Dow Jones mất gần 200 điểm
Nhiều nhà phân tích cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm chương trình thu mua trái phiếu vào tháng 12 tới
Thị trường chứng khoán Mỹ sụt mạnh trong phiên 20/9, trong đó Dow Jones bốc hơi gần 200 điểm, sau khi một số quan chức FED đưa ra những nhận định bất ngờ về thời điểm thu hẹp các biện pháp nới lỏng định lượng.
Trả lời phỏng vấn trên Bloomberg TV, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) chi nhánh St. Louis, ông James Bullard, cho biết cơ quan này có thể bắt đầu thực hiện việc cắt giảm chương trình thu mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng trong tháng 10 tới, nếu các số liệu cho thấy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Theo kế hoạch, cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong tháng tới sẽ diễn ra trong hai ngày 29-30/10.
Cùng ngày, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang thành phố Kansas, bà Esther George, đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định của các đồng nghiệp không giảm bớt quy mô chương trình thu mua trái phiếu. Bà cảnh báo quyết định này đã gieo sự lộn xộn và đe dọa tới sự tín nhiệm của ngân hàng trung ương Mỹ. Quan điểm của bà Esther George cũng nhận được sự đồng tình của một vài nhà phân tích khi cho rằng đã tới lúc FED phải có quyết định.
Trước đó, kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài trong hai ngày 17 và 18/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã quyết định giữ nguyên các biện pháp nới lỏng định lượng cũng như mức lãi suất cơ bản gần bằng không, trái ngược với dự đoán của nhiều chuyên gia thị trường. Việc thực hiện các biện pháp nới lỏng định lượng đã trở thành một yếu tố trợ lực quan trọng, giúp chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng được 20% kể từ đầu năm tới nay.
Ngay sau quyết định bất ngờ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhiều chuyên gia phân tích đã đưa ra nhận định tiếp theo rằng, cơ quan này sẽ lùi việc thu hẹp quy mô các chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng trị giá 85 tỷ USD sang tháng khác nhưng cũng trong năm 2013 này. Cuộc điều tra của hãng tin Reuters đối với 17 chuyên gia cho thấy, có tới 9 người tin rằng, ngân hàng trung ương sẽ ra quyết định cụ thể vào tháng 12 tới.
Chính bởi vậy, khi một quan chức FED nhận định sự thay đổi chính sách có khả năng sẽ diễn ra ngay trong tháng 10, thị trường đã lập tức biến động mạnh và giảm sâu. Cụ thể, chốt phiên 20/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất tới 185,46 điểm, tương ứng 1,19%, còn 15.451,09 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 12,42 điểm, tương ứng 0,72%, còn 1.709,92 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 14,66 điểm, tương ứng 0,39%, còn 3.774,73 điểm.
Tuy nhiên, nhờ có phiên tăng điểm mạnh vào thời điểm FED tuyên bố chính sách trên, nên tựu chung cả tuần giao dịch, chỉ số Dow Jones vẫn tăng được 0,6%, S&P 500 tăng 1,3% và Nasdaq Composite tiến tới 1,4%.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường hôm qua bùng nổ, với 8,43 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,25 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Số lượng cổ phiếu giảm điểm vượt trội hơn hẳn số tăng điểm trên sàn giao dịch New York với tỷ lệ là 2.172/ 836, trong khi trên sàn Nasdaq, tỷ lệ cổ phiếu giảm so với tăng điểm là 1.364/ 1.191.
Trong số các cổ phiếu giảm điểm, đáng chú ý nhất là cổ phiếu của hãng điện thoại BlackBerry niêm yết trên thị trường Mỹ trượt sâu tới 17,1% xuống còn 8,73 USD, sau khi hãng công bố kế hoạch cải tổ, bao gồm việc cắt giảm 4.500 việc làm. Một cổ phiếu khác cũng thu hút được sự quan tâm là của hãng sản xuất thiết bị công nghiệp nặng Caterpillar. Kết thúc phiên hôm qua, giá cổ phiếu Caterpillar mất tới 3,4% xuống còn 84,75 USD.
Trả lời phỏng vấn trên Bloomberg TV, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) chi nhánh St. Louis, ông James Bullard, cho biết cơ quan này có thể bắt đầu thực hiện việc cắt giảm chương trình thu mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng trong tháng 10 tới, nếu các số liệu cho thấy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Theo kế hoạch, cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong tháng tới sẽ diễn ra trong hai ngày 29-30/10.
Cùng ngày, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang thành phố Kansas, bà Esther George, đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định của các đồng nghiệp không giảm bớt quy mô chương trình thu mua trái phiếu. Bà cảnh báo quyết định này đã gieo sự lộn xộn và đe dọa tới sự tín nhiệm của ngân hàng trung ương Mỹ. Quan điểm của bà Esther George cũng nhận được sự đồng tình của một vài nhà phân tích khi cho rằng đã tới lúc FED phải có quyết định.
Trước đó, kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài trong hai ngày 17 và 18/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã quyết định giữ nguyên các biện pháp nới lỏng định lượng cũng như mức lãi suất cơ bản gần bằng không, trái ngược với dự đoán của nhiều chuyên gia thị trường. Việc thực hiện các biện pháp nới lỏng định lượng đã trở thành một yếu tố trợ lực quan trọng, giúp chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng được 20% kể từ đầu năm tới nay.
Ngay sau quyết định bất ngờ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhiều chuyên gia phân tích đã đưa ra nhận định tiếp theo rằng, cơ quan này sẽ lùi việc thu hẹp quy mô các chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng trị giá 85 tỷ USD sang tháng khác nhưng cũng trong năm 2013 này. Cuộc điều tra của hãng tin Reuters đối với 17 chuyên gia cho thấy, có tới 9 người tin rằng, ngân hàng trung ương sẽ ra quyết định cụ thể vào tháng 12 tới.
Chính bởi vậy, khi một quan chức FED nhận định sự thay đổi chính sách có khả năng sẽ diễn ra ngay trong tháng 10, thị trường đã lập tức biến động mạnh và giảm sâu. Cụ thể, chốt phiên 20/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất tới 185,46 điểm, tương ứng 1,19%, còn 15.451,09 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 12,42 điểm, tương ứng 0,72%, còn 1.709,92 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 14,66 điểm, tương ứng 0,39%, còn 3.774,73 điểm.
Tuy nhiên, nhờ có phiên tăng điểm mạnh vào thời điểm FED tuyên bố chính sách trên, nên tựu chung cả tuần giao dịch, chỉ số Dow Jones vẫn tăng được 0,6%, S&P 500 tăng 1,3% và Nasdaq Composite tiến tới 1,4%.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường hôm qua bùng nổ, với 8,43 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,25 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Số lượng cổ phiếu giảm điểm vượt trội hơn hẳn số tăng điểm trên sàn giao dịch New York với tỷ lệ là 2.172/ 836, trong khi trên sàn Nasdaq, tỷ lệ cổ phiếu giảm so với tăng điểm là 1.364/ 1.191.
Trong số các cổ phiếu giảm điểm, đáng chú ý nhất là cổ phiếu của hãng điện thoại BlackBerry niêm yết trên thị trường Mỹ trượt sâu tới 17,1% xuống còn 8,73 USD, sau khi hãng công bố kế hoạch cải tổ, bao gồm việc cắt giảm 4.500 việc làm. Một cổ phiếu khác cũng thu hút được sự quan tâm là của hãng sản xuất thiết bị công nghiệp nặng Caterpillar. Kết thúc phiên hôm qua, giá cổ phiếu Caterpillar mất tới 3,4% xuống còn 84,75 USD.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 15.451,09 | -185,46 | -1,19 |
S&P 500 | 1.709,91 | -12,43 | -0,72 | |
Nasdaq | 3.774,73 | -14,66 | -0,39 | |
Anh | FTSE 100 | 6.596,43 | -28,96 | -0,44 |
Pháp | CAC 40 | 4.203,66 | -2,38 | -0,06 |
Đức | DAX | 8.675,73 | -18,45 | -0,21 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 14.742,42 | -23,76 | -0,16 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.502,51 | +385,06 | +1,67 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.191,85 | +6,29 | +0,29 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.209,18 | -40,60 | -0,49 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.005,58 | -7,79 | -0,39 |
Singapore | Straits Times | 3.237,53 | -14,25 | -0,44 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |