Dow Jones giảm mạnh trong tuần
Ngày 13/2, chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm, đưa chỉ số Dow Jones giảm mạnh trong tuần
Ngày 13/2, chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm, đưa chỉ số Dow Jones giảm mạnh trong tuần.
Hôm thứ Sáu, hãng Reuters và trường Đại học Michigan đã công bố số liệu về chỉ số lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 1/2008. Theo đó chỉ số này đã lần đầu tiên giảm điểm trong 3 tháng qua xuống 56,2 điểm.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên là nguyên nhân cơ bản khiến lòng tin của người tiêu dùng Mỹ giảm xuống.
Theo dự báo của giới phân tích, GDP của Mỹ có thể sẽ tăng trưởng âm 2% trong năm nay và tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên 8% vào cuối năm 2009.
Các chỉ số giảm từ 3,6-5,2% giá trị trong tuần
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm hôm thứ Sáu trước lo ngại về triển vọng về khối ngân hàng. Bên cạnh đó, phiên giảm điểm của cổ phiếu khối bán lẻ cũng góp phần đẩy thị trường đi xuống.
Trong phiên giao dịch này, cả ba chỉ số đã bất ngờ giảm điểm trong vòng 7 phút cuối cùng của ngày giao dịch, trong khi đó thị trường lại phục hồi mạnh mẽ trong 53 phút cuối của ngày giao dịch trước đó.
Tuy mức giảm của thị trường phiên này không quá lớn nhưng điều này lại cho thấy sự bất ổn trên thị trường chứng khoán, đặc biệt trong tâm lý của giới đầu tư khi phản ứng trước các chính sách kinh tế.
Cổ phiếu khối ngân hàng phiên này tiếp tục mất 5,3%, đưa chỉ số khối này giảm 14% giá trị trong tuần.
Các cổ phiếu blue-chip ngân hàng đều mất điểm mạnh trong phiên cuối tuần, trong đó cổ phiếu JPMorgan hạ 5,73% xuống 24,69 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Bank of America mất 5,11% xuống 5,57 USD/cổ phiếu; Citigroup hạ 3,35% xuống 3,49 USD/cổ phiếu.
Cùng giảm điểm mạnh với khối ngân hàng, cổ phiếu của nhiều tập đoàn bán lẻ lớn cũng đi xuống do niềm tin của người tiêu dùng lần đầu tiên giảm xuống trong 3 tháng qua. Chỉ số S&P Bán lẻ phiên này mất 2,1%, trong đó cổ phiếu của Wal-Mart giảm 3,3%.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones đã giảm 5,2% và duy trì tuần thứ tư liên tiếp ở dưới ngưỡng 8.000 điểm; chỉ số S&P 500 mất 4,81% giá trị trong tuần còn chỉ số Nasdaq hạ 3,6%.
Như vậy, tính từ đầu năm 2009 đến nay, chỉ số Dow Jones đã giảm 10,55%, chỉ số S&P 500 hạ 8,46% và chỉ số Nasdaq mất 2,71%.
Đối với cổ phiếu các ngành, trong tuần khối tài chính đã đứng đầu về biên độ giảm điểm khi mất 10%, cổ phiếu khối chăm sóc sức khỏe được xem là thành công nhất khi chỉ giảm 2,4%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 13/2: chỉ số Dow Jones giảm 82,35 điểm, tương đương -1,04%, chốt ở mức 7.850,41.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 7,35 điểm, tương đương -0,48%, chốt ở mức 1.534,36.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 8,35 điểm, tương đương -1%, đóng cửa ở mức 826,84.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,24 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 cổ phiếu lên điểm.
* Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa nhân ngày lễ (Ngày tổng thống).
Thứ Ba: Công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn bán lẻ Wal-Mart.
Thứ Tư: Công bố số liệu về số nhà mới khởi công; giá hàng hóa xuất nhập khẩu; số liệu về sản xuất công nghiệp; kết quả kinh doanh của HP.
Thứ Năm: Công bố số liệu về chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI); số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Chứng khoán châu Á bất ngờ tăng điểm
Chứng khoán Nhật đã tăng điểm phiên cuối tuần, nhưng tính chung thì chỉ số Nikkei 225 vẫn giảm 3,7% so với tuần trước, đưa chỉ số này có tuần mất điểm sau 3 tuần tăng điểm trước đó.
Thị trường Nhật được hỗ trợ bởi phiên tăng điểm của Phố Wall trước đó một ngày, nhờ kế hoạch hỗ trợ những người vay thế chấp mua nhà gặp khó khăn của Chính phủ Mỹ.
Bên cạnh đó, thị trường được hỗ trợ bởi phiên tăng điểm của nhiều cổ phiếu khối công nghệ và một số cổ phiếu khối xuất khẩu. Trong đó, cổ phiếu Tokyo Electron tăng 1,5%, cổ phiếu Kyocera Corp lên 2,1%; cổ phiếu Canon tiến thêm 1,7%, cổ phiếu Honda tăng 1,1%, Hitachi tiến thêm 2,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 74,04 điểm, tương đương 0,97%, chốt ở mức 7.779,4. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, hôm thứ Sáu, Nghị viện Australia đã chính thức thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 42 tỷ đôla Australia (27,4 tỷ USD) nhằm ngăn chặn đà suy thoái kinh tế có khả năng xảy ra lần đầu tiên trong vòng hai thập kỷ qua tại nước này.
Thông tin trên đã tác động tích cực tới thị trường chứng khoán Australia, khi chỉ số ASX tăng 38,2 điểm, tương đương 1,1%, chốt ở mức 3.496,7 - tăng 2,62% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 126,08 điểm, tương đương 2,82%, chốt ở mức 4.592,50, tăng 2,7% giá trị trong tuần.
Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tiến thêm 195,27 điểm, tương đương 2,06%, chốt ở mức 9.661,1 - tăng 4,17% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore lên 19,41 điểm, tương đương 1,15%, chốt ở mức 1.704,37 - mất 0,4% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 326,37 điểm, tương đương 2,47%, chốt ở mức 13.554,67 - giảm 0,7% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiến thêm 12,6 điểm, tương đương 1,07%, chốt ở mức 1.192,44 - giảm 1,47% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 72,7 điểm, tương đương 2.32%, chốt ở mức 2.320,79 - tăng 6,4% giá trị trong tuần.
Hôm thứ Sáu, hãng Reuters và trường Đại học Michigan đã công bố số liệu về chỉ số lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 1/2008. Theo đó chỉ số này đã lần đầu tiên giảm điểm trong 3 tháng qua xuống 56,2 điểm.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên là nguyên nhân cơ bản khiến lòng tin của người tiêu dùng Mỹ giảm xuống.
Theo dự báo của giới phân tích, GDP của Mỹ có thể sẽ tăng trưởng âm 2% trong năm nay và tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên 8% vào cuối năm 2009.
Các chỉ số giảm từ 3,6-5,2% giá trị trong tuần
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm hôm thứ Sáu trước lo ngại về triển vọng về khối ngân hàng. Bên cạnh đó, phiên giảm điểm của cổ phiếu khối bán lẻ cũng góp phần đẩy thị trường đi xuống.
Trong phiên giao dịch này, cả ba chỉ số đã bất ngờ giảm điểm trong vòng 7 phút cuối cùng của ngày giao dịch, trong khi đó thị trường lại phục hồi mạnh mẽ trong 53 phút cuối của ngày giao dịch trước đó.
Tuy mức giảm của thị trường phiên này không quá lớn nhưng điều này lại cho thấy sự bất ổn trên thị trường chứng khoán, đặc biệt trong tâm lý của giới đầu tư khi phản ứng trước các chính sách kinh tế.
Cổ phiếu khối ngân hàng phiên này tiếp tục mất 5,3%, đưa chỉ số khối này giảm 14% giá trị trong tuần.
Các cổ phiếu blue-chip ngân hàng đều mất điểm mạnh trong phiên cuối tuần, trong đó cổ phiếu JPMorgan hạ 5,73% xuống 24,69 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Bank of America mất 5,11% xuống 5,57 USD/cổ phiếu; Citigroup hạ 3,35% xuống 3,49 USD/cổ phiếu.
Cùng giảm điểm mạnh với khối ngân hàng, cổ phiếu của nhiều tập đoàn bán lẻ lớn cũng đi xuống do niềm tin của người tiêu dùng lần đầu tiên giảm xuống trong 3 tháng qua. Chỉ số S&P Bán lẻ phiên này mất 2,1%, trong đó cổ phiếu của Wal-Mart giảm 3,3%.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones đã giảm 5,2% và duy trì tuần thứ tư liên tiếp ở dưới ngưỡng 8.000 điểm; chỉ số S&P 500 mất 4,81% giá trị trong tuần còn chỉ số Nasdaq hạ 3,6%.
Như vậy, tính từ đầu năm 2009 đến nay, chỉ số Dow Jones đã giảm 10,55%, chỉ số S&P 500 hạ 8,46% và chỉ số Nasdaq mất 2,71%.
Đối với cổ phiếu các ngành, trong tuần khối tài chính đã đứng đầu về biên độ giảm điểm khi mất 10%, cổ phiếu khối chăm sóc sức khỏe được xem là thành công nhất khi chỉ giảm 2,4%.
Diễn biến của ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong tuần - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 13/2: chỉ số Dow Jones giảm 82,35 điểm, tương đương -1,04%, chốt ở mức 7.850,41.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 7,35 điểm, tương đương -0,48%, chốt ở mức 1.534,36.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 8,35 điểm, tương đương -1%, đóng cửa ở mức 826,84.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,24 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 cổ phiếu lên điểm.
* Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa nhân ngày lễ (Ngày tổng thống).
Thứ Ba: Công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn bán lẻ Wal-Mart.
Thứ Tư: Công bố số liệu về số nhà mới khởi công; giá hàng hóa xuất nhập khẩu; số liệu về sản xuất công nghiệp; kết quả kinh doanh của HP.
Thứ Năm: Công bố số liệu về chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI); số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Chứng khoán châu Á bất ngờ tăng điểm
Chứng khoán Nhật đã tăng điểm phiên cuối tuần, nhưng tính chung thì chỉ số Nikkei 225 vẫn giảm 3,7% so với tuần trước, đưa chỉ số này có tuần mất điểm sau 3 tuần tăng điểm trước đó.
Thị trường Nhật được hỗ trợ bởi phiên tăng điểm của Phố Wall trước đó một ngày, nhờ kế hoạch hỗ trợ những người vay thế chấp mua nhà gặp khó khăn của Chính phủ Mỹ.
Bên cạnh đó, thị trường được hỗ trợ bởi phiên tăng điểm của nhiều cổ phiếu khối công nghệ và một số cổ phiếu khối xuất khẩu. Trong đó, cổ phiếu Tokyo Electron tăng 1,5%, cổ phiếu Kyocera Corp lên 2,1%; cổ phiếu Canon tiến thêm 1,7%, cổ phiếu Honda tăng 1,1%, Hitachi tiến thêm 2,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 74,04 điểm, tương đương 0,97%, chốt ở mức 7.779,4. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, hôm thứ Sáu, Nghị viện Australia đã chính thức thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 42 tỷ đôla Australia (27,4 tỷ USD) nhằm ngăn chặn đà suy thoái kinh tế có khả năng xảy ra lần đầu tiên trong vòng hai thập kỷ qua tại nước này.
Thông tin trên đã tác động tích cực tới thị trường chứng khoán Australia, khi chỉ số ASX tăng 38,2 điểm, tương đương 1,1%, chốt ở mức 3.496,7 - tăng 2,62% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 126,08 điểm, tương đương 2,82%, chốt ở mức 4.592,50, tăng 2,7% giá trị trong tuần.
Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tiến thêm 195,27 điểm, tương đương 2,06%, chốt ở mức 9.661,1 - tăng 4,17% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore lên 19,41 điểm, tương đương 1,15%, chốt ở mức 1.704,37 - mất 0,4% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 326,37 điểm, tương đương 2,47%, chốt ở mức 13.554,67 - giảm 0,7% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiến thêm 12,6 điểm, tương đương 1,07%, chốt ở mức 1.192,44 - giảm 1,47% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 72,7 điểm, tương đương 2.32%, chốt ở mức 2.320,79 - tăng 6,4% giá trị trong tuần.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.932,76 | 7.850,41 | 82,35 | 1,04 |
Nasdaq | 1.541,71 | 1.534,36 | 7,35 | 0,48 | |
S&P 500 | 835,19 | 826,84 | 8,35 | 1,00 | |
Anh | FTSE 100 | 4.202,24 | 4.189,59 | 12,65 | 0,30 |
Đức | DAX | 4.407,56 | 4.413,39 | 5,83 | 0,13 |
Pháp | CAC 40 | 2.964,34 | 2.997,86 | 33,52 | 1,13 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.466,42 | 4.592,50 | 126,08 | 2,82 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.705,36 | 7.779,40 | 74,04 | 0,96 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.228,30 | 13.554,67 | 326,37 | 2,47 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.179,84 | 1.192,44 | 12,60 | 1,07 |
Singapore | Straits Times | 1.693,60 | 1.704,37 | 19,41 | 1,15 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.248,09 | 2.320,79 | 72,70 | 3,23 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.480,99 | 9.661,10 | 195,27 | 2,06 |
Australia | ASX | 3.458,50 | 3.496,70 | 38,20 | 1,10 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |