Dự án Công viên Thống Nhất: Vì sao Vincom và Tân Hoàng Minh “bắt tay”?
Nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vincom
Dự kiến, khoảng quý 3/2007, dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp Công viên Thống Nhất sẽ chính thức khởi công, với tham vọng trở thành một trung tâm văn hoá, lễ hội, vui chơi giải trí tầm cỡ của Thủ đô.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vincom.
Xuất phát từ lý do gì mà Vincom và Tân Hoàng Minh "bắt tay nhau" để thực hiện dự án Công viên Thống Nhất, thưa ông?
UBND thành phố Hà Nội giao cho Vincom làm việc với Công ty Công viên cây xanh Thống Nhất để thành lập một đơn vị đứng ra xây dựng, khai thác và quản lý Công viên Thống Nhất.
Trước đó, vào năm 2004, UBND thành phố Hà Nội cũng đã giao cho Công ty Tân Hoàng Minh, nhưng sau hơn 2 năm chưa triển khai nên đã giao cho Vincom.
Sau khi cân nhắc, UBND thành phố Hà Nội muốn 2 doanh nghiệp đưa ra phương án của mình để chọn lựa dự án đáp ứng theo một thang điểm tiêu chuẩn.
Việc đó cũng mất rất nhiều thời gian. Và rõ ràng một trong hai doanh nghiệp sẽ không được "thoải mái" lắm, như vậy lại phải đấu theo kiểu "Sơn Tinh-Thủy Tinh".
Nhưng sau khi nghiên cứu kỹ, bàn bạc và cùng thoả thuận, hai bên nhận thấy rằng mỗi phương án của từng công ty lập ra đều có những điểm mạnh riêng, có thể hỗ trợ và bổ sung cho nhau nên đã bắt tay nhau để hợp tác cùng đầu tư và cùng có lợi.
Chính vì vậy, Vincom và Tân Hoàng Minh đề nghị UBND thành phố Hà Nội đồng tham gia dự án.
Sau khi được giao chúng tôi sẽ làm việc với Công ty Công viên cây xanh Thống Nhất để thành lập một công ty cổ phần xây dựng khai thác.
Tổng vốn đầu tư dự trù cho dự án này là bao nhiêu và kế hoạch cải tạo cụ thể ra sao, thưa ông?
Theo tính toán sơ bộ, dự án này có vốn đầu tư khoảng 1.500 tỉ đồng.
Ngoài nguồn vốn sẵn có, Vincom cũng đang khẩn trương làm thủ tục xin phép Uỷ ban Chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch Tp.HCM để huy động thêm vốn.
Công trình đã có thiết kế, quy hoạch tổng thể sơ bộ. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ thuê công ty tư vấn trong nước và nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực vui chơi giải trí này thiết kế trên cơ sở mặt bằng.
Công viên Thống Nhất có diện tích khoảng 50 ha trong đó khoảng 30 ha đất và 20 ha mặt nước. Mong muốn của chúng tôi là tạo thành khu vui chơi giải trí nhưng vẫn có khu vực công viên cây xanh, thảm cỏ trồng hoa, đặt ra một số trò chơi cảm giác mạnh hiện đại, kết hợp với vùng nước xây dựng khu vui chơi giải trí trong nhà như nhà cười, chiếu phim 3D, 4D, xây dựng trên mặt hồ sân khấu nhạc nước, khu biểu diễn.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xây dựng khu trung tâm thương mại, vui chơi giải trí trong nhà, nhà để xe... Tất cả sẽ được làm ngầm dưới đất để không chiếm diện tích của công viên Thống Nhất.
Vincom và Tân Hoàng Minh phối hợp đầu tư, còn thiết kế cụ thể ra sao?
Hai công ty cũng có những chuẩn bị ban đầu. Chẳng hạn Vincom chuẩn bị về mặt bằng tổng thể và có tiềm lực vốn, còn Tân Hoàng Minh hoạt động lâu trong lĩnh vực khai thác bất động sản nên họ cũng có ý tưởng cụ thể rất đáng để xem xét.
Như vậy kết hợp cả hai sẽ tạo thành một phương án tối ưu nhất.
Thời điểm khởi công dự án dự tính khi nào?
Chúng tôi đang tích cực hoàn các thủ tục pháp lý, tất cả phụ thuộc vào cơ quan Nhà nước xem xét. Ngay sau khi được cấp phép chúng tôi sẽ thi công ngay.
Thứ nhất kinh nghiệm đã có rồi (xây dựng công viên trong Vinpearl), thứ hai tiềm lực tài chính đã đầy đủ, hơn nữa kinh nghiệm xây dựng đã có, do đó chúng tôi tin tưởng thời gian thi công công trình sẽ không quá 2 năm.
Chúng tôi mong muốn hoàn thành công trình để kịp chào mừng lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội năm 2010.
Một tập đoàn của Ba Lan cũng đang chuẩn bị đầu tư vào Công viên Tuổi Trẻ, như vậy trong tương lai Hà Nội sẽ có hai công viên hiện đại cùng hoạt động, ông đã tính đến yếu tố cạnh tranh này chưa?
Hà Nội là nơi vẫn còn thiếu các trung tâm giải trí. Với hơn 4 triệu dân cùng khách vãng lai các tỉnh xung quanh lên đến hàng chục triệu nhưng vẫn chưa có một trung tâm vui chơi giải trí nào khả dĩ.
Chưa thể nói Suối Tiên hay Đầm Sen là hoàn hảo nhưng họ đã thu hút được rất nhiều khách, mối dịp lễ Tết có cả nghìn người đến.
Điều đó cho thấy nhu cầu giải trí của người dân rất lớn. Điều quan trọng là hai bên cần có dự án tương đối khác nhau, phải làm phong phú thêm, đừng giống hệt nhau, ở đâu cũng có vòng quay thì không hay lắm.
Nếu có được sự phối hợp sẽ rất tốt vì thực chất những trò giải trí trên thế giới rất nhiều nên không nhất thiết phải làm mọi cái giống nhau, mà nên làm phong phú các trò giải trí sẽ tốt hơn.
Mong muốn của ông khi dự án đi vào hoạt động là gì?
Đối với nhà kinh doanh thì mong muốn lớn nhất dự án hoạt động thành công, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp đầu tư để hoàn lại vốn và tạo ra hàng trăm công ăn việc làm cho người dân, nộp ngân sách.
Điều quan trọng nhất là Hà Nội có nơi vui chơi giải trí để người dân có thể đưa gia đình con cái đến đây, không nhất thiết phải ra nước ngoài mới có được nơi vui chơi ưng ý.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vincom.
Xuất phát từ lý do gì mà Vincom và Tân Hoàng Minh "bắt tay nhau" để thực hiện dự án Công viên Thống Nhất, thưa ông?
UBND thành phố Hà Nội giao cho Vincom làm việc với Công ty Công viên cây xanh Thống Nhất để thành lập một đơn vị đứng ra xây dựng, khai thác và quản lý Công viên Thống Nhất.
Trước đó, vào năm 2004, UBND thành phố Hà Nội cũng đã giao cho Công ty Tân Hoàng Minh, nhưng sau hơn 2 năm chưa triển khai nên đã giao cho Vincom.
Sau khi cân nhắc, UBND thành phố Hà Nội muốn 2 doanh nghiệp đưa ra phương án của mình để chọn lựa dự án đáp ứng theo một thang điểm tiêu chuẩn.
Việc đó cũng mất rất nhiều thời gian. Và rõ ràng một trong hai doanh nghiệp sẽ không được "thoải mái" lắm, như vậy lại phải đấu theo kiểu "Sơn Tinh-Thủy Tinh".
Nhưng sau khi nghiên cứu kỹ, bàn bạc và cùng thoả thuận, hai bên nhận thấy rằng mỗi phương án của từng công ty lập ra đều có những điểm mạnh riêng, có thể hỗ trợ và bổ sung cho nhau nên đã bắt tay nhau để hợp tác cùng đầu tư và cùng có lợi.
Chính vì vậy, Vincom và Tân Hoàng Minh đề nghị UBND thành phố Hà Nội đồng tham gia dự án.
Sau khi được giao chúng tôi sẽ làm việc với Công ty Công viên cây xanh Thống Nhất để thành lập một công ty cổ phần xây dựng khai thác.
Tổng vốn đầu tư dự trù cho dự án này là bao nhiêu và kế hoạch cải tạo cụ thể ra sao, thưa ông?
Theo tính toán sơ bộ, dự án này có vốn đầu tư khoảng 1.500 tỉ đồng.
Ngoài nguồn vốn sẵn có, Vincom cũng đang khẩn trương làm thủ tục xin phép Uỷ ban Chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch Tp.HCM để huy động thêm vốn.
Công trình đã có thiết kế, quy hoạch tổng thể sơ bộ. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ thuê công ty tư vấn trong nước và nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực vui chơi giải trí này thiết kế trên cơ sở mặt bằng.
Công viên Thống Nhất có diện tích khoảng 50 ha trong đó khoảng 30 ha đất và 20 ha mặt nước. Mong muốn của chúng tôi là tạo thành khu vui chơi giải trí nhưng vẫn có khu vực công viên cây xanh, thảm cỏ trồng hoa, đặt ra một số trò chơi cảm giác mạnh hiện đại, kết hợp với vùng nước xây dựng khu vui chơi giải trí trong nhà như nhà cười, chiếu phim 3D, 4D, xây dựng trên mặt hồ sân khấu nhạc nước, khu biểu diễn.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xây dựng khu trung tâm thương mại, vui chơi giải trí trong nhà, nhà để xe... Tất cả sẽ được làm ngầm dưới đất để không chiếm diện tích của công viên Thống Nhất.
Vincom và Tân Hoàng Minh phối hợp đầu tư, còn thiết kế cụ thể ra sao?
Hai công ty cũng có những chuẩn bị ban đầu. Chẳng hạn Vincom chuẩn bị về mặt bằng tổng thể và có tiềm lực vốn, còn Tân Hoàng Minh hoạt động lâu trong lĩnh vực khai thác bất động sản nên họ cũng có ý tưởng cụ thể rất đáng để xem xét.
Như vậy kết hợp cả hai sẽ tạo thành một phương án tối ưu nhất.
Thời điểm khởi công dự án dự tính khi nào?
Chúng tôi đang tích cực hoàn các thủ tục pháp lý, tất cả phụ thuộc vào cơ quan Nhà nước xem xét. Ngay sau khi được cấp phép chúng tôi sẽ thi công ngay.
Thứ nhất kinh nghiệm đã có rồi (xây dựng công viên trong Vinpearl), thứ hai tiềm lực tài chính đã đầy đủ, hơn nữa kinh nghiệm xây dựng đã có, do đó chúng tôi tin tưởng thời gian thi công công trình sẽ không quá 2 năm.
Chúng tôi mong muốn hoàn thành công trình để kịp chào mừng lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội năm 2010.
Một tập đoàn của Ba Lan cũng đang chuẩn bị đầu tư vào Công viên Tuổi Trẻ, như vậy trong tương lai Hà Nội sẽ có hai công viên hiện đại cùng hoạt động, ông đã tính đến yếu tố cạnh tranh này chưa?
Hà Nội là nơi vẫn còn thiếu các trung tâm giải trí. Với hơn 4 triệu dân cùng khách vãng lai các tỉnh xung quanh lên đến hàng chục triệu nhưng vẫn chưa có một trung tâm vui chơi giải trí nào khả dĩ.
Chưa thể nói Suối Tiên hay Đầm Sen là hoàn hảo nhưng họ đã thu hút được rất nhiều khách, mối dịp lễ Tết có cả nghìn người đến.
Điều đó cho thấy nhu cầu giải trí của người dân rất lớn. Điều quan trọng là hai bên cần có dự án tương đối khác nhau, phải làm phong phú thêm, đừng giống hệt nhau, ở đâu cũng có vòng quay thì không hay lắm.
Nếu có được sự phối hợp sẽ rất tốt vì thực chất những trò giải trí trên thế giới rất nhiều nên không nhất thiết phải làm mọi cái giống nhau, mà nên làm phong phú các trò giải trí sẽ tốt hơn.
Mong muốn của ông khi dự án đi vào hoạt động là gì?
Đối với nhà kinh doanh thì mong muốn lớn nhất dự án hoạt động thành công, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp đầu tư để hoàn lại vốn và tạo ra hàng trăm công ăn việc làm cho người dân, nộp ngân sách.
Điều quan trọng nhất là Hà Nội có nơi vui chơi giải trí để người dân có thể đưa gia đình con cái đến đây, không nhất thiết phải ra nước ngoài mới có được nơi vui chơi ưng ý.