Dự trữ ngoại tệ đảm bảo được 12 tuần nhập khẩu
Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội sáng nay (20/10), dự trữ ngoại hối hiện duy trì ở mức đảm bảo 12 tuần nhập khẩu
Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội sáng nay (20/10), dự trữ ngoại hối hiện duy trì ở mức đảm bảo 12 tuần nhập khẩu.
Cụ thể, báo cáo “Tình hình kinh tế, xã hội năm 2009 và nhiệm vụ năm 2009” của Chính phủ cho biết: “Thực hiện các biện pháp kiềm chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu nên tỷ lệ nhập siêu giảm còn khoảng 16,5% so với 28,8% năm 2008. Các nhu cầu cơ bản về ngoại tệ được bảo đảm với tỷ giá tương đối ổn định. Dự trữ ngoại hối nhà nước vẫn duy trì ở mức bảo đảm 12 tuần nhập khẩu”.
Nếu tính bình quân tuần nhập khẩu của nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm (1,34 tỷ USD), lượng dự trữ ngoại hối nói trên ở khoảng 16,08 tỷ USD; trong khi vào thời điểm tháng 6/2008, con số được công bố chính thức là 20,7 tỷ USD. Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dự trữ ngoại hối giảm được đánh giá là một hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009.
Trao đổi với VnEconomy, một chuyên gia tài chính cho rằng, việc so sánh lượng dự trữ ngoại hối đối theo tuần nhập khẩu của nền kinh tế chỉ mang tính tương đối và không quá quan trọng. Điểm cần lưu ý theo chuyên gia này là cần so sánh với khoản nợ ngắn hạn nước ngoài của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, hiện khó xác định con số cụ thể này.
Báo cáo của Chính phủ cũng đánh giá rằng, trong thời gian qua, “việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối chưa thật linh hoạt, dẫn đến tình trạng găm giữ đô la, gây căng thẳng không đáng có và cán cân thanh toán tổng thể đã bị thâm hụt, trong khi nguồn ngoại tệ của đất nước vẫn khá dồi dào”.
Báo cáo đưa ra một số dữ liệu đáng chú ý: Cán cân vãng lai năm 2009 dự báo thâm hụt khoảng 6,5 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư khoảng 7,3 tỷ USD, cán cân tổng thể dự báo thâm hụt khoảng 1,9 tỷ USD.
Trong thời gian tới, Chính phủ định hướng sẽ điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá linh hoạt trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác nhằm khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.
Cụ thể, báo cáo “Tình hình kinh tế, xã hội năm 2009 và nhiệm vụ năm 2009” của Chính phủ cho biết: “Thực hiện các biện pháp kiềm chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu nên tỷ lệ nhập siêu giảm còn khoảng 16,5% so với 28,8% năm 2008. Các nhu cầu cơ bản về ngoại tệ được bảo đảm với tỷ giá tương đối ổn định. Dự trữ ngoại hối nhà nước vẫn duy trì ở mức bảo đảm 12 tuần nhập khẩu”.
Nếu tính bình quân tuần nhập khẩu của nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm (1,34 tỷ USD), lượng dự trữ ngoại hối nói trên ở khoảng 16,08 tỷ USD; trong khi vào thời điểm tháng 6/2008, con số được công bố chính thức là 20,7 tỷ USD. Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dự trữ ngoại hối giảm được đánh giá là một hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009.
Trao đổi với VnEconomy, một chuyên gia tài chính cho rằng, việc so sánh lượng dự trữ ngoại hối đối theo tuần nhập khẩu của nền kinh tế chỉ mang tính tương đối và không quá quan trọng. Điểm cần lưu ý theo chuyên gia này là cần so sánh với khoản nợ ngắn hạn nước ngoài của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, hiện khó xác định con số cụ thể này.
Báo cáo của Chính phủ cũng đánh giá rằng, trong thời gian qua, “việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối chưa thật linh hoạt, dẫn đến tình trạng găm giữ đô la, gây căng thẳng không đáng có và cán cân thanh toán tổng thể đã bị thâm hụt, trong khi nguồn ngoại tệ của đất nước vẫn khá dồi dào”.
Báo cáo đưa ra một số dữ liệu đáng chú ý: Cán cân vãng lai năm 2009 dự báo thâm hụt khoảng 6,5 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư khoảng 7,3 tỷ USD, cán cân tổng thể dự báo thâm hụt khoảng 1,9 tỷ USD.
Trong thời gian tới, Chính phủ định hướng sẽ điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá linh hoạt trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác nhằm khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.