Dự báo diễn biến chứng khoán 2007
Một số ý kiến của nhà quản lý, chuyên gia và nhà đầu tư về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007
Một số ý kiến của nhà quản lý, chuyên gia và nhà đầu tư về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007.
Thị trường phát triển về chất
(Ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM)
Năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn năm 2006 nhưng tất cả sẽ được định hướng để phát triển về chất.
Nguồn cung chứng khoán tăng mạnh nhưng cầu về chứng khoán vẫn ở mức rất cao. Do vậy, không chỉ các công ty chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán - tới đây là sở giao dịch chứng khoán - cũng đều phải nâng cấp chất lượng dịch vụ. Công tác quản lý thị trường cũng được đầu tư nhiều hơn để đảm bảo được tính minh bạch, công bằng của thị trường.
Một yếu tố rất quan trọng để thị trường phát triển ổn định đó là trong năm nay phải hoạch định cho được các chính sách nhằm phát triển các định chế tài chính, đồng thời thu hút được các nguồn vốn đầu tư dài hạn từ nước ngoài. Chúng ta đang cần vốn đầu tư dài hạn vì vậy các nhà đầu tư sẽ được khuyến khích đưa vào Việt Nam nguồn vốn dài hạn, giảm dần dòng vốn ngắn hạn.
Vẫn sôi động
(Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính - VAFI)
Thị trường chứng khoán năm nay sẽ vẫn sôi động nếu các tổng công ty lớn tiến hành đấu giá cổ phiếu.
Tôi nghĩ rằng ở góc độ của các nhà đầu tư, những kỳ vọng vào thị trường và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất lớn. Điều này còn phụ thuộc một phần vào giới hạn tỉ lệ cổ phiếu tại các công ty cổ phần mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu.
Với những doanh nghiệp chưa sử dụng hết giới hạn này thì chắc chắn giá sẽ vẫn còn “nóng”. Bên cạnh đó, 2007 cũng là năm mà những cổ phiếu có tính thanh khoản cao sẽ lên ngôi, cho dù giá cổ phiếu có thể sẽ không tăng cao như mong đợi.
Diễn biến theo hình sin
(Ông Huy Nam, chuyên gia chứng khoán)
Phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường chứng khoánViệt Nam trong năm Đinh Hợi này sẽ vẫn diễn biến lạc quan nhưng theo tôi, trong năm thị trường sẽ khó giữ được tốc độ tăng trưởng “nóng” như năm vừa qua, mà nó sẽ diễn biến theo dạng hình sin.
Có nhiều lý do để giải thích hiện tượng tăng giá liên tục trên thị trường chứng khoán trong những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào nền kinh tế. Khi giai đoạn kỳ vọng qua đi, nhà đầu tư sẽ bình tâm hơn, đầu tư khôn ngoan hơn.
Hơn nữa, nếu nhìn lại sự tăng trưởng của thị trường chứng khoánViệt Nam trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư có thể rất vui nhưng cũng không ít hồi hộp. Thị trường phát triển đã trở nên... béo phì, do đồng vốn chưa được đầu tư vào nền kinh tế mà được “quẳng” trở lại thị trường.
Hi vọng tới đây đồng vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Nhà đầu tư thận trọng hơn
(Ông Huỳnh Bửu Sơn, chuyên gia kinh tế)
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm Đinh Hợi này sẽ diễn biến phức tạp hơn, khó dự đoán hơn.
Dù vẫn phát triển nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam chắc chắn sẽ không thể duy trì được “phong độ” tăng trưởng như năm vừa qua. Tôi cho rằng nhiều chứng khoán tốt trên thị trường hiện đã ở mức giá “kịch trần”, khó tiếp tục tăng ở mức cao nữa.
Trong khi đó, nếu cổ phiếu của một số tổng công ty và các ngân hàng lớn, trong đó có Vietcombank... được niêm yết sẽ làm giảm sức hấp dẫn của một số chứng khoán tốt đang niêm yết trên thị trường, giá chứng khoán qua đó cũng sẽ không còn tăng nóng nữa.
Ngoài ra, cũng cần phải thấy rằng nhiều nhà đầu tư ngày càng am hiểu hơn, thận trọng hơn khi đổ vốn vào chứng khoán. Chính những yếu tố này sẽ góp phần giữ cho thị trường phát triển ổn định hơn, bớt “nóng sốt” hơn.
Ẩn số
(Ông Đặng Quang Anh, nhà đầu tư)
Nhìn vào lịch trình cổ phần hóa các tổng công ty lớn của Nhà nước cũng như kế hoạch tăng vốn của các công ty cổ phần, trong đó có ngân hàng cổ phần thì nguồn cung cổ phiếu sẽ tăng mạnh trong năm 2007.
Tuy nhiên, chắc chắn rằng luồng vốn xã hội sẽ được đổ nhiều hơn vào thị trường chứng khoán khi mà mọi người, mọi nhà đều quan tâm đến cổ phiếu và tìm cách để sở hữu cổ phiếu. Bên cạnh đó, phải kể đến một “lực lượng” đáng nể đó là các nhà đầu tư nước ngoài. Chắc chắn trong năm 2007, vốn nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán sẽ cao hơn năm 2006 khi hàng loạt tổng công ty nhà nước lớn được cổ phần hóa. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chen chân để có phần ở thị trường chứng khoán mới nổi của Việt Nam.
Với một thị trường mới nổi thì giá cổ phiếu “nóng”, cao hơn giá trị thực là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, gần đây nhiều công ty đã thấy được vấn đề này và phải nỗ lực nhiều hơn để tạo ra thêm giá trị mới, đưa giá trị công ty gần hơn với giá cổ phiếu.
Giá còn tăng
(Ông Bùi Việt, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á)
Theo tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2007 sẽ tiếp tục phát triển mạnh, giá sẽ còn tăng. Có hai yếu tố chính để khẳng định điều này, đó là chất lượng chứng khoán ngày càng tốt hơn và số lượng nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng đông hơn.
Hiện nhiều người dân không còn thói quen trữ vàng, đôla hay đầu tư vào bất động sản nữa, thay vào đó là đầu tư vào chứng khoán. Đặc biệt nhiều nhà đầu tư xem chứng khoán là hình thức đầu tư dài hạn, họ kỳ vọng vào tương lai của nó chứ không đơn thuần là mua đi bán lại để kiếm lợi.
Thị trường phát triển về chất
(Ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM)
Năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn năm 2006 nhưng tất cả sẽ được định hướng để phát triển về chất.
Nguồn cung chứng khoán tăng mạnh nhưng cầu về chứng khoán vẫn ở mức rất cao. Do vậy, không chỉ các công ty chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán - tới đây là sở giao dịch chứng khoán - cũng đều phải nâng cấp chất lượng dịch vụ. Công tác quản lý thị trường cũng được đầu tư nhiều hơn để đảm bảo được tính minh bạch, công bằng của thị trường.
Một yếu tố rất quan trọng để thị trường phát triển ổn định đó là trong năm nay phải hoạch định cho được các chính sách nhằm phát triển các định chế tài chính, đồng thời thu hút được các nguồn vốn đầu tư dài hạn từ nước ngoài. Chúng ta đang cần vốn đầu tư dài hạn vì vậy các nhà đầu tư sẽ được khuyến khích đưa vào Việt Nam nguồn vốn dài hạn, giảm dần dòng vốn ngắn hạn.
Vẫn sôi động
(Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính - VAFI)
Thị trường chứng khoán năm nay sẽ vẫn sôi động nếu các tổng công ty lớn tiến hành đấu giá cổ phiếu.
Tôi nghĩ rằng ở góc độ của các nhà đầu tư, những kỳ vọng vào thị trường và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất lớn. Điều này còn phụ thuộc một phần vào giới hạn tỉ lệ cổ phiếu tại các công ty cổ phần mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu.
Với những doanh nghiệp chưa sử dụng hết giới hạn này thì chắc chắn giá sẽ vẫn còn “nóng”. Bên cạnh đó, 2007 cũng là năm mà những cổ phiếu có tính thanh khoản cao sẽ lên ngôi, cho dù giá cổ phiếu có thể sẽ không tăng cao như mong đợi.
Diễn biến theo hình sin
(Ông Huy Nam, chuyên gia chứng khoán)
Phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường chứng khoánViệt Nam trong năm Đinh Hợi này sẽ vẫn diễn biến lạc quan nhưng theo tôi, trong năm thị trường sẽ khó giữ được tốc độ tăng trưởng “nóng” như năm vừa qua, mà nó sẽ diễn biến theo dạng hình sin.
Có nhiều lý do để giải thích hiện tượng tăng giá liên tục trên thị trường chứng khoán trong những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào nền kinh tế. Khi giai đoạn kỳ vọng qua đi, nhà đầu tư sẽ bình tâm hơn, đầu tư khôn ngoan hơn.
Hơn nữa, nếu nhìn lại sự tăng trưởng của thị trường chứng khoánViệt Nam trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư có thể rất vui nhưng cũng không ít hồi hộp. Thị trường phát triển đã trở nên... béo phì, do đồng vốn chưa được đầu tư vào nền kinh tế mà được “quẳng” trở lại thị trường.
Hi vọng tới đây đồng vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Nhà đầu tư thận trọng hơn
(Ông Huỳnh Bửu Sơn, chuyên gia kinh tế)
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm Đinh Hợi này sẽ diễn biến phức tạp hơn, khó dự đoán hơn.
Dù vẫn phát triển nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam chắc chắn sẽ không thể duy trì được “phong độ” tăng trưởng như năm vừa qua. Tôi cho rằng nhiều chứng khoán tốt trên thị trường hiện đã ở mức giá “kịch trần”, khó tiếp tục tăng ở mức cao nữa.
Trong khi đó, nếu cổ phiếu của một số tổng công ty và các ngân hàng lớn, trong đó có Vietcombank... được niêm yết sẽ làm giảm sức hấp dẫn của một số chứng khoán tốt đang niêm yết trên thị trường, giá chứng khoán qua đó cũng sẽ không còn tăng nóng nữa.
Ngoài ra, cũng cần phải thấy rằng nhiều nhà đầu tư ngày càng am hiểu hơn, thận trọng hơn khi đổ vốn vào chứng khoán. Chính những yếu tố này sẽ góp phần giữ cho thị trường phát triển ổn định hơn, bớt “nóng sốt” hơn.
Ẩn số
(Ông Đặng Quang Anh, nhà đầu tư)
Nhìn vào lịch trình cổ phần hóa các tổng công ty lớn của Nhà nước cũng như kế hoạch tăng vốn của các công ty cổ phần, trong đó có ngân hàng cổ phần thì nguồn cung cổ phiếu sẽ tăng mạnh trong năm 2007.
Tuy nhiên, chắc chắn rằng luồng vốn xã hội sẽ được đổ nhiều hơn vào thị trường chứng khoán khi mà mọi người, mọi nhà đều quan tâm đến cổ phiếu và tìm cách để sở hữu cổ phiếu. Bên cạnh đó, phải kể đến một “lực lượng” đáng nể đó là các nhà đầu tư nước ngoài. Chắc chắn trong năm 2007, vốn nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán sẽ cao hơn năm 2006 khi hàng loạt tổng công ty nhà nước lớn được cổ phần hóa. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chen chân để có phần ở thị trường chứng khoán mới nổi của Việt Nam.
Với một thị trường mới nổi thì giá cổ phiếu “nóng”, cao hơn giá trị thực là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, gần đây nhiều công ty đã thấy được vấn đề này và phải nỗ lực nhiều hơn để tạo ra thêm giá trị mới, đưa giá trị công ty gần hơn với giá cổ phiếu.
Giá còn tăng
(Ông Bùi Việt, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á)
Theo tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2007 sẽ tiếp tục phát triển mạnh, giá sẽ còn tăng. Có hai yếu tố chính để khẳng định điều này, đó là chất lượng chứng khoán ngày càng tốt hơn và số lượng nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng đông hơn.
Hiện nhiều người dân không còn thói quen trữ vàng, đôla hay đầu tư vào bất động sản nữa, thay vào đó là đầu tư vào chứng khoán. Đặc biệt nhiều nhà đầu tư xem chứng khoán là hình thức đầu tư dài hạn, họ kỳ vọng vào tương lai của nó chứ không đơn thuần là mua đi bán lại để kiếm lợi.