Dư nợ vay của BSR giảm 3 lần kể từ khi tiếp nhận Lọc dầu Dung Quất
Năm 2016, tổng lãi vay BSR phải chi trả, giảm 63% so với năm 2011. Và trong 6 tháng năm 2017, lãi vay giảm tiếp 18% so với cùng kỳ 2016
Năm 2016, tổng lãi vay BSR phải chi trả, giảm 63% so với năm 2011. Và trong 6 tháng năm 2017, lãi vay giảm tiếp 18% so với cùng kỳ 2016.
Ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho biết, những năm đầu mới đi vào vận hành, BSR đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2013 nhà máy bắt đầu vận hành ổn định và ngày càng có hiệu quả. Tính tới cuối năm tài chính 2016, tổng tài sản của công ty đạt 61.319 tỷ đồng.
Trước những băn khoăn giai đoạn 2013-2016, tổng tài sản của BSR có sự sụt giảm trung bình 10,52%, ông Nguyên phân tích, nguyên nhân chính đến từ việc giảm quy mô vốn lưu động do sự sụt giảm giá dầu thô trong các năm qua. Các tài sản cố định của công ty chủ yếu là hệ thống máy móc, thiết bị, phân xưởng công nghệ cao, có giá trị lớn.
Tuy nhiên, giai đoạn tới, quy mô tài sản sẽ có sự tăng trưởng mạnh do dự án nâng cấp mở rộng (NCMR) đang được triển khai và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2021.
Cơ cấu tài sản giai đoạn 2013-2016 thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản dài hạn, giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Phần lớn sự thay đổi này đến từ việc quy mô vốn lưu động sụt giảm do giá dầu thô nguyên liệu giảm mạnh.
Thống kê tài chính cho thấy các chỉ số thanh toán của công ty có xu hướng tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty ngày càng tốt. Thực tế, trong cơ cấu tài chính, tỷ lệ nợ vay liên tục giảm xuống do trả dần các khoản nợ gốc vay dài hạn.
Nếu như năm 2010, năm BSR tiếp nhận nhà máy, dư nợ vay 41.387 tỷ đồng, thì đến hết quý 2/2017, nợ vay chỉ còn 13.555 tỷ đồng. Việc nợ gốc vay dài hạn giảm dần giúp giảm đáng kể chi phí lãi vay. Cụ thể: năm 2016, tổng lãi vay mà BSR phải chi trả là 605 tỷ đồng, giảm 63% so với năm 2011. 6 tháng năm 2017, lãi vay giảm tiếp 18% so với cùng kỳ 2016.
Tính đến cuối quý 2/2017, số dư tiền và các khoản tương đương tiền của BSR đạt 15.179 tỷ đồng, chiếm 28% tổng tài sản. Lượng tiền lớn cùng với dòng tiền hoạt động kinh doanh giúp BSR đáp ứng nhu cầu trả nợ, đảm bảo khả năng thanh toán, đầu tư mở rộng sản xuất.
Ở góc độ quản lý doanh nghiệp, ông Nguyên cho rằng BSR đã áp dụng tốt các giải pháp về tài chính như kết hợp hạn mức tín dụng và tiền gửi kỳ hạn linh hoạt, cân đối dòng tiền thu chi của BSR, đề xuất các giải pháp điều hành dòng tiền mang lại hiệu quả cho BSR, thực hiện các giải pháp để thu xếp ngoại tệ thanh toán kịp thời trong tháng với chi phí thấp và tăng hiệu quả cho BSR.
Số liệu từ báo cáo tài chính, năm 2016, doanh thu của BSR đạt 73.598 tỷ đồng, trong khi năm trước ở mức 95.064 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 4.492 tỷ đồng.
Lý giải sự sụt giảm so với mức 6.170 tỷ đồng năm trước đó, ông Nguyên nói: “Bên cạnh việc giá dầu giảm sâu thì cơ chế thu điều tiết theo Quyết định số 952/QĐ-TTg không còn phù hợp trong bối cảnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thấp hơn nhiều so với mức thuế suất đang áp dụng cho công ty. Điều đó làm giá bán sản phẩm Dung Quất cao hơn nhiều so với hàng nhập khẩu”.
Tuy nhiên, mọi việc đã khác. Năm 2017, BSR được tự quyết giá bán, do đó giá sản phẩm của Dung Quất có tính linh hoạt hơn, tăng khả năng cạnh tranh. Qua 6 tháng/2017, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã đạt 3.832 tỷ đồng.
Song song với nâng cao hiệu quả hoạt động, BSR cũng chú trọng công tác quản lý chi phí và giá thành. BSR đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chi phí từ cách phân loại chi phí, phân bổ chi phí, xây dựng bộ định mức kinh tế kỹ thuật, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Năm 2010, BSR phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí - Viện Dầu khí Việt Nam (EMC) xây dựng 7 bộ định mức kinh tế - kỹ thuật chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, được ban hành và áp dụng từ tháng 5/2011. Đây là công cụ quan trọng để tính toán và kiểm soát các chỉ tiêu kỹ thuật, giá trị sản phẩm, chi phí, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cũng theo ông Nguyên vì sự phát triển của thương hiệu lọc hóa dầu đầu tiên của đất nước, BSR đang triển khai hai nhiệm vụ đặc biệt quan trọng: Đó là triển khai Dự án NCMR Nhà máy lọc dầu Dung Quất có tổng mức đầu tư 1,813 tỷ USD. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2021 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2022, nâng công suất chế biến dầu thô của Nhà máy đạt 8,5 triệu tấn/năm với chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng tiêu chuẩn EURO V, nâng độ linh động lựa chọn nguyên liệu dầu thô của nhà máy.
Và nhiệm vụ thứ 2 là tiến hành cổ phần hóa với lộ trình phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) vào cuối năm 2017. Nhà máy lọc dầu Dung Quất được định giá 3,2 tỷ USD (72.879 tỷ đồng), Nhà nước dự kiến sẽ nắm dưới 50% vốn tại đây.
Ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho biết, những năm đầu mới đi vào vận hành, BSR đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2013 nhà máy bắt đầu vận hành ổn định và ngày càng có hiệu quả. Tính tới cuối năm tài chính 2016, tổng tài sản của công ty đạt 61.319 tỷ đồng.
Trước những băn khoăn giai đoạn 2013-2016, tổng tài sản của BSR có sự sụt giảm trung bình 10,52%, ông Nguyên phân tích, nguyên nhân chính đến từ việc giảm quy mô vốn lưu động do sự sụt giảm giá dầu thô trong các năm qua. Các tài sản cố định của công ty chủ yếu là hệ thống máy móc, thiết bị, phân xưởng công nghệ cao, có giá trị lớn.
Tuy nhiên, giai đoạn tới, quy mô tài sản sẽ có sự tăng trưởng mạnh do dự án nâng cấp mở rộng (NCMR) đang được triển khai và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2021.
Cơ cấu tài sản giai đoạn 2013-2016 thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản dài hạn, giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Phần lớn sự thay đổi này đến từ việc quy mô vốn lưu động sụt giảm do giá dầu thô nguyên liệu giảm mạnh.
Thống kê tài chính cho thấy các chỉ số thanh toán của công ty có xu hướng tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty ngày càng tốt. Thực tế, trong cơ cấu tài chính, tỷ lệ nợ vay liên tục giảm xuống do trả dần các khoản nợ gốc vay dài hạn.
Nếu như năm 2010, năm BSR tiếp nhận nhà máy, dư nợ vay 41.387 tỷ đồng, thì đến hết quý 2/2017, nợ vay chỉ còn 13.555 tỷ đồng. Việc nợ gốc vay dài hạn giảm dần giúp giảm đáng kể chi phí lãi vay. Cụ thể: năm 2016, tổng lãi vay mà BSR phải chi trả là 605 tỷ đồng, giảm 63% so với năm 2011. 6 tháng năm 2017, lãi vay giảm tiếp 18% so với cùng kỳ 2016.
Tính đến cuối quý 2/2017, số dư tiền và các khoản tương đương tiền của BSR đạt 15.179 tỷ đồng, chiếm 28% tổng tài sản. Lượng tiền lớn cùng với dòng tiền hoạt động kinh doanh giúp BSR đáp ứng nhu cầu trả nợ, đảm bảo khả năng thanh toán, đầu tư mở rộng sản xuất.
Ở góc độ quản lý doanh nghiệp, ông Nguyên cho rằng BSR đã áp dụng tốt các giải pháp về tài chính như kết hợp hạn mức tín dụng và tiền gửi kỳ hạn linh hoạt, cân đối dòng tiền thu chi của BSR, đề xuất các giải pháp điều hành dòng tiền mang lại hiệu quả cho BSR, thực hiện các giải pháp để thu xếp ngoại tệ thanh toán kịp thời trong tháng với chi phí thấp và tăng hiệu quả cho BSR.
Số liệu từ báo cáo tài chính, năm 2016, doanh thu của BSR đạt 73.598 tỷ đồng, trong khi năm trước ở mức 95.064 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 4.492 tỷ đồng.
Lý giải sự sụt giảm so với mức 6.170 tỷ đồng năm trước đó, ông Nguyên nói: “Bên cạnh việc giá dầu giảm sâu thì cơ chế thu điều tiết theo Quyết định số 952/QĐ-TTg không còn phù hợp trong bối cảnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thấp hơn nhiều so với mức thuế suất đang áp dụng cho công ty. Điều đó làm giá bán sản phẩm Dung Quất cao hơn nhiều so với hàng nhập khẩu”.
Tuy nhiên, mọi việc đã khác. Năm 2017, BSR được tự quyết giá bán, do đó giá sản phẩm của Dung Quất có tính linh hoạt hơn, tăng khả năng cạnh tranh. Qua 6 tháng/2017, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã đạt 3.832 tỷ đồng.
Song song với nâng cao hiệu quả hoạt động, BSR cũng chú trọng công tác quản lý chi phí và giá thành. BSR đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chi phí từ cách phân loại chi phí, phân bổ chi phí, xây dựng bộ định mức kinh tế kỹ thuật, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Năm 2010, BSR phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí - Viện Dầu khí Việt Nam (EMC) xây dựng 7 bộ định mức kinh tế - kỹ thuật chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, được ban hành và áp dụng từ tháng 5/2011. Đây là công cụ quan trọng để tính toán và kiểm soát các chỉ tiêu kỹ thuật, giá trị sản phẩm, chi phí, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cũng theo ông Nguyên vì sự phát triển của thương hiệu lọc hóa dầu đầu tiên của đất nước, BSR đang triển khai hai nhiệm vụ đặc biệt quan trọng: Đó là triển khai Dự án NCMR Nhà máy lọc dầu Dung Quất có tổng mức đầu tư 1,813 tỷ USD. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2021 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2022, nâng công suất chế biến dầu thô của Nhà máy đạt 8,5 triệu tấn/năm với chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng tiêu chuẩn EURO V, nâng độ linh động lựa chọn nguyên liệu dầu thô của nhà máy.
Và nhiệm vụ thứ 2 là tiến hành cổ phần hóa với lộ trình phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) vào cuối năm 2017. Nhà máy lọc dầu Dung Quất được định giá 3,2 tỷ USD (72.879 tỷ đồng), Nhà nước dự kiến sẽ nắm dưới 50% vốn tại đây.