Dự án 30 tỷ USD: “Tôi cũng… choáng!”
Thông tin Tập đoàn Eminence (Hoa Kỳ) sẽ đầu tư một dự án có trị giá tới 30 tỷ USD tại Thanh Hóa đã làm dư luận không khỏi “choáng”
Vừa qua, thông tin Tập đoàn Eminence (Hoa Kỳ) sẽ đầu tư một dự án có trị giá tới 30 tỷ USD (tương đương 480.000 tỷ VND) tại Thanh Hoá đã làm dư luận không khỏi “choáng”, vì số tiền này gấp gần 3 lần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2006.
>>Theo dòng sự kiện
Chủ tịch Tập đoàn Eminence khẳng định trở đi trở lại về con số ngất ngưởng mà họ dự định đầu tư vào dự án nhà máy gang thép và các công trình phụ trợ tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Nhiều tên tuổi nổi tiếng đã được nêu ra với tư cách là nhà đầu tư trong Tập đoàn Eminence như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…
Cũng theo tài liệu thuyết trình, riêng dự án nhà máy gang thép, số tiền đầu tư đã lên tới 26 tỷ USD, chia làm hai giai đoạn: giai đoạn một (2007-2013), số vốn đầu tư 8 tỷ USD; giai đoạn hai (2013-2020): 18 tỷ USD, sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ đạt công suất 30 triệu tấn thép/năm, thu hút 1 vạn lao động; Tập đoàn Eminence đã chủ động về nguyên liệu cho nhà máy (bằng 12 mỏ sắt ở nhiều nước với tổng trữ lượng 1,22 tỷ tấn, 8 mỏ than cốc với trữ lượng 200 triệu tấn…).
Để làm rõ những thông tin trên, người viết đã liên lạc với ông Lê Đình Thọ - Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn. Ông Thọ nói:
“Sau khi Thủ tướng ra quyết định thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn, chúng tôi đã tích cực quảng bá thu hút đầu tư và đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tháng 2/2007, ông Yang Wu Song - Chủ tịch Tập đoàn cùng một số người trong đoàn đã đến và đặt vấn đề xây dựng dự án nhà máy gang thép. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ nhưng khi nghe nói đến số vốn đầu tư thì ai cũng…choáng!”.
Cũng theo lời ông Thọ, trước đó, tập đoàn này đã đến Hà Tĩnh tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhưng vì lý do nào đó nên đã không “đậu” lại. Sau đó, họ chuyển sang Khu kinh tế Nghi Sơn.
“Với các nhà đầu tư khác, sau khi chúng tôi dẫn họ đi xem thực tế vị trí, mặt bằng thì họ mới có ý kiến. Nhưng với tập đoàn này thì họ bàn việc luôn. Tôi có thắc mắc tại sao không khảo sát kỹ địa hình thì họ bảo đã tự tìm hiểu và rất ưng ý địa điểm này nên muốn đầu tư ngay”, ông Thọ kể.
Cũng theo lời ông Thọ, sau khi nghe thuyết trình ban đầu về dự án, ông và một số người trong Ban quản lý cũng đặt ra nhiều câu hỏi, như: Tại sao họ lại chọn Khu kinh tế Nghi Sơn để đầu tư một nhà máy lớn thế? Vốn đó lấy ở đâu? Phía ta được gì, mất gì? Họ có ý định lừa ta hay không?
Xuất phát từ chính thiện chí kêu gọi đầu tư; đồng thời từ những nghi ngờ đó, Ban quản lý và các cơ quan chức năng liên quan tỉnh Thanh Hoá đã cật lực tìm hiểu năng lực tài chính và tư cách pháp nhân của Eminence và bước đầu có những thông tin quan trọng.
Sau buổi thuyết trình của tập đoàn này tại Hà Nội ngày 15/5 về dự án, nhiều thông tin đã bước đầu được kiểm chứng.
“Tại buổi thuyết trình, họ đã đưa ra nhiều thành viên trong Tập đoàn là các tên tuổi nổi tiếng (như WB, ADB…). Sau đó, báo chí đưa tin, loan ra khắp toàn cầu nhưng đến hôm (18/5/2007) vẫn chưa thấy có đơn vị nào trong số được nhắc đến có phản ứng ngược. Nếu không phải có tên họ hợp tác trong tập đoàn này để đầu tư dự án tại Khu kinh tế Nghi Sơn thì chắc chắn họ đã phản hồi?”.
Ông Thọ cũng cho tiến hành xác minh một số vấn đề liên quan năng lực tài chính, sự hợp tác của các đơn vị trong tập đoàn trên. “Theo thông tin chúng tôi có được đến lúc này thì đây là tập đoàn được thành lập ngay trước khi có ý định đầu tư dự án trên. Tập đoàn này có những nhà máy thép lớn ở Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước khác. Ông Chủ tịch của Eminence hiện nay nguyên là chủ tịch một tập đoàn ngành tin học. Chúng tôi hy vọng dự án này sẽ thành hiện thực…”.
Trao đổi với báo giới chiều 18/5, ông Nguyễn Văn Lợi - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nói: “Lần đầu nghe họ bày tỏ ý định, tôi cũng… choáng. Tôi bảo họ nên cân nhắc kỹ, đầu tư nhà máy công suất 3 - 4 triệu tấn thép/năm thôi đã là lớn lắm rồi nhưng họ bảo đã khảo sát kỹ và khẳng định đủ năng lực để đầu tư nhà máy công suất 30 triệu tấn/năm”.
Trả lời câu hỏi về năng lực của Tập đoàn Eminence, ông Lợi nói: “Thú thật, đến bây giờ tôi cũng chưa biết năng lực thực sự của họ ra sao, chỉ thấy họ rất nhiệt tình. Với thiện chí kêu gọi đầu tư, UBND tỉnh Thanh Hoá đã nhận lời cùng tổ chức buổi thuyết trình tại Hà Nội vừa qua”.
Cũng theo ông Lợi, đây là dự án quá lớn, chưa có trong lịch sử đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam nói chung chứ không riêng gì Thanh Hóa, do đó dễ khiến người ta nghi ngờ khả năng tài chính và năng lực, trình độ quản lý của chủ đầu tư.
“Họ đã có tờ trình Thủ tướng. Mong rằng Chính phủ và các bộ ngành liên quan sớm thẩm tra năng lực của tập đoàn này; nếu thấy đủ khả năng thì nhanh chóng tạo mọi điều kiện để họ đầu tư. Chúng tôi mong điều đó là hiện thực”, ông nói.
Về sự ưu đãi mà chủ đầu tư yêu cầu, ông Lợi cho hay họ không đặt ra vấn đề đó. Hơn nữa, Thủ tướng đã có quy định về ưu đãi cụ thể đối với các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn nên sẽ không có ưu đãi nào ngoài quy định này.
>>Theo dòng sự kiện
Chủ tịch Tập đoàn Eminence khẳng định trở đi trở lại về con số ngất ngưởng mà họ dự định đầu tư vào dự án nhà máy gang thép và các công trình phụ trợ tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Nhiều tên tuổi nổi tiếng đã được nêu ra với tư cách là nhà đầu tư trong Tập đoàn Eminence như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…
Cũng theo tài liệu thuyết trình, riêng dự án nhà máy gang thép, số tiền đầu tư đã lên tới 26 tỷ USD, chia làm hai giai đoạn: giai đoạn một (2007-2013), số vốn đầu tư 8 tỷ USD; giai đoạn hai (2013-2020): 18 tỷ USD, sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ đạt công suất 30 triệu tấn thép/năm, thu hút 1 vạn lao động; Tập đoàn Eminence đã chủ động về nguyên liệu cho nhà máy (bằng 12 mỏ sắt ở nhiều nước với tổng trữ lượng 1,22 tỷ tấn, 8 mỏ than cốc với trữ lượng 200 triệu tấn…).
Để làm rõ những thông tin trên, người viết đã liên lạc với ông Lê Đình Thọ - Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn. Ông Thọ nói:
“Sau khi Thủ tướng ra quyết định thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn, chúng tôi đã tích cực quảng bá thu hút đầu tư và đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tháng 2/2007, ông Yang Wu Song - Chủ tịch Tập đoàn cùng một số người trong đoàn đã đến và đặt vấn đề xây dựng dự án nhà máy gang thép. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ nhưng khi nghe nói đến số vốn đầu tư thì ai cũng…choáng!”.
Cũng theo lời ông Thọ, trước đó, tập đoàn này đã đến Hà Tĩnh tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhưng vì lý do nào đó nên đã không “đậu” lại. Sau đó, họ chuyển sang Khu kinh tế Nghi Sơn.
“Với các nhà đầu tư khác, sau khi chúng tôi dẫn họ đi xem thực tế vị trí, mặt bằng thì họ mới có ý kiến. Nhưng với tập đoàn này thì họ bàn việc luôn. Tôi có thắc mắc tại sao không khảo sát kỹ địa hình thì họ bảo đã tự tìm hiểu và rất ưng ý địa điểm này nên muốn đầu tư ngay”, ông Thọ kể.
Cũng theo lời ông Thọ, sau khi nghe thuyết trình ban đầu về dự án, ông và một số người trong Ban quản lý cũng đặt ra nhiều câu hỏi, như: Tại sao họ lại chọn Khu kinh tế Nghi Sơn để đầu tư một nhà máy lớn thế? Vốn đó lấy ở đâu? Phía ta được gì, mất gì? Họ có ý định lừa ta hay không?
Xuất phát từ chính thiện chí kêu gọi đầu tư; đồng thời từ những nghi ngờ đó, Ban quản lý và các cơ quan chức năng liên quan tỉnh Thanh Hoá đã cật lực tìm hiểu năng lực tài chính và tư cách pháp nhân của Eminence và bước đầu có những thông tin quan trọng.
Sau buổi thuyết trình của tập đoàn này tại Hà Nội ngày 15/5 về dự án, nhiều thông tin đã bước đầu được kiểm chứng.
“Tại buổi thuyết trình, họ đã đưa ra nhiều thành viên trong Tập đoàn là các tên tuổi nổi tiếng (như WB, ADB…). Sau đó, báo chí đưa tin, loan ra khắp toàn cầu nhưng đến hôm (18/5/2007) vẫn chưa thấy có đơn vị nào trong số được nhắc đến có phản ứng ngược. Nếu không phải có tên họ hợp tác trong tập đoàn này để đầu tư dự án tại Khu kinh tế Nghi Sơn thì chắc chắn họ đã phản hồi?”.
Ông Thọ cũng cho tiến hành xác minh một số vấn đề liên quan năng lực tài chính, sự hợp tác của các đơn vị trong tập đoàn trên. “Theo thông tin chúng tôi có được đến lúc này thì đây là tập đoàn được thành lập ngay trước khi có ý định đầu tư dự án trên. Tập đoàn này có những nhà máy thép lớn ở Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước khác. Ông Chủ tịch của Eminence hiện nay nguyên là chủ tịch một tập đoàn ngành tin học. Chúng tôi hy vọng dự án này sẽ thành hiện thực…”.
Trao đổi với báo giới chiều 18/5, ông Nguyễn Văn Lợi - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nói: “Lần đầu nghe họ bày tỏ ý định, tôi cũng… choáng. Tôi bảo họ nên cân nhắc kỹ, đầu tư nhà máy công suất 3 - 4 triệu tấn thép/năm thôi đã là lớn lắm rồi nhưng họ bảo đã khảo sát kỹ và khẳng định đủ năng lực để đầu tư nhà máy công suất 30 triệu tấn/năm”.
Trả lời câu hỏi về năng lực của Tập đoàn Eminence, ông Lợi nói: “Thú thật, đến bây giờ tôi cũng chưa biết năng lực thực sự của họ ra sao, chỉ thấy họ rất nhiệt tình. Với thiện chí kêu gọi đầu tư, UBND tỉnh Thanh Hoá đã nhận lời cùng tổ chức buổi thuyết trình tại Hà Nội vừa qua”.
Cũng theo ông Lợi, đây là dự án quá lớn, chưa có trong lịch sử đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam nói chung chứ không riêng gì Thanh Hóa, do đó dễ khiến người ta nghi ngờ khả năng tài chính và năng lực, trình độ quản lý của chủ đầu tư.
“Họ đã có tờ trình Thủ tướng. Mong rằng Chính phủ và các bộ ngành liên quan sớm thẩm tra năng lực của tập đoàn này; nếu thấy đủ khả năng thì nhanh chóng tạo mọi điều kiện để họ đầu tư. Chúng tôi mong điều đó là hiện thực”, ông nói.
Về sự ưu đãi mà chủ đầu tư yêu cầu, ông Lợi cho hay họ không đặt ra vấn đề đó. Hơn nữa, Thủ tướng đã có quy định về ưu đãi cụ thể đối với các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn nên sẽ không có ưu đãi nào ngoài quy định này.