Du lịch Phú Quốc: Nhiều cơ hội đầu tư
Lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, Phú Quốc áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư đến với hòn đảo này
Theo Quyết định 01/2007/QĐ-TTg, phấn đấu đến năm 2020 đảo Phú Quốc sẽ phát triển thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Qua đó, Phú Quốc sẽ trở thành động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, và du lịch sẽ là ngành kinh tế chủ đạo của hòn đảo này.
Ông Lê Minh Hoàng, Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang cho biết, về quy hoạch phát triển, Kiên Giang sẽ xây dựng Phú Quốc trở thành đảo du lịch có vị trí hàng đầu về du lịch biển đảo trong khu vực, có sức cạnh tranh cao trên thế giới, là địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác trong tỉnh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển.
Đảo Phú Quốc có lợi thế nằm ở vị trí trung tâm của thị trường du lịch năng động của vùng Đông Nam Á, với bán kính có đường bay từ 500 – 1.200 km và đường hàng hải quốc tế khá nhộn nhịp đang phát triển nhanh đến các trung tâm du lịch lớn như Tp.HCM, Bangkok, Pataya, Pnompenh, Kualamper, Bali... Là hòn đảo lớn nhất Việt Nam với diện tích 563,3 km2 và hơn 40 hòn đảo vệ tinh, vườn quốc gia bao phủ gần 70% diện tích, hệ thống sông suối khá dày, đảo Phú Quốc có nhiều bãi biển đẹp, có độ ẩm quanh năm và vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ngoài ra, trên vùng biển Tây Nam – Việt Nam, Phú Quốc có lợi thế đặc biệt về phát triển du lịch tuyến biển nối liền Kiên Giang (Việt Nam) – Campuchia – Thái Lan.
Với mục đích xây dựng hình ảnh khác biệt, duy nhất, Sở Du lịch Kiên Giang đã tiến hành nghiên cứu xác định những đặc điểm, thế mạnh riêng về tiềm năng du lịch của đảo Phú Quốc nhằm khai thác có hiệu quả nhất những lợi thế này.
Từ đó, dựa vào lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên sẵn có, Phú Quốc sẽ xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tuần trăng mật và các lễ kỷ niệm, du lịch nghỉ cuối tuần, ngày lễ của gia đình, du lịch văn hoá (các di tích lịch sử văn hoá, ẩm thực, làng truyền thống), du lịch thể thao (bơi thuyền, lướt ván), du lịch vui chơi giải trí (golf, vui chơi có thưởng), du lịch dã ngoại, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, hội thảo, khen thưởng, hội chợ triển lãm (MICE), du lịch kết nối tour.
Trên cơ sở các sản phẩm du lịch đặc trưng sẽ hình thành các tuyến du lịch kết nối Phú Quốc với các trung tâm du lịch quốc gia, các nước trong khu vực và quốc tế, tạo thành mạng lưới liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng; và với các nước trong khu vực ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc...
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, phát triển du lịch Phú Quốc, một mặt, cần dựa vào việc phát huy nội lực, mặt khác, cần tranh thủ sự hỗ trợ, thu hút đầu tư quốc tế với những cơ chế khuyến khích đầu tư đặc biệt, song không ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Hiện nay, Phú Quốc có 181 dự án xin đầu tư, trong đó có 121 dự án du lịch với tổng vốn hơn 33.070 tỷ đồng, gần 20 dự án có quyết định cấp phép đầu tư, còn lại đang quy hoạch hoặc đăng ký chờ chủ trương.
Hiện nay, về cơ sở hạ tầng của Phú Quốc còn yếu kém, giao thông đường hàng không, đường thuỷ và đường bộ nội đảo không đáp ứng được yêu cầu phát triển các dự án và khách du lịch. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch cũng rất thấp với tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Phú Quốc là 68 cơ sở với 1,250 phòng, trong đó chỉ có 8 khách sạn đạt chuẩn từ 1 – 4 sao. Lượng khách du lịch năm 2006 là 99.548 lượt người, ước tính mỗi năm tăng khoảng 20%. Thực trạng này đòi hỏi cần phải thúc đẩy nhanh các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách tại Phú Quốc trong tương lai.
Ông Lê Minh Hoàng cho biết, về đường hàng không trước mắt sẽ sử dụng sân bay Dương Đông hiện tại, đảm bảo công suất 300.000 khách/ năm, sau đó tiến hành đầu tư xây dựng Sân bay quốc tế Dương Tơ có quy mô 800 ha với công suất khoảng 2,5 triệu khách/năm, dự kiến đưa vào hoạt động sau năm 2010. Bên cạnh đó, Kiên Giang sẽ tập trung nhiều nguồn lực phát triển hệ thống giao thông công cộng bằng cách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh giao thông công cộng, xây dựng cảng biển quốc tế tổng hợp và cảng du lịch quốc tế ở một số vịnh biển phù hợp.
Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng 4 hồ dự trữ nước phục vụ nhu cầu nước sạch trên đảo cũng được triển khai, sau năm 2020 sẽ nghiên cứu đưa nước ngọt từ đất liền ra đảo và tái sử dụng nguồn nước sau khi xử lý. Về điện, giai đoạn đầu sẽ đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt và nghiên cứu phương án kéo lưới điện quốc gia từ đất liền ra đảo bằng hệ thống cáp ngầm.
Để thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, tất cả các dự án đầu tư vào Phú Quốc được hưởng các ưu đãi đối với trường hợp đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cho phép thực hiện các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, kể cả các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư kinh doanh du lịch ở Phú Quốc cũng được xem là những dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
Đồng thời, nhiều chính sách ưu đãi cũng được tỉnh Kiên Giang áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào Phú Quốc.
Qua đó, Phú Quốc sẽ trở thành động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, và du lịch sẽ là ngành kinh tế chủ đạo của hòn đảo này.
Ông Lê Minh Hoàng, Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang cho biết, về quy hoạch phát triển, Kiên Giang sẽ xây dựng Phú Quốc trở thành đảo du lịch có vị trí hàng đầu về du lịch biển đảo trong khu vực, có sức cạnh tranh cao trên thế giới, là địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác trong tỉnh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển.
Đảo Phú Quốc có lợi thế nằm ở vị trí trung tâm của thị trường du lịch năng động của vùng Đông Nam Á, với bán kính có đường bay từ 500 – 1.200 km và đường hàng hải quốc tế khá nhộn nhịp đang phát triển nhanh đến các trung tâm du lịch lớn như Tp.HCM, Bangkok, Pataya, Pnompenh, Kualamper, Bali... Là hòn đảo lớn nhất Việt Nam với diện tích 563,3 km2 và hơn 40 hòn đảo vệ tinh, vườn quốc gia bao phủ gần 70% diện tích, hệ thống sông suối khá dày, đảo Phú Quốc có nhiều bãi biển đẹp, có độ ẩm quanh năm và vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ngoài ra, trên vùng biển Tây Nam – Việt Nam, Phú Quốc có lợi thế đặc biệt về phát triển du lịch tuyến biển nối liền Kiên Giang (Việt Nam) – Campuchia – Thái Lan.
Với mục đích xây dựng hình ảnh khác biệt, duy nhất, Sở Du lịch Kiên Giang đã tiến hành nghiên cứu xác định những đặc điểm, thế mạnh riêng về tiềm năng du lịch của đảo Phú Quốc nhằm khai thác có hiệu quả nhất những lợi thế này.
Từ đó, dựa vào lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên sẵn có, Phú Quốc sẽ xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tuần trăng mật và các lễ kỷ niệm, du lịch nghỉ cuối tuần, ngày lễ của gia đình, du lịch văn hoá (các di tích lịch sử văn hoá, ẩm thực, làng truyền thống), du lịch thể thao (bơi thuyền, lướt ván), du lịch vui chơi giải trí (golf, vui chơi có thưởng), du lịch dã ngoại, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, hội thảo, khen thưởng, hội chợ triển lãm (MICE), du lịch kết nối tour.
Trên cơ sở các sản phẩm du lịch đặc trưng sẽ hình thành các tuyến du lịch kết nối Phú Quốc với các trung tâm du lịch quốc gia, các nước trong khu vực và quốc tế, tạo thành mạng lưới liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng; và với các nước trong khu vực ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc...
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, phát triển du lịch Phú Quốc, một mặt, cần dựa vào việc phát huy nội lực, mặt khác, cần tranh thủ sự hỗ trợ, thu hút đầu tư quốc tế với những cơ chế khuyến khích đầu tư đặc biệt, song không ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Hiện nay, Phú Quốc có 181 dự án xin đầu tư, trong đó có 121 dự án du lịch với tổng vốn hơn 33.070 tỷ đồng, gần 20 dự án có quyết định cấp phép đầu tư, còn lại đang quy hoạch hoặc đăng ký chờ chủ trương.
Hiện nay, về cơ sở hạ tầng của Phú Quốc còn yếu kém, giao thông đường hàng không, đường thuỷ và đường bộ nội đảo không đáp ứng được yêu cầu phát triển các dự án và khách du lịch. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch cũng rất thấp với tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Phú Quốc là 68 cơ sở với 1,250 phòng, trong đó chỉ có 8 khách sạn đạt chuẩn từ 1 – 4 sao. Lượng khách du lịch năm 2006 là 99.548 lượt người, ước tính mỗi năm tăng khoảng 20%. Thực trạng này đòi hỏi cần phải thúc đẩy nhanh các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách tại Phú Quốc trong tương lai.
Ông Lê Minh Hoàng cho biết, về đường hàng không trước mắt sẽ sử dụng sân bay Dương Đông hiện tại, đảm bảo công suất 300.000 khách/ năm, sau đó tiến hành đầu tư xây dựng Sân bay quốc tế Dương Tơ có quy mô 800 ha với công suất khoảng 2,5 triệu khách/năm, dự kiến đưa vào hoạt động sau năm 2010. Bên cạnh đó, Kiên Giang sẽ tập trung nhiều nguồn lực phát triển hệ thống giao thông công cộng bằng cách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh giao thông công cộng, xây dựng cảng biển quốc tế tổng hợp và cảng du lịch quốc tế ở một số vịnh biển phù hợp.
Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng 4 hồ dự trữ nước phục vụ nhu cầu nước sạch trên đảo cũng được triển khai, sau năm 2020 sẽ nghiên cứu đưa nước ngọt từ đất liền ra đảo và tái sử dụng nguồn nước sau khi xử lý. Về điện, giai đoạn đầu sẽ đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt và nghiên cứu phương án kéo lưới điện quốc gia từ đất liền ra đảo bằng hệ thống cáp ngầm.
Để thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, tất cả các dự án đầu tư vào Phú Quốc được hưởng các ưu đãi đối với trường hợp đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cho phép thực hiện các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, kể cả các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư kinh doanh du lịch ở Phú Quốc cũng được xem là những dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
Đồng thời, nhiều chính sách ưu đãi cũng được tỉnh Kiên Giang áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào Phú Quốc.