Du học: Đưa đi, sao chẳng đón về?
Đã không có mối liên hệ mật thiết giữa cơ quan tổ chức đào tạo với các cơ quan sử dụng nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để nhiều người đi du học nước ngoài, bằng tiền cá nhân cũng như bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Nhưng số trở về nước sau khi tốt nghiệp thật hiếm hoi, nhất là số du học tự túc; hoặc về nước mà không có điều kiện để phát huy vốn học.
Hiện không có một thống kê chính thức nào được công bố về tình trạng này; nhưng con số 80% số sinh viên du học nước ngoài đã không trở về nước được ghi nhận từ năm 2004, chắc chưa được cải thiện bao nhiêu, thậm chí có thể còn tăng cao hơn.
Những thực tế buồn!
Riêng chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ của Tp.HCM, một số sinh viên sau khi tốt nghiệp, cho dù được phân công về những ngành kinh tế kỹ thuật, nhưng lại không được sử dụng đúng ngành nghề chuyên môn, có em chỉ làm công việc nhập dữ liệu vi tính và thỉnh thoảng phiên dịch nếu có khách nước ngoài. Hoặc có trường hợp không được cơ quan Nhà nước nào nhận với lý do những cơ quan đó đã đủ biên chế. Cũng phổ biến tình trạng trở về bị ganh tỵ, bị “hành chính hóa kiến thức”, hay luôn bị xem là quá trẻ để đảm đương những nhiệm vụ và vị trí tương đối quan trọng.
Từ cái không khí làm việc buồn chán như thế, thật khó mà trách được những du học sinh có tâm trạng “đứng núi này trông núi nọ”, nhiều người nguyên là du học sinh của Chương trình này thừa nhận. Họ cho biết, không ít anh chị em đã cố gắng trụ lại trong cơ quan Nhà nước, nhưng cũng chỉ khoảng 1-2 năm, sau đó bỏ sang làm việc cho công ty nước ngoài là những nơi sẵn sàng đón nhận chất xám với mức lương cao và các điều kiện ưu ái khác.
Một chuyên gia cho biết: theo bảng phân bố các ngành nghề đào tạo sau đại học của Đề án 322, lĩnh vực khoa học tự nhiên vào năm 2000 chiếm 14,84%, nhưng năm 2006 chỉ còn 2,17%; khoa học y dược chỉ chiếm 3,13% năm 2000 và 2,17% năm 2006. Số du học sinh theo các ngành khoa học tự nhiên và khoa học y dược này ở nước ngoài rất được ưu ái, nhưng về nước lại khó xin việc, hoặc không có môi trường phù hợp để phát triển chuyên môn, chuyên ngành đã được đào tạo. Phải chăng đây là lý do để những anh chị em này ở lại bên ngoài?
Tình hình trên cho thấy, đã không có mối liên hệ mật thiết giữa cơ quan tổ chức đào tạo với các cơ quan sử dụng nguồn nhân lực, dẫn đến hai mặt đào tạo và tận dụng chất xám gần như bị tách rời. Trong khi đúng ra, các du học sinh trước khi đi học đã được cơ quan Nhà nước đặt hàng, và sau khi học về, đương nhiên được cơ quan đó tuyển dụng.
Với một số du học sinh, thu nhập không phải là điều kiện tiên quyết, nhất là trong bối cảnh đồng lương công chức đóng khung như nhau. Tuy nhiên đó lại là những sinh viên có tâm nguyện tha thiết được đóng góp kiến thức học tập của mình cho đất nước.
Đừng để mất người, mất của
Đã thành một thông lệ, ở các quốc gia nơi du học sinh du học, những công ty “săn đầu người” của nước ngoài đưa số sinh viên có triển vọng của Việt Nam vào tầm ngắm ngay từ năm thứ hai. Và đến năm tốt nghiệp, những sinh viên này vừa được ưu tiên chọn nơi thực tập, vừa được hứa hẹn một chỗ làm việc ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp với mức lương tính bằng ngàn đô la và sự hỗ trợ hào phóng về chỗ ở, phương tiện đi lại, bảo hiểm...
Vì thế, ở nước ta hiện nay đang phổ biến tâm lý chung của nhiều gia đình có con em đưa đi du học tự túc là cho hoặc khuyến khích người thân ở lại nước ngoài làm việc sau khi tốt nghiệp, vì về nước không có đất dụng võ.
Vào năm 2000, mới chỉ có khoảng 10.000 sinh viên – học sinh Việt Nam du học tự túc, đa số là ở Mỹ, Australia (5.000-6.000 người). Còn hiện nay, số lượng sinh viên Việt Nam đi du học đã ước khoảng 50.000 người. Nếu tính theo thống kê vào năm 2004 – với khoảng 80% du học sinh không trở về nước – thì nay con số chọn lựa xứ ngoài lên đến 40.000 người.
Trong khi đó, từ năm 2000 đến năm 2006, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức cho 2.684 nghiên cứu sinh ra nước ngoài đào tạo, trong đó có 871 tiến sĩ, 793 thạc sĩ và 814 cử nhân. Chi phí bình quân cho một sinh viên du học theo Đề án 322 là khoảng 22.000 USD/năm, tức vào khoảng 100.000 USD cho 4 năm học (hơn 1,5 tỷ đồng). Đã có người so sánh: chỉ riêng tại Australia và Đức, mỗi năm Nhà nước ta phải chi đến 5.000 tỷ đồng cho sinh viên du học, bằng với toàn bộ số tiền đầu tư của Chính phủ cho Chương trình 135 ở miền núi!
Một khi nguồn chất xám khổng lồ này không được khai thác đúng mức, tất nhiên số tiền mấy ngàn tỷ đồng kia cũng bốc hơi theo đúng nghĩa chảy máu ngoại tệ.
Nhưng số trở về nước sau khi tốt nghiệp thật hiếm hoi, nhất là số du học tự túc; hoặc về nước mà không có điều kiện để phát huy vốn học.
Hiện không có một thống kê chính thức nào được công bố về tình trạng này; nhưng con số 80% số sinh viên du học nước ngoài đã không trở về nước được ghi nhận từ năm 2004, chắc chưa được cải thiện bao nhiêu, thậm chí có thể còn tăng cao hơn.
Những thực tế buồn!
Riêng chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ của Tp.HCM, một số sinh viên sau khi tốt nghiệp, cho dù được phân công về những ngành kinh tế kỹ thuật, nhưng lại không được sử dụng đúng ngành nghề chuyên môn, có em chỉ làm công việc nhập dữ liệu vi tính và thỉnh thoảng phiên dịch nếu có khách nước ngoài. Hoặc có trường hợp không được cơ quan Nhà nước nào nhận với lý do những cơ quan đó đã đủ biên chế. Cũng phổ biến tình trạng trở về bị ganh tỵ, bị “hành chính hóa kiến thức”, hay luôn bị xem là quá trẻ để đảm đương những nhiệm vụ và vị trí tương đối quan trọng.
Từ cái không khí làm việc buồn chán như thế, thật khó mà trách được những du học sinh có tâm trạng “đứng núi này trông núi nọ”, nhiều người nguyên là du học sinh của Chương trình này thừa nhận. Họ cho biết, không ít anh chị em đã cố gắng trụ lại trong cơ quan Nhà nước, nhưng cũng chỉ khoảng 1-2 năm, sau đó bỏ sang làm việc cho công ty nước ngoài là những nơi sẵn sàng đón nhận chất xám với mức lương cao và các điều kiện ưu ái khác.
Một chuyên gia cho biết: theo bảng phân bố các ngành nghề đào tạo sau đại học của Đề án 322, lĩnh vực khoa học tự nhiên vào năm 2000 chiếm 14,84%, nhưng năm 2006 chỉ còn 2,17%; khoa học y dược chỉ chiếm 3,13% năm 2000 và 2,17% năm 2006. Số du học sinh theo các ngành khoa học tự nhiên và khoa học y dược này ở nước ngoài rất được ưu ái, nhưng về nước lại khó xin việc, hoặc không có môi trường phù hợp để phát triển chuyên môn, chuyên ngành đã được đào tạo. Phải chăng đây là lý do để những anh chị em này ở lại bên ngoài?
Tình hình trên cho thấy, đã không có mối liên hệ mật thiết giữa cơ quan tổ chức đào tạo với các cơ quan sử dụng nguồn nhân lực, dẫn đến hai mặt đào tạo và tận dụng chất xám gần như bị tách rời. Trong khi đúng ra, các du học sinh trước khi đi học đã được cơ quan Nhà nước đặt hàng, và sau khi học về, đương nhiên được cơ quan đó tuyển dụng.
Với một số du học sinh, thu nhập không phải là điều kiện tiên quyết, nhất là trong bối cảnh đồng lương công chức đóng khung như nhau. Tuy nhiên đó lại là những sinh viên có tâm nguyện tha thiết được đóng góp kiến thức học tập của mình cho đất nước.
Đừng để mất người, mất của
Đã thành một thông lệ, ở các quốc gia nơi du học sinh du học, những công ty “săn đầu người” của nước ngoài đưa số sinh viên có triển vọng của Việt Nam vào tầm ngắm ngay từ năm thứ hai. Và đến năm tốt nghiệp, những sinh viên này vừa được ưu tiên chọn nơi thực tập, vừa được hứa hẹn một chỗ làm việc ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp với mức lương tính bằng ngàn đô la và sự hỗ trợ hào phóng về chỗ ở, phương tiện đi lại, bảo hiểm...
Vì thế, ở nước ta hiện nay đang phổ biến tâm lý chung của nhiều gia đình có con em đưa đi du học tự túc là cho hoặc khuyến khích người thân ở lại nước ngoài làm việc sau khi tốt nghiệp, vì về nước không có đất dụng võ.
Vào năm 2000, mới chỉ có khoảng 10.000 sinh viên – học sinh Việt Nam du học tự túc, đa số là ở Mỹ, Australia (5.000-6.000 người). Còn hiện nay, số lượng sinh viên Việt Nam đi du học đã ước khoảng 50.000 người. Nếu tính theo thống kê vào năm 2004 – với khoảng 80% du học sinh không trở về nước – thì nay con số chọn lựa xứ ngoài lên đến 40.000 người.
Trong khi đó, từ năm 2000 đến năm 2006, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức cho 2.684 nghiên cứu sinh ra nước ngoài đào tạo, trong đó có 871 tiến sĩ, 793 thạc sĩ và 814 cử nhân. Chi phí bình quân cho một sinh viên du học theo Đề án 322 là khoảng 22.000 USD/năm, tức vào khoảng 100.000 USD cho 4 năm học (hơn 1,5 tỷ đồng). Đã có người so sánh: chỉ riêng tại Australia và Đức, mỗi năm Nhà nước ta phải chi đến 5.000 tỷ đồng cho sinh viên du học, bằng với toàn bộ số tiền đầu tư của Chính phủ cho Chương trình 135 ở miền núi!
Một khi nguồn chất xám khổng lồ này không được khai thác đúng mức, tất nhiên số tiền mấy ngàn tỷ đồng kia cũng bốc hơi theo đúng nghĩa chảy máu ngoại tệ.