Dự án 30 tỷ USD: “Phải kiểm tra năng lực tài chính chủ đầu tư”
Ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc về "siêu dự án" 30 tỷ USD vào Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan thẩm định trước khi Thủ tướng phê duyệt đối với các dự án đầu tư lớn.
>>Theo dòng sự kiện
Trước thông tin về dự án 30 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam, báo giới đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Võ Hồng Phúc xung quanh vấn đề này.
Bộ trưởng Phúc cho biết:
- Tôi chỉ biết thông tin về tập đoàn và dự án này thông qua báo chí. Để biết chính xác những thông tin liên quan như: đó là tập đoàn nào, ai là chủ tịch tập đoàn, địa chỉ ở đâu, quốc tịch nào... việc đầu tiên, UBND tỉnh Thanh Hoá cần phải chủ động kiểm tra trước. Trường hợp, UBND tỉnh Thanh Hóa đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẵn sàng cho cán bộ chuyên môn tiến hành thẩm định những thông tin liên quan đến tập đoàn này.
Ông nghĩ gì khi nghe nói một dự án lên đến 30 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam?
Đối với các nhà đầu từ lớn, UBND các tỉnh nói chung cần phải hỏi ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có một đội “đặc nhiệm” để giúp đỡ khi cần thiết.
Mỗi khi các nhà đầu tư lớn đầu tư vào Việt Nam các dự án lớn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẵn sàng giúp đỡ các địa phương về khâu thẩm định. Muốn vậy, địa phương phải chủ động báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Bộ có kế hoạch giúp đỡ.
Đối với một tập đoàn lớn, họ hoàn toàn có thể đầu tư một dự án lớn như thế. Tôi được biết, hiện nay, đã có một số tập đoàn ở Trung Đông hoàn toàn có khả năng đầu tư một số lượng vốn lớn như vậy (30 tỷ USD trở lên - PV), vì họ có thể triển khai dự án trong vòng 10 hoặc 20 năm.
Trường hợp dự án triển khai trong 10 năm, mỗi năm họ bỏ 3 tỷ USD để xây dựng dự án. Tuy nhiên, dù là nhà đầu tư nào, chúng ta cũng phải kiểm tra xem đó là công ty nào, tập đoàn nào, năng lực tài chính của họ ra sao.
Theo ông, muốn kiểm tra năng lực tài chính của tập đoàn Eminence, chúng ta phải làm gì?
Tập đoàn nào khi đầu tư vào Việt Nam đều phải có đăng ký đầu tư. Căn cứ vào những thông tin họ đăng ký, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định xem họ thực sự có năng lực tài chính hay không. Và để kiểm tra, chúng ta hoàn toàn có thể nhờ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết về tập đoàn đó.
Sau khi thẩm định được năng lực tài chính, lúc đó chúng ta mới có thể khẳng định xem họ có khả năng đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 30 tỷ USD hay không.
>>Theo dòng sự kiện
Trước thông tin về dự án 30 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam, báo giới đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Võ Hồng Phúc xung quanh vấn đề này.
Bộ trưởng Phúc cho biết:
- Tôi chỉ biết thông tin về tập đoàn và dự án này thông qua báo chí. Để biết chính xác những thông tin liên quan như: đó là tập đoàn nào, ai là chủ tịch tập đoàn, địa chỉ ở đâu, quốc tịch nào... việc đầu tiên, UBND tỉnh Thanh Hoá cần phải chủ động kiểm tra trước. Trường hợp, UBND tỉnh Thanh Hóa đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẵn sàng cho cán bộ chuyên môn tiến hành thẩm định những thông tin liên quan đến tập đoàn này.
Ông nghĩ gì khi nghe nói một dự án lên đến 30 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam?
Đối với các nhà đầu từ lớn, UBND các tỉnh nói chung cần phải hỏi ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có một đội “đặc nhiệm” để giúp đỡ khi cần thiết.
Mỗi khi các nhà đầu tư lớn đầu tư vào Việt Nam các dự án lớn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẵn sàng giúp đỡ các địa phương về khâu thẩm định. Muốn vậy, địa phương phải chủ động báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Bộ có kế hoạch giúp đỡ.
Đối với một tập đoàn lớn, họ hoàn toàn có thể đầu tư một dự án lớn như thế. Tôi được biết, hiện nay, đã có một số tập đoàn ở Trung Đông hoàn toàn có khả năng đầu tư một số lượng vốn lớn như vậy (30 tỷ USD trở lên - PV), vì họ có thể triển khai dự án trong vòng 10 hoặc 20 năm.
Trường hợp dự án triển khai trong 10 năm, mỗi năm họ bỏ 3 tỷ USD để xây dựng dự án. Tuy nhiên, dù là nhà đầu tư nào, chúng ta cũng phải kiểm tra xem đó là công ty nào, tập đoàn nào, năng lực tài chính của họ ra sao.
Theo ông, muốn kiểm tra năng lực tài chính của tập đoàn Eminence, chúng ta phải làm gì?
Tập đoàn nào khi đầu tư vào Việt Nam đều phải có đăng ký đầu tư. Căn cứ vào những thông tin họ đăng ký, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định xem họ thực sự có năng lực tài chính hay không. Và để kiểm tra, chúng ta hoàn toàn có thể nhờ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết về tập đoàn đó.
Sau khi thẩm định được năng lực tài chính, lúc đó chúng ta mới có thể khẳng định xem họ có khả năng đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 30 tỷ USD hay không.