Dow Jones thoát hiểm
Ngày 12/5, sức tăng của cổ phiếu khối hàng tiêu dùng, dược phẩm và năng lượng đã giúp chỉ số Dow Jones lên điểm
Ngày 12/5, sức tăng của cổ phiếu khối hàng tiêu dùng, dược phẩm và năng lượng đã giúp chỉ số Dow Jones lên điểm.
Hôm thứ Ba, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã cho biết kế hoạch kích thích kinh tế của chính quyền Tổng thống Obama sẽ cứu giúp được 3,5 triệu việc làm tính đến năm 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tính đến thời điểm đó sẽ tăng cao hơn hiện nay.
Trước đó, Bộ Lao động Mỹ đã công bố số người bị thất nghiệp trong tháng 4 đã tăng thêm 539.000, nâng tỷ lệ thất nghiệp ở nước này lên 8,9%, từ 8,5% trong tháng 3.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, thâm hụt thương mại ở nước này trong tháng 3/2009 đã tăng 5,5% lên 27,6 tỷ USD, trong đó mức thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc là 15,6 tỷ USD.
Xuất khẩu trong tháng 3 của Mỹ đã giảm 2,4% xuống 123,6 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 8/2006. Nhập khẩu giảm 1% xuống 151,2 tỷ USD – mức thấp nhất kể từ tháng 9/2004.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, trả lời trên kênh truyền hình CNBC, bà Joseph Cohen, Chủ tịch Viện nghiên cứu thị trường toàn cầu Goldman Sachs - nơi cung cấp các nghiên cứu và dịch vụ tư vấn cho các nhà tạo lập chính sách và các nhà đầu tư trên thế giới, đưa ra nhận định chỉ số S&P 500 có thể tăng lên 1.050 điểm vào năm tới vì nền kinh tế đang gắng sức hồi phục.
"Chúng tôi nghĩ rằng các thông tin cơ bản đang dần tốt hơn, xu hướng tăng điểm tiếp tục được duy trì trong 6-12 tháng tới và S&P 500 sẽ ở ngưỡng 1.000 điểm - 1.050 điểm”, bà Joseph Cohen nói.
Trước đó, ngày 12/4/2009, bà Joseph Cohen cũng đưa ra dự báo về khả năng chỉ số S&P 500 - lúc đó đang ở ngưỡng 850 điểm, sẽ tăng lên 900 điểm vào cuối năm 2009.
S&P 500 và Nasdaq tiếp tục mất điểm
Ngày 12/5, Reuters loan tin Bank of America đã bán số cổ phần nắm giữ tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) với giá trị thu về đạt 7,3 tỷ USD, để có tiền trong đợt tăng vốn thêm 34 tỷ sắp tới.
Người phát ngôn của Bank of America và người đại diện nắm giữ phần vốn của Bank of America tại CCB cũng không có bình luận gì về thông tin trên.
Được biết, vào tháng 5/2005, Bank of America đã chi 3 tỷ USD để mua lại 9% cổ phần của CCB, sau đó nâng mức sở hữu lên 16,7%. Ngoài Bank of America, không ít ngân hàng phương Tây cũng có chiến lược mua cổ phần nhiều ngân hàng của Trung Quốc với mục đích lâu dài.
Tuy nhiên trước cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều ngân hàng của Mỹ, châu Âu đã phải bán số cổ phần nắm giữ tại ngân hàng của Trung Quốc để tái cấu trúc hoạt động kinh doanh.
Sức tăng của cổ phiếu khối hàng tiêu dùng, dược phẩm và năng lượng đã giúp chỉ số Dow Jones lên điểm, trong khi chỉ số S&P 500 tiếp tục mất điểm vì sự trượt giảm của cổ phiếu khối tài chính.
Cổ phiếu của hãng dược phẩm Pfizer đã tăng 5,5% sau khi chuyên gia phân tích của Credit Suisse đưa ra nhận định khả quan về triển vọng của hãng. Một cổ phiếu khối dược phẩm khác là Merck cũng duy trì được đà tăng 2,4% cho đến hết ngày giao dịch.
Sự tăng điểm của chỉ số Dow Jones phiên này còn có sự đóng góp quan trọng từ cổ phiếu khối hàng tiêu dùng và năng lượng, trong đó cổ phiếu Coca-Cola lên 3,9%, cổ phiếu Exxon Mobil, Chevron tăng lần lượt là 2,2% và 1,75%.
Trái ngược với đà tăng của chỉ số Dow Jones, chỉ số S&P phiên này tiếp tục mất điểm vì khối ngân hàng, công nghệ, sản xuất ôtô...
Chỉ số KBW khối ngân hàng mất 4,2%, trong đó cổ phiếu Bank of America hạ 5,3%, cổ phiếu Citigroup mất 5,21%, cổ phiếu Bank of New York Mellon xuống 3,79%, cổ phiếu US Bancorp trượt 3,3%.
Điểm đáng chú ý là cổ phiếu của hai hãng sản xuất ôtô lớn của Mỹ là General Motors và Ford đã giảm điểm mạnh. Cổ phiếu Ford mất 17,6% sau khi hãng thông báo chào bán 300 triệu cổ phiếu để tăng vốn, trong khi cổ phiếu General Motors mất 20,14% trước lo ngại về nguy cơ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 12/5: chỉ số Dow Jones tăng 50,34 điểm, tương đương 0,6%, chốt ở mức 8.469,11.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 15,3 điểm, tương đương -0,88%, chốt ở mức 1.715,92.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 0,89 điểm, tương đương -0,1%, đóng cửa ở mức 908,35.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,61 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.744 cổ phiếu giảm điểm và có 1.270 cổ phiếu lên điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,53 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.747 cổ phiếu mất điểm và có 975 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Tư: Công bố doanh thu bán lẻ; giá nhập khẩu hàng hóa; Hạ viện Mỹ nghe giải trình của AIG; kết quả kinh doanh của tập đoàn bán lẻ Macy's.
Thứ Năm: Công bố số liệu về chỉ số giá nhà sản xuất (PPI); báo cáo về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; Hạ viện nghe giải trình của ngành công nghiệp bảo hiểm Mỹ; kết quả kinh doanh của Wal-Mart.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về CPI; sản xuất công nghiệp, chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu mất điểm vì khối ngân hàng, khai mỏ
Cả ba chỉ số chứng khoán lớn ở châu Âu cùng chung sắc đỏ, do đà giảm điểm của cổ phiếu khối ngân hàng, khai mỏ - bất chấp sự phục hồi mạnh của cổ phiếu khối dược phẩm và năng lượng.
Cổ phiếu khối ngân hàng nằm trong nhóm giảm điểm mạnh nhất, trong đó cổ phiếu Barclays mất 6,5%, cổ phiếu Lloyds hạ 10,3%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland xuống 5,6% và cổ phiếu UBS giảm 7,3%.
Cổ phiếu khối khai mỏ cũng giảm điểm mạnh, qua đó góp phần đẩy thị trường đi xuống. Trong đó, cổ phiếu BHP Billiton, Anglo American, Antofagasta, Rio, Xstrata STA.L, Lonmin và Eurasian Natural Resources giảm từ 1,4% đến 8,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 9,96 điểm, tương đương -0,22%, chốt ở mức 4.425,54. Khối lượng giao dịch đạt 2,45 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức mất 0,26%, khối lượng giao dịch đạt 34,6 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,54%, khối lượng giao dịch đạt 152,2 triệu cổ phiếu.
Giới đầu tư chứng khoán châu Á đua nhau chốt lời
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương hôm thứ Ba đã giảm 1,5% xuống 97,12 điểm. Trước những dấu hiệu tích cực của kinh tế vĩ mô, chỉ số này trong thời gian qua đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng.
Chứng khoán Nhật đã mất điểm trước hoạt động chốt lời của nhà đầu tư, sau khi thị trường có 5 phiên tăng điểm trước đó và lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua. Cổ phiếu khối dược phẩm, ngân hàng và nhiều cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn giảm điểm là nguyên nhân cơ bản đẩy thị trường trong sắc đỏ.
Cổ phiếu của tập đoàn dược phẩm Daiichi Sankyo đã mất 9,3%, sau khi hãng báo cáo lỗ nặng trong năm tài khóa 2008. Cổ phiếu khối ngân hàng như Mitsubishi UFJ, Mizuho Financial Group giảm lần lượt là 5% và 6,2%.
Đồng Yên lên giá so với USD nên đã giúp cổ phiếu Toyota tăng 1,3%, cổ phiếu Honda mất 1,4%, cổ phiếu Suzuki trượt 2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 153,37 điểm, tương đương -1,62%, chốt ở mức 9.298,61. Khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất đồng Won ở mức 2%/năm. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, Hàn Quốc đã giữ nguyên mức lãi suất cơ bản, sau khi đã cắt giảm 1,25% kể từ tháng 10/2008.
Phản ứng với quyết định của Ngân hàng Trung ương, giá trái phiếu đã tăng điểm trong khi thị trường chứng khoán kết thúc ngày giao dịch trong sắc đỏ. Cụ thể, chỉ số KOSPI giảm 11,65 điểm, tương đương -0,82%, chốt ở mức 1.403,51.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, ngày 12/5, cơ quan thống kê nước này cho biết, đầu tư trong các nhà máy và bất động sản trong 4 tháng đầu năm đã tăng 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng 28,6% trong 3 tháng đầu năm.
Trong khi đó, trong tháng 4/2009, xuất khẩu của Trung Quốc lại giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu giảm 23%. Như vậy, thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 4 đạt 13,14 tỷ USD, thấp hơn so với tháng 3/2009 và cùng kỳ năm ngoái.
Gói kích thích kinh tế đang giúp tín dụng tăng trưởng mạnh vào các nhà máy, bất động sản và các công trình công cộng. Tuy nhiên, hoạt động giao thương với các nước vẫn chưa thực sự phục hồi như kỳ vọng. Điển hình là tổng giá trị thương mại với Mỹ đã giảm 17,1%, với châu Âu hạ 24,1%.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm thứ Ba ghi nhận phiên đảo chiều lên điểm ấn tượng. Kết thúc phiên, chỉ số Shanghai Composite tăng 38,42 điểm, tương đương 1,49%, chốt ở mức 2.618,17.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 3,23%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 1,11%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 2,46%. Chỉ số ASX của Australia xuống 1,2%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 0,38%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,82%.
Hôm thứ Ba, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã cho biết kế hoạch kích thích kinh tế của chính quyền Tổng thống Obama sẽ cứu giúp được 3,5 triệu việc làm tính đến năm 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tính đến thời điểm đó sẽ tăng cao hơn hiện nay.
Trước đó, Bộ Lao động Mỹ đã công bố số người bị thất nghiệp trong tháng 4 đã tăng thêm 539.000, nâng tỷ lệ thất nghiệp ở nước này lên 8,9%, từ 8,5% trong tháng 3.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, thâm hụt thương mại ở nước này trong tháng 3/2009 đã tăng 5,5% lên 27,6 tỷ USD, trong đó mức thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc là 15,6 tỷ USD.
Xuất khẩu trong tháng 3 của Mỹ đã giảm 2,4% xuống 123,6 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 8/2006. Nhập khẩu giảm 1% xuống 151,2 tỷ USD – mức thấp nhất kể từ tháng 9/2004.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, trả lời trên kênh truyền hình CNBC, bà Joseph Cohen, Chủ tịch Viện nghiên cứu thị trường toàn cầu Goldman Sachs - nơi cung cấp các nghiên cứu và dịch vụ tư vấn cho các nhà tạo lập chính sách và các nhà đầu tư trên thế giới, đưa ra nhận định chỉ số S&P 500 có thể tăng lên 1.050 điểm vào năm tới vì nền kinh tế đang gắng sức hồi phục.
"Chúng tôi nghĩ rằng các thông tin cơ bản đang dần tốt hơn, xu hướng tăng điểm tiếp tục được duy trì trong 6-12 tháng tới và S&P 500 sẽ ở ngưỡng 1.000 điểm - 1.050 điểm”, bà Joseph Cohen nói.
Trước đó, ngày 12/4/2009, bà Joseph Cohen cũng đưa ra dự báo về khả năng chỉ số S&P 500 - lúc đó đang ở ngưỡng 850 điểm, sẽ tăng lên 900 điểm vào cuối năm 2009.
S&P 500 và Nasdaq tiếp tục mất điểm
Ngày 12/5, Reuters loan tin Bank of America đã bán số cổ phần nắm giữ tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) với giá trị thu về đạt 7,3 tỷ USD, để có tiền trong đợt tăng vốn thêm 34 tỷ sắp tới.
Người phát ngôn của Bank of America và người đại diện nắm giữ phần vốn của Bank of America tại CCB cũng không có bình luận gì về thông tin trên.
Được biết, vào tháng 5/2005, Bank of America đã chi 3 tỷ USD để mua lại 9% cổ phần của CCB, sau đó nâng mức sở hữu lên 16,7%. Ngoài Bank of America, không ít ngân hàng phương Tây cũng có chiến lược mua cổ phần nhiều ngân hàng của Trung Quốc với mục đích lâu dài.
Tuy nhiên trước cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều ngân hàng của Mỹ, châu Âu đã phải bán số cổ phần nắm giữ tại ngân hàng của Trung Quốc để tái cấu trúc hoạt động kinh doanh.
Sức tăng của cổ phiếu khối hàng tiêu dùng, dược phẩm và năng lượng đã giúp chỉ số Dow Jones lên điểm, trong khi chỉ số S&P 500 tiếp tục mất điểm vì sự trượt giảm của cổ phiếu khối tài chính.
Cổ phiếu của hãng dược phẩm Pfizer đã tăng 5,5% sau khi chuyên gia phân tích của Credit Suisse đưa ra nhận định khả quan về triển vọng của hãng. Một cổ phiếu khối dược phẩm khác là Merck cũng duy trì được đà tăng 2,4% cho đến hết ngày giao dịch.
Sự tăng điểm của chỉ số Dow Jones phiên này còn có sự đóng góp quan trọng từ cổ phiếu khối hàng tiêu dùng và năng lượng, trong đó cổ phiếu Coca-Cola lên 3,9%, cổ phiếu Exxon Mobil, Chevron tăng lần lượt là 2,2% và 1,75%.
Trái ngược với đà tăng của chỉ số Dow Jones, chỉ số S&P phiên này tiếp tục mất điểm vì khối ngân hàng, công nghệ, sản xuất ôtô...
Chỉ số KBW khối ngân hàng mất 4,2%, trong đó cổ phiếu Bank of America hạ 5,3%, cổ phiếu Citigroup mất 5,21%, cổ phiếu Bank of New York Mellon xuống 3,79%, cổ phiếu US Bancorp trượt 3,3%.
Điểm đáng chú ý là cổ phiếu của hai hãng sản xuất ôtô lớn của Mỹ là General Motors và Ford đã giảm điểm mạnh. Cổ phiếu Ford mất 17,6% sau khi hãng thông báo chào bán 300 triệu cổ phiếu để tăng vốn, trong khi cổ phiếu General Motors mất 20,14% trước lo ngại về nguy cơ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 12/5 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 12/5: chỉ số Dow Jones tăng 50,34 điểm, tương đương 0,6%, chốt ở mức 8.469,11.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 15,3 điểm, tương đương -0,88%, chốt ở mức 1.715,92.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 0,89 điểm, tương đương -0,1%, đóng cửa ở mức 908,35.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,61 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.744 cổ phiếu giảm điểm và có 1.270 cổ phiếu lên điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,53 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.747 cổ phiếu mất điểm và có 975 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Tư: Công bố doanh thu bán lẻ; giá nhập khẩu hàng hóa; Hạ viện Mỹ nghe giải trình của AIG; kết quả kinh doanh của tập đoàn bán lẻ Macy's.
Thứ Năm: Công bố số liệu về chỉ số giá nhà sản xuất (PPI); báo cáo về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; Hạ viện nghe giải trình của ngành công nghiệp bảo hiểm Mỹ; kết quả kinh doanh của Wal-Mart.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về CPI; sản xuất công nghiệp, chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu mất điểm vì khối ngân hàng, khai mỏ
Cả ba chỉ số chứng khoán lớn ở châu Âu cùng chung sắc đỏ, do đà giảm điểm của cổ phiếu khối ngân hàng, khai mỏ - bất chấp sự phục hồi mạnh của cổ phiếu khối dược phẩm và năng lượng.
Cổ phiếu khối ngân hàng nằm trong nhóm giảm điểm mạnh nhất, trong đó cổ phiếu Barclays mất 6,5%, cổ phiếu Lloyds hạ 10,3%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland xuống 5,6% và cổ phiếu UBS giảm 7,3%.
Cổ phiếu khối khai mỏ cũng giảm điểm mạnh, qua đó góp phần đẩy thị trường đi xuống. Trong đó, cổ phiếu BHP Billiton, Anglo American, Antofagasta, Rio, Xstrata STA.L, Lonmin và Eurasian Natural Resources giảm từ 1,4% đến 8,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 9,96 điểm, tương đương -0,22%, chốt ở mức 4.425,54. Khối lượng giao dịch đạt 2,45 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức mất 0,26%, khối lượng giao dịch đạt 34,6 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,54%, khối lượng giao dịch đạt 152,2 triệu cổ phiếu.
Giới đầu tư chứng khoán châu Á đua nhau chốt lời
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương hôm thứ Ba đã giảm 1,5% xuống 97,12 điểm. Trước những dấu hiệu tích cực của kinh tế vĩ mô, chỉ số này trong thời gian qua đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng.
Chứng khoán Nhật đã mất điểm trước hoạt động chốt lời của nhà đầu tư, sau khi thị trường có 5 phiên tăng điểm trước đó và lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua. Cổ phiếu khối dược phẩm, ngân hàng và nhiều cổ phiếu của các hãng xuất khẩu lớn giảm điểm là nguyên nhân cơ bản đẩy thị trường trong sắc đỏ.
Cổ phiếu của tập đoàn dược phẩm Daiichi Sankyo đã mất 9,3%, sau khi hãng báo cáo lỗ nặng trong năm tài khóa 2008. Cổ phiếu khối ngân hàng như Mitsubishi UFJ, Mizuho Financial Group giảm lần lượt là 5% và 6,2%.
Đồng Yên lên giá so với USD nên đã giúp cổ phiếu Toyota tăng 1,3%, cổ phiếu Honda mất 1,4%, cổ phiếu Suzuki trượt 2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 153,37 điểm, tương đương -1,62%, chốt ở mức 9.298,61. Khối lượng giao dịch đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất đồng Won ở mức 2%/năm. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, Hàn Quốc đã giữ nguyên mức lãi suất cơ bản, sau khi đã cắt giảm 1,25% kể từ tháng 10/2008.
Phản ứng với quyết định của Ngân hàng Trung ương, giá trái phiếu đã tăng điểm trong khi thị trường chứng khoán kết thúc ngày giao dịch trong sắc đỏ. Cụ thể, chỉ số KOSPI giảm 11,65 điểm, tương đương -0,82%, chốt ở mức 1.403,51.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, ngày 12/5, cơ quan thống kê nước này cho biết, đầu tư trong các nhà máy và bất động sản trong 4 tháng đầu năm đã tăng 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng 28,6% trong 3 tháng đầu năm.
Trong khi đó, trong tháng 4/2009, xuất khẩu của Trung Quốc lại giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu giảm 23%. Như vậy, thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 4 đạt 13,14 tỷ USD, thấp hơn so với tháng 3/2009 và cùng kỳ năm ngoái.
Gói kích thích kinh tế đang giúp tín dụng tăng trưởng mạnh vào các nhà máy, bất động sản và các công trình công cộng. Tuy nhiên, hoạt động giao thương với các nước vẫn chưa thực sự phục hồi như kỳ vọng. Điển hình là tổng giá trị thương mại với Mỹ đã giảm 17,1%, với châu Âu hạ 24,1%.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm thứ Ba ghi nhận phiên đảo chiều lên điểm ấn tượng. Kết thúc phiên, chỉ số Shanghai Composite tăng 38,42 điểm, tương đương 1,49%, chốt ở mức 2.618,17.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 3,23%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 1,11%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 2,46%. Chỉ số ASX của Australia xuống 1,2%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 0,38%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,82%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.418,77 | 8.469,11 | 50,34 | 0,60 |
Nasdaq | 1.731,24 | 1.715,92 | 15,32 | 0,88 | |
S&P 500 | 909,24 | 908,35 | 0,89 | 0,10 | |
Anh | FTSE 100 | 4.435,50 | 4.425,54 | 9,96 | 0,22 |
Đức | DAX | 4.866,91 | 4.854,11 | 12,80 | 0,26 |
Pháp | CAC 40 | 3.248,67 | 3.231,10 | 17,57 | 0,54 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.647,50 | 6.432,55 | 214,95 | 3,23 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.451,98 | 9.298,61 | 153,37 | 1,62 |
Hồng Kông | Hang Seng | 17.087,95 | 17.153,64 | 65,69 | 0,38 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.415,16 | 1.403,51 | 11,65 | 0,82 |
Singapore | Straits Times | 2.166,10 | 2.190,19 | 24,09 | 1,11 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.579,75 | 2.618,17 | 38,42 | 1,49 |
Ấn Độ | BSE 30 | 11.689,70 | 11.970,96 | 287,97 | 2,46 |
Australia | ASX | 3.910,50 | 3.863,60 | 46,90 | 1,20 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |