“Đua” lãi suất: “Nếu không phanh lại, sẽ rất nguy hiểm"
Hỏi chuyện bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) về những diễn biến gần đây của lãi suất ngân hàng
Hỏi chuyện bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) về những diễn biến gần đây của lãi suất ngân hàng.
>>Đồng loạt rút lãi suất VND về 12%
Bà có nhận xét gì về diễn biến lãi suất huy động của các ngân hàng trong thời gian gần đây?
Trong một, hai tuần gần đây mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng đã có một diễn biến không bình thường.
Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất với mức tăng quá cao, lãi tiền gửi ngắn hạn lại cao hơn lãi tiền gửi dài hạn, các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất, thậm chí có ngân hàng thay đổi lãi suất đến ba lần trong một tuần.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên, thưa bà?
Đó là sự “tương ngộ” giữa các biện pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước như tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất và hạn chế hoạt động của thị trường mở, và tình trạng thiếu vốn của các ngân hàng.
Trước Tết, các ngân hàng thương mại đã tăng cường cho vay đáng kể. Đến nay, trong khi các dòng tiền chưa kịp quay về, các ngân hàng thương mại lại “gặp phải” các biện pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, tình trạng thiếu vốn xảy ra ở một số ngân hàng cũng là dễ hiểu.
Tất cả những giải pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước là đúng đắn và cần thiết, nhưng cũng không may là tất cả các giải pháp đều nhằm rút tiền về trong khi các ngân hàng đang thiếu vốn. Điều này khiến các ngân hàng phải tìm cách hút tiền từ nền kinh tế và lãi suất là công cụ khả thi.
Theo bà, nếu cuộc đua lãi suất này không được “phanh” lại thì điều gì sẽ xảy ra?
Việc này phải phanh lại, nếu không sẽ rất nguy hiểm cho nền kinh tế và các ngân hàng. Vì khi mặt bằng lãi suất “gồ ghề”, các ngân hàng tìm cách hút khách của nhau, dòng tiền chu chuyển giữa các ngân hàng với nhau, người có tiền cũng làm giá với ngân hàng, lãi suất huy động đua nhau “leo thang”.
Kết quả là, chu chuyển tiền tệ bị rối loạn, các ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung đều bị ảnh hưởng.
Công điện 02 của Ngân hàng Nhà nước về “đảm bảo thanh toán của các ngân hàng thương mại và ổn định thị trường tiền tệ” có phải là một biện pháp hợp lý không, thưa bà?
Công điện này là cần thiết và kịp thời.
Công điện này có nội dung rất quan trọng là: “Các ngân hàng thương mại nhà nước tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở và các kênh tái cấp vốn khác của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo khả năng thanh toán và hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất tối đa bằng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tại phiên giao dịch gần nhất cộng với 1,0%/năm.”
Nội dung này thể hiện độ mở nhưng có sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước khống chế cả mức lãi suất liên ngân hàng nhưng lại mở các kênh thị trường mở và các kênh tái cấp vốn để hỗ trợ tính thanh khoản cho các ngân hàng.
Những ngân hàng có dự trữ giấy tờ có giá có thể đến thị trường mở tham gia đấu thầu hoặc mua bán trên thị trường mở. Những ngân hàng không áp dụng được cách thức này có thể vay trên thị trường liên ngân hàng nhưng với lãi suất đã được khống chế. Đây là điều kiện giúp các ngân hàng lãi suất, nếu chỉ đạo này thông suốt thì lãi suất trên thị trường sẽ giảm.
Hiệp hội Ngân hàng đã “làm gì” khi cuộc đua lãi suất diễn ra?
Hiệp hội đã không ngồi yên, nhưng cũng không có ý định làm chấn động thêm. Từ trước và sau Tết, chúng tôi đã có các cuộc làm việc trực tiếp với Thống đốc, với ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để trình các ý kiến.
Đó là, cho phép thị trường mở hoạt động bình thường, giãn thời gian mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, giải quyết tính thanh khoản cho các ngân hàng thương mại nhỏ có thể tiép cận với vốn nguồn trên thị trường, giãn biên độ tỷ giá, nâng lãi suất tín phiếu.
Cuộc đua lãi suất đã dần đến hồi kết, theo bà, các ngân hàng thương mại đã có được bài học gì?
Có rất nhiều bài học để rút kinh nghiệm. Đến thời điểm này, tình hình đã khác, đã “dịu êm” đi nhiều mặc dù vẫn còn một số vấn đề. Nguồn vốn vào các ngân hàng khá nhiều, tiền trong dân đã tích cực “chảy” vào các ngân hàng, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm.
Tuy nhiên, nhìn nhận lại thời điểm cách đây một tuần trong cuộc đua lãi suất đó, vẫn có một số ngân hàng thương mại rất tĩnh tâm. Họ không “cuống” lên là bởi vì họ đã dự báo được tình hình, dự báo được tín hiệu lạm phát và khả năng dự phòng rủi ro và kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng tốt. Đây là bài học về quản lý thanh khoản, cân đối tài sản, bài học về điều hành vốn trong ngân hàng.
>>Đồng loạt rút lãi suất VND về 12%
Bà có nhận xét gì về diễn biến lãi suất huy động của các ngân hàng trong thời gian gần đây?
Trong một, hai tuần gần đây mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng đã có một diễn biến không bình thường.
Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất với mức tăng quá cao, lãi tiền gửi ngắn hạn lại cao hơn lãi tiền gửi dài hạn, các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất, thậm chí có ngân hàng thay đổi lãi suất đến ba lần trong một tuần.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên, thưa bà?
Đó là sự “tương ngộ” giữa các biện pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước như tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất và hạn chế hoạt động của thị trường mở, và tình trạng thiếu vốn của các ngân hàng.
Trước Tết, các ngân hàng thương mại đã tăng cường cho vay đáng kể. Đến nay, trong khi các dòng tiền chưa kịp quay về, các ngân hàng thương mại lại “gặp phải” các biện pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, tình trạng thiếu vốn xảy ra ở một số ngân hàng cũng là dễ hiểu.
Tất cả những giải pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước là đúng đắn và cần thiết, nhưng cũng không may là tất cả các giải pháp đều nhằm rút tiền về trong khi các ngân hàng đang thiếu vốn. Điều này khiến các ngân hàng phải tìm cách hút tiền từ nền kinh tế và lãi suất là công cụ khả thi.
Theo bà, nếu cuộc đua lãi suất này không được “phanh” lại thì điều gì sẽ xảy ra?
Việc này phải phanh lại, nếu không sẽ rất nguy hiểm cho nền kinh tế và các ngân hàng. Vì khi mặt bằng lãi suất “gồ ghề”, các ngân hàng tìm cách hút khách của nhau, dòng tiền chu chuyển giữa các ngân hàng với nhau, người có tiền cũng làm giá với ngân hàng, lãi suất huy động đua nhau “leo thang”.
Kết quả là, chu chuyển tiền tệ bị rối loạn, các ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung đều bị ảnh hưởng.
Công điện 02 của Ngân hàng Nhà nước về “đảm bảo thanh toán của các ngân hàng thương mại và ổn định thị trường tiền tệ” có phải là một biện pháp hợp lý không, thưa bà?
Công điện này là cần thiết và kịp thời.
Công điện này có nội dung rất quan trọng là: “Các ngân hàng thương mại nhà nước tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở và các kênh tái cấp vốn khác của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo khả năng thanh toán và hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất tối đa bằng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tại phiên giao dịch gần nhất cộng với 1,0%/năm.”
Nội dung này thể hiện độ mở nhưng có sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước khống chế cả mức lãi suất liên ngân hàng nhưng lại mở các kênh thị trường mở và các kênh tái cấp vốn để hỗ trợ tính thanh khoản cho các ngân hàng.
Những ngân hàng có dự trữ giấy tờ có giá có thể đến thị trường mở tham gia đấu thầu hoặc mua bán trên thị trường mở. Những ngân hàng không áp dụng được cách thức này có thể vay trên thị trường liên ngân hàng nhưng với lãi suất đã được khống chế. Đây là điều kiện giúp các ngân hàng lãi suất, nếu chỉ đạo này thông suốt thì lãi suất trên thị trường sẽ giảm.
Hiệp hội Ngân hàng đã “làm gì” khi cuộc đua lãi suất diễn ra?
Hiệp hội đã không ngồi yên, nhưng cũng không có ý định làm chấn động thêm. Từ trước và sau Tết, chúng tôi đã có các cuộc làm việc trực tiếp với Thống đốc, với ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để trình các ý kiến.
Đó là, cho phép thị trường mở hoạt động bình thường, giãn thời gian mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, giải quyết tính thanh khoản cho các ngân hàng thương mại nhỏ có thể tiép cận với vốn nguồn trên thị trường, giãn biên độ tỷ giá, nâng lãi suất tín phiếu.
Cuộc đua lãi suất đã dần đến hồi kết, theo bà, các ngân hàng thương mại đã có được bài học gì?
Có rất nhiều bài học để rút kinh nghiệm. Đến thời điểm này, tình hình đã khác, đã “dịu êm” đi nhiều mặc dù vẫn còn một số vấn đề. Nguồn vốn vào các ngân hàng khá nhiều, tiền trong dân đã tích cực “chảy” vào các ngân hàng, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm.
Tuy nhiên, nhìn nhận lại thời điểm cách đây một tuần trong cuộc đua lãi suất đó, vẫn có một số ngân hàng thương mại rất tĩnh tâm. Họ không “cuống” lên là bởi vì họ đã dự báo được tình hình, dự báo được tín hiệu lạm phát và khả năng dự phòng rủi ro và kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng tốt. Đây là bài học về quản lý thanh khoản, cân đối tài sản, bài học về điều hành vốn trong ngân hàng.