Dow Jones và S&P 500 chấm dứt đà tăng điểm
Dow Jones và S&P 500 đã giảm điểm sau khi Morgan Stanley và Wells Fargo công bố kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng
Ngày 22/7, Dow Jones và S&P 500 đã mất điểm sau khi Morgan Stanley và Wells Fargo công bố kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng.
Hôm thứ Tư, tập đoàn sản xuất máy bay lớn thứ hai thế giới - Boeing cho biết lợi nhuận trong quý 2 của hãng đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên 998 triệu USD, tương đương 1,41 USD/cổ phiếu - từ mức 852 triệu USD (1,16 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Boeing dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ đạt 4,7 - 5 USD/cổ phiếu trong năm 2009.
Cùng ngày, Morgan Stanley thông báo thua lỗ quý thứ 3 liên tiếp. Theo đó, trong quý 2/2009, các cổ đông phổ thông của Morgan Stanley lỗ 1,26 tỷ USD, tương đương 1,1 USD/cổ phiếu - từ mức lỗ 1,1 tỷ USD, tương đương -1,02 USD/cổ phiếu của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu trong quý của ngân hàng giảm 11% xuống 5,4 tỷ USD.
Trong quý 2, Morgan Stanley đã trả lại cho Chính phủ Mỹ 10 tỷ USD khoản vay khẩn cấp từ hồi tháng 10/2008. Việc thua lỗ của Morgan Stanley đã vượt quá dự báo của giới phân tích. Tuần trước, Goldman Sachs đã công bố lợi nhuận tăng 33%, trong đó lợi nhuận từ mảng đầu tư đóng góp phần lớn trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng này.
Một ngân hàng khác cũng công bố kết quả kinh doanh quý 2 là Wells Fargo, theo đó, cổ đông phổ thông của ngân hàng này đã thu lãi 2,58 tỷ USD, tương đương 57 cent/cổ phiếu - từ mức 1,75 tỷ USD (53 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận của Wells Fargo tăng 47% một phần quan trọng là do ngân hàng đã thâu tóm Wachovia vào ngày 31/12/2008.
Cũng trong ngày 22/7, tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới Pfizer đã thông báo thu về 2,26 tỷ USD lợi nhuận, tương đương 34 cent/cổ phiếu, giảm 19% so với mức 2,78 tỷ USD (47 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu của hãng giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 10,9 tỷ USD. Trong đó doanh thu từ thị trường Mỹ đạt 4,5 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Pfizer cho biết, chênh lệch tỷ giá đã khiến doanh thu của hãng sụt giảm 1,1 tỷ USD.
Nasdaq tăng phiên thứ 11 liên tiếp
Dow Jones và S&P 500 đã chấm dứt chuỗi ngày tăng điểm sau khi Morgan Stanley và Wells Fargo công bố kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng. Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq lại tiếp tục tăng điểm phiên thứ 11 liên tiếp nhờ kết quả kinh doanh khả quan của Apple và Starbucks.
Trong ngày giao dịch, chỉ số S&P 500 đã đạt đỉnh so với đầu năm khi chạm ngưỡng 959,83 điểm. Cả hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones đã giảm điểm vào cuối phiên giao dịch do sự đi xuống của cổ phiếu khối ngân hàng.
Trong đó cổ phiếu của Wells Fargo đã giảm 3,6% xuống còn 24,45 USD/cổ phiếu; Morgan Stanley hạ 0,1%; cổ phiếu Bank of New York Mellon (NYSE-BK) mất 6,15% sau khi công bố lợi nhuận giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái; JPMorgan hạ 0,3%; American Express xuống 0,62%.
Một số cổ phiếu blue-chip trong chỉ số Dow Jones cũng mất điểm, trong đó cổ phiếu Coca-Cola hạ 2,4%, cổ phiếu IBM giảm 1,3%, cổ phiếu Caterpillar trượt 2%, cổ phiếu Exxon Mobil xuống 0,7%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 22/7: chỉ số Dow Jones giảm 34,68 điểm, tương đương -0,39%, chốt ở mức 8.881,26.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 10,18 điểm, tương đương 0,53%, chốt ở mức 1.926,38.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 0,51 điểm, tương đương -0,05%, đóng cửa ở mức 954,07.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố doanh số bán nhà đã qua sử dụng; công bố kết quả kinh doanh của American Express, Microsoft, 3M, AT&T, Bristol-Myers Squibb, Philip Morris, Amazon.com, Capital One Financial.
Thứ Sáu: Trường đại học Michigan và hãng tin Reuters công bố về chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ; công bố kết quả kinh doanh của Schlumberger, Fortune Brands.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm phiên thứ 8
Chứng khoán khu vực đã tiếp tục tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp - mức tăng dài nhất kể từ tháng 12/2006 - nhờ sự nâng đỡ của cổ phiếu khối dược phẩm.
Đón nhận tin tích cực từ kết quả kinh doanh quý 2 và dự báo triển vọng cả năm khả quan của Pfizer, cổ phiếu dược phẩm ở châu Âu đồng loạt tăng, trong đó cổ phiếu Novartis, AstraZeneca và Novo Nordisk tăng từ 0,5% đến 1,2%.
Trái ngược với diễn biến của khối dược phẩm, cổ phiếu khối ngân hàng lại giảm điểm sau khi Wells Fargo và Morgan Stanley công bố kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng. Cổ phiếu của Barclays, Lloyds Banking Group, Credit Suisse, UBS và Nordea Bank giảm từ 1,1-3,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 12,56 điểm, tương đương 0,28%, chốt ở mức 4.493,73. Khối lượng giao dịch đạt 1,97 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,54%, khối lượng giao dịch đạt 24,78 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,07%, khối lượng giao dịch đạt 116,38 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng điểm phiên thứ 7 liên tiếp
Sắc xanh hiện diện ở 5/8 thị trường lớn trong khu vực và giúp chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng điểm phiên thứ 7. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tạo nên sự khác biệt so với các thị trường khác khi biên độ tăng hôm thứ Tư đạt 2,6%.
Cùng tăng điểm với thị trường châu Á, VN-Index của Việt Nam tiếp tục lên điểm phiên thứ hai trong tuần. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch suy giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng trở lại đây, khiến nhiều công ty chứng khoán trong nước vẫn hoài nghi về khả năng tăng điểm bền vững của thị trường.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã tiến thêm 0,2% lên 106,84 điểm - tăng 8,9% trong trong 7 ngày qua.
Tại thời điểm hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á ngừng giao dịch (16h chiều nay), các thị trường chứng khoán Anh, Pháp, Đức đã giảm 0,5% đến 0,9%. Còn tại Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 giảm hơn 0,7%.
Liên quan đến thị trường Nhật, Ngân hàng Trung ương nước này vừa cho biết nhu cầu vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp đã tiếp tục giảm. Chỉ số đo nhu cầu vay tiền của các doanh nghiệp đã giảm xuống âm 17 điểm trong tháng 7, từ mức âm 13 điểm trong tháng 6/2009.
Kể từ tháng 12/2008 đến nay, lãi suất qua đêm ở Nhật được duy trì ở mức 0,1%/năm. Tuy nhiên nhu cầu vay tiền của doanh nghiệp Nhật suy giảm do cầu hàng hóa đi xuống, nhiều nhà máy cắt giảm sản xuất... Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương liên tục sử dụng các biện pháp mua các loại trái phiếu nhằm cung tiền ra thị trường.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Nikkei 225 tiếp tục tăng điểm lên mức cao nhất trong hơn hai tuần qua. Đà tăng của thị trường Nhật bị chững lại sau khi đồng Yên tăng giá so với USD. Nhiều cổ phiếu của hãng lớn đã giảm điểm và tạo lực cản đối với sức tăng của thị trường - trong đó cổ phiếu của Sony giảm 0,9%, cổ phiếu hạ 1,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 71,14 điểm, tương đương 0,74%, chốt ở mức 9.723,16. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,46%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,73%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 0,51%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 0,2%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 0,34%. Chỉ số BSE của Ấn Độ xuống 1,14%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 1,3%.
Hôm thứ Tư, tập đoàn sản xuất máy bay lớn thứ hai thế giới - Boeing cho biết lợi nhuận trong quý 2 của hãng đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên 998 triệu USD, tương đương 1,41 USD/cổ phiếu - từ mức 852 triệu USD (1,16 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Boeing dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ đạt 4,7 - 5 USD/cổ phiếu trong năm 2009.
Cùng ngày, Morgan Stanley thông báo thua lỗ quý thứ 3 liên tiếp. Theo đó, trong quý 2/2009, các cổ đông phổ thông của Morgan Stanley lỗ 1,26 tỷ USD, tương đương 1,1 USD/cổ phiếu - từ mức lỗ 1,1 tỷ USD, tương đương -1,02 USD/cổ phiếu của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu trong quý của ngân hàng giảm 11% xuống 5,4 tỷ USD.
Trong quý 2, Morgan Stanley đã trả lại cho Chính phủ Mỹ 10 tỷ USD khoản vay khẩn cấp từ hồi tháng 10/2008. Việc thua lỗ của Morgan Stanley đã vượt quá dự báo của giới phân tích. Tuần trước, Goldman Sachs đã công bố lợi nhuận tăng 33%, trong đó lợi nhuận từ mảng đầu tư đóng góp phần lớn trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng này.
Một ngân hàng khác cũng công bố kết quả kinh doanh quý 2 là Wells Fargo, theo đó, cổ đông phổ thông của ngân hàng này đã thu lãi 2,58 tỷ USD, tương đương 57 cent/cổ phiếu - từ mức 1,75 tỷ USD (53 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận của Wells Fargo tăng 47% một phần quan trọng là do ngân hàng đã thâu tóm Wachovia vào ngày 31/12/2008.
Cũng trong ngày 22/7, tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới Pfizer đã thông báo thu về 2,26 tỷ USD lợi nhuận, tương đương 34 cent/cổ phiếu, giảm 19% so với mức 2,78 tỷ USD (47 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu của hãng giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 10,9 tỷ USD. Trong đó doanh thu từ thị trường Mỹ đạt 4,5 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Pfizer cho biết, chênh lệch tỷ giá đã khiến doanh thu của hãng sụt giảm 1,1 tỷ USD.
Nasdaq tăng phiên thứ 11 liên tiếp
Dow Jones và S&P 500 đã chấm dứt chuỗi ngày tăng điểm sau khi Morgan Stanley và Wells Fargo công bố kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng. Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq lại tiếp tục tăng điểm phiên thứ 11 liên tiếp nhờ kết quả kinh doanh khả quan của Apple và Starbucks.
Trong ngày giao dịch, chỉ số S&P 500 đã đạt đỉnh so với đầu năm khi chạm ngưỡng 959,83 điểm. Cả hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones đã giảm điểm vào cuối phiên giao dịch do sự đi xuống của cổ phiếu khối ngân hàng.
Trong đó cổ phiếu của Wells Fargo đã giảm 3,6% xuống còn 24,45 USD/cổ phiếu; Morgan Stanley hạ 0,1%; cổ phiếu Bank of New York Mellon (NYSE-BK) mất 6,15% sau khi công bố lợi nhuận giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái; JPMorgan hạ 0,3%; American Express xuống 0,62%.
Một số cổ phiếu blue-chip trong chỉ số Dow Jones cũng mất điểm, trong đó cổ phiếu Coca-Cola hạ 2,4%, cổ phiếu IBM giảm 1,3%, cổ phiếu Caterpillar trượt 2%, cổ phiếu Exxon Mobil xuống 0,7%.
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 22/7 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 22/7: chỉ số Dow Jones giảm 34,68 điểm, tương đương -0,39%, chốt ở mức 8.881,26.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 10,18 điểm, tương đương 0,53%, chốt ở mức 1.926,38.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 0,51 điểm, tương đương -0,05%, đóng cửa ở mức 954,07.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố doanh số bán nhà đã qua sử dụng; công bố kết quả kinh doanh của American Express, Microsoft, 3M, AT&T, Bristol-Myers Squibb, Philip Morris, Amazon.com, Capital One Financial.
Thứ Sáu: Trường đại học Michigan và hãng tin Reuters công bố về chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ; công bố kết quả kinh doanh của Schlumberger, Fortune Brands.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm phiên thứ 8
Chứng khoán khu vực đã tiếp tục tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp - mức tăng dài nhất kể từ tháng 12/2006 - nhờ sự nâng đỡ của cổ phiếu khối dược phẩm.
Đón nhận tin tích cực từ kết quả kinh doanh quý 2 và dự báo triển vọng cả năm khả quan của Pfizer, cổ phiếu dược phẩm ở châu Âu đồng loạt tăng, trong đó cổ phiếu Novartis, AstraZeneca và Novo Nordisk tăng từ 0,5% đến 1,2%.
Trái ngược với diễn biến của khối dược phẩm, cổ phiếu khối ngân hàng lại giảm điểm sau khi Wells Fargo và Morgan Stanley công bố kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng. Cổ phiếu của Barclays, Lloyds Banking Group, Credit Suisse, UBS và Nordea Bank giảm từ 1,1-3,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 12,56 điểm, tương đương 0,28%, chốt ở mức 4.493,73. Khối lượng giao dịch đạt 1,97 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,54%, khối lượng giao dịch đạt 24,78 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,07%, khối lượng giao dịch đạt 116,38 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng điểm phiên thứ 7 liên tiếp
Sắc xanh hiện diện ở 5/8 thị trường lớn trong khu vực và giúp chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng điểm phiên thứ 7. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tạo nên sự khác biệt so với các thị trường khác khi biên độ tăng hôm thứ Tư đạt 2,6%.
Cùng tăng điểm với thị trường châu Á, VN-Index của Việt Nam tiếp tục lên điểm phiên thứ hai trong tuần. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch suy giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng trở lại đây, khiến nhiều công ty chứng khoán trong nước vẫn hoài nghi về khả năng tăng điểm bền vững của thị trường.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã tiến thêm 0,2% lên 106,84 điểm - tăng 8,9% trong trong 7 ngày qua.
Tại thời điểm hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á ngừng giao dịch (16h chiều nay), các thị trường chứng khoán Anh, Pháp, Đức đã giảm 0,5% đến 0,9%. Còn tại Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 giảm hơn 0,7%.
Liên quan đến thị trường Nhật, Ngân hàng Trung ương nước này vừa cho biết nhu cầu vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp đã tiếp tục giảm. Chỉ số đo nhu cầu vay tiền của các doanh nghiệp đã giảm xuống âm 17 điểm trong tháng 7, từ mức âm 13 điểm trong tháng 6/2009.
Kể từ tháng 12/2008 đến nay, lãi suất qua đêm ở Nhật được duy trì ở mức 0,1%/năm. Tuy nhiên nhu cầu vay tiền của doanh nghiệp Nhật suy giảm do cầu hàng hóa đi xuống, nhiều nhà máy cắt giảm sản xuất... Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương liên tục sử dụng các biện pháp mua các loại trái phiếu nhằm cung tiền ra thị trường.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Nikkei 225 tiếp tục tăng điểm lên mức cao nhất trong hơn hai tuần qua. Đà tăng của thị trường Nhật bị chững lại sau khi đồng Yên tăng giá so với USD. Nhiều cổ phiếu của hãng lớn đã giảm điểm và tạo lực cản đối với sức tăng của thị trường - trong đó cổ phiếu của Sony giảm 0,9%, cổ phiếu hạ 1,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 71,14 điểm, tương đương 0,74%, chốt ở mức 9.723,16. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,46%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,73%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 0,51%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 0,2%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 0,34%. Chỉ số BSE của Ấn Độ xuống 1,14%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 1,3%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.915,94 | 8.881,26 | 34,68 | 0,39 |
Nasdaq | 1.916,20 | 1.926,38 | 10,18 | 0,53 | |
S&P 500 | 954,58 | 954,07 | 0,51 | 0,05 | |
Anh | FTSE 100 | 4.481,17 | 4.493,73 | 12,56 | 0,28 |
Đức | DAX | 5.093,97 | 5.121,56 | 27,59 | 0,54 |
Pháp | CAC 40 | 3.302,89 | 3.305,07 | 2,18 | 0,07 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.953,34 | 6.985,32 | 31,98 | 0,46 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.652,02 | 9.723,16 | 71,14 | 0,74 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.501,73 | 19.248,17 | 253,56 | 1,30 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.488,99 | 1.494,04 | 5,05 | 0,34 |
Singapore | Straits Times | 2.452,66 | 2.449,54 | 4,79 | 0,20 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.213,21 | 3.296,61 | 83,41 | 2,60 |
Ấn Độ | BSE | 15.106,04 | 14.891,01 | 171,48 | 1,14 |
Australia | ASX | 4.048,30 | 4.068,90 | 20,60 | 0,51 |
Việt Nam | VN-Index | 416,43 | 419,48 | 3,05 | 0,73 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |