Dow Jones có tuần giảm mạnh nhất từ năm 2008
Chỉ số công nghiệp Dow Jones có tuần giảm điểm tồi tệ nhất kể từ đáy cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Chỉ số công nghiệp Dow Jones có tuần giảm điểm tồi tệ nhất kể từ đáy cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, do giới đầu tư mất niềm tin nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và triển vọng của nền kinh tế Mỹ sau nhận định hết sức bi quan của Cục Dự trữ Liên bang nước này.
Mặc dù phiên cuối tuần (23/9) hồi phục nhẹ đã cứu vãn được phần nào số điểm bị mất của các chỉ số chứng khoán Mỹ, nhưng tâm lý bất ổn của nhà đầu tư vẫn bao trùm trên các thị trường. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall tăng phiên thứ 5 liên tiếp, thêm 0,6%. Thị trường chứng kiến các cổ phiếu dao động lên xuống trong hầu hết thời gian giao dịch.
Chốt phiên 23/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37,19 điểm, tương ứng 0,35%, lên 10.771,02 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 6,83 điểm, tương ứng 0,60%, lên 1.136,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 27,56 điểm, tương ứng 1,12%, lên 2.483,23 điểm. Tính chung cả tuần, Dow Jones hạ 6,4%, mạnh nhất kể từ tháng 10/2008, Nasdaq mất gần 5,3%, S&P hạ 6,6%.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 8,9 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình hàng ngày 7,94 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, số mã cổ phiếu tăng điểm vượt trội hơn số giảm điểm với tỷ lệ 1.886/ 1.104, trong khi ở sàn Nasdaq, tỷ lệ này có phần trội hơn với 1.728 mã tăng so với 815 mã giảm.
Thị trường hồi phục là do giới lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới cam kết cùng nhau hợp tác chống khủng hoảng, bằng việc đưa ra các biện pháp mới hỗ trợ cho hệ thống tài chính ở châu Âu. Ewald Nowotny, thành viên của Hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, ECB có thể góp thêm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, giới đầu cơ cổ phiếu vẫn lo lắng về triển vọng của thị trường, trước nguy cơ Hy Lạp vỡ nợ, kinh tế ảm đạm tại châu Âu, Mỹ và cả Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích đã cắt giảm dự báo mức tăng cả năm của chỉ số S&P 500. Thậm chí ngay cả một số nhà đầu tư lạc quan nhất cũng bắt đầu cảm thấy lo lắng và thận trọng trong từng bước đi.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu cũng hồi phục nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 25,20 điểm, tương ứng 0,50%, lên chốt ở mức 5.066,81 điểm. Chỉ số DAX của Đức cộng 32,35 điểm, tương ứng 0,63% lên 5.196,56 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 28,43 điểm, tương ứng 1,02% lên 2.810,11 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đánh dấu phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp, xuất phát từ lý do đồng USD lên giá và việc nhà đầu tư ngày càng quan ngại nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi trở lại suy thoái. Tuy nhiên, đà giảm của thị trường chững lại phần nào, nhờ cam kết hợp tác của lãnh đạo các nước nhóm G7 và G20.
Dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm là thị trường Hàn Quốc, với chỉ số Kospi trượt tới 103,11 điểm, tương ứng 5,73%, xuống còn 1.697,44 điểm, thấp nhất kể từ tháng 7/2010. Tại Hàn Quốc trong phiên này, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chế tạo ôtô và sản xuất thép giảm điểm mạnh nhất. Đà bán tháo lan rộng khắp thị trường.
Tại Hồng Kông, chỉ số chứng khoán Hang Seng bốc hơi thêm 243,12 điểm, tương ứng 1,36%, xuống còn 17.668,80 điểm. Tại Đài Loan, chỉ số Taiex giảm mạnh 259,28 điểm, tương ứng 3,55%, xuống chốt ở 7.046,22 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,8% xuống còn 2.698,80 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ nhẹ 0,41%.
Mặc dù phiên cuối tuần (23/9) hồi phục nhẹ đã cứu vãn được phần nào số điểm bị mất của các chỉ số chứng khoán Mỹ, nhưng tâm lý bất ổn của nhà đầu tư vẫn bao trùm trên các thị trường. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall tăng phiên thứ 5 liên tiếp, thêm 0,6%. Thị trường chứng kiến các cổ phiếu dao động lên xuống trong hầu hết thời gian giao dịch.
Chốt phiên 23/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37,19 điểm, tương ứng 0,35%, lên 10.771,02 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 6,83 điểm, tương ứng 0,60%, lên 1.136,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 27,56 điểm, tương ứng 1,12%, lên 2.483,23 điểm. Tính chung cả tuần, Dow Jones hạ 6,4%, mạnh nhất kể từ tháng 10/2008, Nasdaq mất gần 5,3%, S&P hạ 6,6%.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 8,9 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình hàng ngày 7,94 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, số mã cổ phiếu tăng điểm vượt trội hơn số giảm điểm với tỷ lệ 1.886/ 1.104, trong khi ở sàn Nasdaq, tỷ lệ này có phần trội hơn với 1.728 mã tăng so với 815 mã giảm.
Thị trường hồi phục là do giới lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới cam kết cùng nhau hợp tác chống khủng hoảng, bằng việc đưa ra các biện pháp mới hỗ trợ cho hệ thống tài chính ở châu Âu. Ewald Nowotny, thành viên của Hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, ECB có thể góp thêm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, giới đầu cơ cổ phiếu vẫn lo lắng về triển vọng của thị trường, trước nguy cơ Hy Lạp vỡ nợ, kinh tế ảm đạm tại châu Âu, Mỹ và cả Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích đã cắt giảm dự báo mức tăng cả năm của chỉ số S&P 500. Thậm chí ngay cả một số nhà đầu tư lạc quan nhất cũng bắt đầu cảm thấy lo lắng và thận trọng trong từng bước đi.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu cũng hồi phục nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 25,20 điểm, tương ứng 0,50%, lên chốt ở mức 5.066,81 điểm. Chỉ số DAX của Đức cộng 32,35 điểm, tương ứng 0,63% lên 5.196,56 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 28,43 điểm, tương ứng 1,02% lên 2.810,11 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đánh dấu phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp, xuất phát từ lý do đồng USD lên giá và việc nhà đầu tư ngày càng quan ngại nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi trở lại suy thoái. Tuy nhiên, đà giảm của thị trường chững lại phần nào, nhờ cam kết hợp tác của lãnh đạo các nước nhóm G7 và G20.
Dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm là thị trường Hàn Quốc, với chỉ số Kospi trượt tới 103,11 điểm, tương ứng 5,73%, xuống còn 1.697,44 điểm, thấp nhất kể từ tháng 7/2010. Tại Hàn Quốc trong phiên này, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chế tạo ôtô và sản xuất thép giảm điểm mạnh nhất. Đà bán tháo lan rộng khắp thị trường.
Tại Hồng Kông, chỉ số chứng khoán Hang Seng bốc hơi thêm 243,12 điểm, tương ứng 1,36%, xuống còn 17.668,80 điểm. Tại Đài Loan, chỉ số Taiex giảm mạnh 259,28 điểm, tương ứng 3,55%, xuống chốt ở 7.046,22 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,8% xuống còn 2.698,80 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ nhẹ 0,41%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.733,80 | 10.771,50 | 37,65 | 0,35 |
S&P 500 | 1.129,56 | 1.136,43 | 6,87 | 0,61 | |
Nasdaq | 2.455,67 | 2.483,23 | 27,56 | 1,12 | |
Anh | FTSE 100 | 5.041,61 | 5.066,81 | 25,20 | 0,50 |
Pháp | CAC 40 | 2.781,68 | 2.810,11 | 28,43 | 1,02 |
Đức | DAX | 5.164,21 | 5.196,56 | 32,35 | 0,63 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.560,26 | |||
Hồng Kông | Hang Seng | 17.911,90 | 17.668,80 | 243,12 | 1,36 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.443,06 | 2.433,16 | 9,90 | 0,41 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.305,50 | 7.046,22 | 259,28 | 3,55 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.800,55 | 1.697,44 | 103,11 | 5,73 |
Singapore | Straits Times | 2.720,53 | 2.698,80 | 21,73 | 0,80 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |