2006 Luật Giao dịch điện tử đã chính thức có hiệu lực cùng một số Nghị định hướng dẫn cũng đã được ban hành. Còn về yếu tố hạ tầng thanh toán điện tử thì với việc bùng nổ thị trường thẻ, các sàn thương mại điện tử hay “đại gia” bán lẻ trực tuyến E-Bay đang tiến hành hoàn thiện giao diện tiếng Việt và hiện nay là sự ra đời của PayNet chính là một minh chứng rõ nét cho sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thanh toán điện tử.
“Điều này cho thấy nhận định của các chuyên gia về khả năng bùng nổ thương mại điện tử của Việt Nam đưa ra tại Diễn đàn Thương mại Điện tử 2006 vừa được tổ chức hồi giữa năm 2006 là hoàn toàn có cơ sở”, ông Linh nhận định.
Theo ông Ngô Thanh Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PayNet, với sự “mở đường” của PayNet, thị trường thanh toán điện tử Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ và quan trọng hơn là sẽ góp phần giúp người dân thuận tiện hơn trong thanh toán dịch vụ, mua bán hàng hoá và sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi phong cách tiêu dùng bằng tiền mặt.
Ở tầm vĩ mô, mong muốn này cũng phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước. Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XI vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhận định nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn là một nền kinh tế tiền mặt và trong tương lai sẽ phải vượt qua điều đó. Bởi lẽ, phong cách tiêu dùng bằng tiền mặt ít nhiều đã và đang kìm hãm tốc độ phát triển của một nền kinh tế năng động.
“Làm phẳng” thanh toán
Tại thời điểm này, PayNet bắt đầu cung cấp dịch vụ phân phối điện tử mã cước di động trả trước. Theo đó, các khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ có thể thanh toán điện tử một cách thuận tiện nhất với các mạng thông tin di động tại Việt Nam như Viettel, Vinaphone, EVN Telecom…
Tuy nhiên, hướng phát triển toàn diện hơn của PayNet chính là trở thành nhà xử lý giao dịch thanh toán điện tử dẫn đầu trong việc phân phối điện tử mã cước các dịch vụ trả trước và thanh toán điện tử cho các dịch vụ trả sau, phát hành và thanh toán chấp nhận thẻ và chuyển tiền nhanh theo hình thức đại lý hoặc thuê ngoài cho các ngân hàng.
Đồng thời, PayNet cũng kết nối với các ngân hàng như Techcombank, VPBank… để triển khai các phân phối điện tử mã cước các dịch vụ trả trước và thanh toán hoá đơn điện tử cho các dịch vụ trả sau qua hệ thống ngân hàng và mạng lưới đại lý rộng khắp.
Như vậy, các ngân hàng sẽ khai thác tối đa các hệ thống công nghệ Core-banking và giải pháp thanh toán thẻ cho phép người tiêu dùng thanh toán các dịch vụ hàng hoá như điện thoại, nước sạch, bưu chính… một cách đơn giản và thuận tiện nhất.
Khi giới thiệu các dịch vụ của mình, PayNet đã đưa ra một hình ảnh ví dụ khá ấn tượng và thuyết phục là một bà mẹ suốt ngày phải đau đầu với một đống hoá đơn thanh toán được gửi đến; bữa cơm của gia đình họ cũng mất ngon và họ buộc phải tắt chuông báo nhằm tránh bị quấy rầy từ các nhân viên đến nhà thu tiền các dịch vụ mà gia đình sử dụng. Và rồi, với một tấm thẻ dịch vụ PayNet, mọi việc trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn nhiều.
Cũng có thể coi đây là một cách quảng cáo thành công của nhà cung cấp dịch vụ, song rõ ràng với một dịch vụ thanh toán điện tử thuận lợi được kết nối với hàng loạt các dịch vụ từ phổ thông đến đặc thù thì đây chính là điều Việt Nam đang thiếu.
Vượt khỏi kinh tế tiền mặt
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thương mại điện tử, có thể coi PayNet là một bước đột phá cho lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Ông Trần Hữu Linh, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại Điện tử (Bộ Thương mại) cho rằng, nếu như trước đây sự phát triển chậm của thương mại điện tử Việt Nam thường được nhắc đến với 2 trở ngại cơ bản là chưa có khung pháp lý và hạ tầng thanh toán điện tử thì nay cả 2 yếu tố này đều đã được đáp ứng.
Cụ thể, năm 2006 Luật Giao dịch điện tử đã chính thức có hiệu lực cùng một số Nghị định hướng dẫn cũng đã được ban hành. Còn về yếu tố hạ tầng thanh toán điện tử thì với việc bùng nổ thị trường thẻ, các sàn thương mại điện tử hay “đại gia” bán lẻ trực tuyến E-Bay đang tiến hành hoàn thiện giao diện tiếng Việt và hiện nay là sự ra đời của PayNet chính là một minh chứng rõ nét cho sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thanh toán điện tử.
“Điều này cho thấy nhận định của các chuyên gia về khả năng bùng nổ thương mại điện tử của Việt Nam đưa ra tại Diễn đàn Thương mại Điện tử 2006 vừa được tổ chức hồi giữa năm 2006 là hoàn toàn có cơ sở”, ông Linh nhận định.
Theo ông Ngô Thanh Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PayNet, với sự “mở đường” của PayNet, thị trường thanh toán điện tử Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ và quan trọng hơn là sẽ góp phần giúp người dân thuận tiện hơn trong thanh toán dịch vụ, mua bán hàng hoá và sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi phong cách tiêu dùng bằng tiền mặt.
Ở tầm vĩ mô, mong muốn này cũng phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước. Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XI vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhận định nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn là một nền kinh tế tiền mặt và trong tương lai sẽ phải vượt qua điều đó. Bởi lẽ, phong cách tiêu dùng bằng tiền mặt ít nhiều đã và đang kìm hãm tốc độ phát triển của một nền kinh tế năng động.