Dow Jones trượt mạnh trước áp lực chốt lời
Khủng hoảng nợ châu Âu, tâm lý dè dặt trước mùa lợi nhuận quý 3 đã khiến giới đầu tư đổ xô chốt lời
Những lo lắng về tình hình khủng hoảng nợ ở châu Âu, tâm lý thận trọng trước thềm khởi động mùa lợi nhuận doanh nghiệp quý 3 đã thúc đẩy làn sóng chốt lời của nhà đầu tư. Chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh nhất trong khoảng 1 tháng nay.
Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones trừ 78,41 điểm, tương ứng 0,72%, xuống 10.751,27 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,21 điểm, tương ứng 0,8%, xuống 1.137,03 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 26,53 điểm, tương ứng 1,11%, xuống 2.344,52 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 6,84 tỷ cổ phiếu, dưới mức giao dịch trung bình 7,23 tỷ cổ phiếu trong vòng 20 ngày qua và thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 9,65 tỷ cổ phiếu đạt được năm 2009.
Nhóm cổ phiếu hàng hóa giảm điểm mạnh nhất do tác động từ việc đồng USD tăng giá. Đồng bạc xanh đã mạnh lên, khi giới đầu cơ tiền tệ rời bỏ đồng Euro, vốn đã giảm khoảng 0,8% so với USD trong phiên giao dịch gần nhất. Điều này càng làm tăng thêm những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Chỉ số S&P hàng hóa giảm tới 1,4%.
Ngân hàng Trung ương Ireland nhận định, kinh tế nước này sẽ trì trệ thực sự trong nửa cuối năm nay, trong khi Hy Lạp dự báo tăng trưởng âm 2,6% trong năm tới, sau khi đã trượt 4% trong năm nay. Cùng ngày, các quan chức Bồ Đào Nha đã kêu gọi sự đoàn kết trong việc "thắt lưng buộc bụng".
Thị trường Mỹ hôm qua cũng đón nhận một vài thông tin kinh tế bất lợi. Trước hết là số lượng đơn đặt hàng các nhà máy tại Mỹ trong tháng 8 giảm 0,5%, cao hơn dự báo của giới phân tích, sau khi đã giảm mức tương tự trong tháng 7. Trong khi, theo công bố của Hiệp hội nhà đất Mỹ, số lượng nhà chờ bán tháng 8 tăng 4,3%.
Cổ phiếu của Microsoft giảm tới 1,9% xuống còn 23,91 USD/cp, sau khi ngân hàng Goldman Sachs hạ xếp hạng đối với thịt trường phần mềm, trên cơ sở doanh thu máy tính cá nhân phục hồi chậm chạp và sức cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường máy tính bảng không sử dụng phần mềm Windows.
Toàn cảnh phiên giao dịch chứng khoán Mỹ phiên 4/10 - Nguồn: G.Finance.
Ngoài cổ phiếu Microsoft, Goldman Sachs cũng hạ xếp hạng đối với cổ phiếu JC Penney và Macy. Cổ phiếu của hãng bán lẻ Macy giảm 1,7%. Trong khi Deustche Bank đưa cổ phiếu của hãng nhôm lớn nhất nước Mỹ, Alcoa, vào danh sách bán trong ngắn hạn trước khi hãng này công bố kết quả lợi nhuận quý 3. Cổ phiếu Alcoa giảm 2,5%.
Theo kế hoạch, mùa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2010 của các doanh nghiệp Mỹ sẽ chính thức khởi động từ ngày 7/10 tới, bắt đầu với hãng nhôm Alcoa. Các doanh nghiệp đáng chú ý khác sẽ công bố lợi nhuận trong tuần còn có Micro Technology, Pepsi, Monsanto.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, khu vực chứng khoán châu Âu cũng giảm điểm trong phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,66%, xuống 5.555,97 điểm. Chỉ số DAX hạ 1,24%, xuống 6.134,21 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,15%, xuống 3.649,81 điểm.
Trong khi đó, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong phiên 4/10 nhờ thông tin lĩnh vực sản xuất tháng 9 tại Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất trong 4 tháng qua, kỳ vọng thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,4% lên 127,51 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,17%; Straits Times của Singapore cộng 0,85%; Kospi của Hàn Quốc tăng 0,14%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,25%. Thị trường Trung Quốc tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ.
Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones trừ 78,41 điểm, tương ứng 0,72%, xuống 10.751,27 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,21 điểm, tương ứng 0,8%, xuống 1.137,03 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 26,53 điểm, tương ứng 1,11%, xuống 2.344,52 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 6,84 tỷ cổ phiếu, dưới mức giao dịch trung bình 7,23 tỷ cổ phiếu trong vòng 20 ngày qua và thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 9,65 tỷ cổ phiếu đạt được năm 2009.
Nhóm cổ phiếu hàng hóa giảm điểm mạnh nhất do tác động từ việc đồng USD tăng giá. Đồng bạc xanh đã mạnh lên, khi giới đầu cơ tiền tệ rời bỏ đồng Euro, vốn đã giảm khoảng 0,8% so với USD trong phiên giao dịch gần nhất. Điều này càng làm tăng thêm những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Chỉ số S&P hàng hóa giảm tới 1,4%.
Ngân hàng Trung ương Ireland nhận định, kinh tế nước này sẽ trì trệ thực sự trong nửa cuối năm nay, trong khi Hy Lạp dự báo tăng trưởng âm 2,6% trong năm tới, sau khi đã trượt 4% trong năm nay. Cùng ngày, các quan chức Bồ Đào Nha đã kêu gọi sự đoàn kết trong việc "thắt lưng buộc bụng".
Thị trường Mỹ hôm qua cũng đón nhận một vài thông tin kinh tế bất lợi. Trước hết là số lượng đơn đặt hàng các nhà máy tại Mỹ trong tháng 8 giảm 0,5%, cao hơn dự báo của giới phân tích, sau khi đã giảm mức tương tự trong tháng 7. Trong khi, theo công bố của Hiệp hội nhà đất Mỹ, số lượng nhà chờ bán tháng 8 tăng 4,3%.
Cổ phiếu của Microsoft giảm tới 1,9% xuống còn 23,91 USD/cp, sau khi ngân hàng Goldman Sachs hạ xếp hạng đối với thịt trường phần mềm, trên cơ sở doanh thu máy tính cá nhân phục hồi chậm chạp và sức cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường máy tính bảng không sử dụng phần mềm Windows.
Toàn cảnh phiên giao dịch chứng khoán Mỹ phiên 4/10 - Nguồn: G.Finance.
Ngoài cổ phiếu Microsoft, Goldman Sachs cũng hạ xếp hạng đối với cổ phiếu JC Penney và Macy. Cổ phiếu của hãng bán lẻ Macy giảm 1,7%. Trong khi Deustche Bank đưa cổ phiếu của hãng nhôm lớn nhất nước Mỹ, Alcoa, vào danh sách bán trong ngắn hạn trước khi hãng này công bố kết quả lợi nhuận quý 3. Cổ phiếu Alcoa giảm 2,5%.
Theo kế hoạch, mùa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2010 của các doanh nghiệp Mỹ sẽ chính thức khởi động từ ngày 7/10 tới, bắt đầu với hãng nhôm Alcoa. Các doanh nghiệp đáng chú ý khác sẽ công bố lợi nhuận trong tuần còn có Micro Technology, Pepsi, Monsanto.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, khu vực chứng khoán châu Âu cũng giảm điểm trong phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,66%, xuống 5.555,97 điểm. Chỉ số DAX hạ 1,24%, xuống 6.134,21 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,15%, xuống 3.649,81 điểm.
Trong khi đó, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong phiên 4/10 nhờ thông tin lĩnh vực sản xuất tháng 9 tại Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất trong 4 tháng qua, kỳ vọng thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,4% lên 127,51 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,17%; Straits Times của Singapore cộng 0,85%; Kospi của Hàn Quốc tăng 0,14%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,25%. Thị trường Trung Quốc tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.829,68 | 10.751,27 | 78,41 | 0,72 |
Nasdaq | 2.370,75 | 2.344,52 | 26,23 | 1,11 | |
S&P 500 | 1.146,24 | 1.137,03 | 9,21 | 0,80 | |
Anh | FTSE 100 | 5.592,90 | 5.555,97 | 36,93 | 0,66 |
Đức | DAX | 6.211,34 | 6.134,21 | 77,13 | 1,24 |
Pháp | CAC 40 | 3.692,09 | 3.649,81 | 42,28 | 1,15 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.244,18 | 8.246,10 | 1,92 | 0,02 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.404,23 | 9.381,06 | 23,17 | 0,25 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.358,17 | 22.618,66 | 260,49 | 1,17 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.876,73 | 1.879,29 | 2,56 | 0,14 |
Singapore | Straits Times | 3.130,90 | 3.157,45 | 26,55 | 0,85 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.655,66 | |||
Ấn Độ | BSE | 20.445,04 | 20.475,73 | 30,69 | 0,15 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |