Đua lãi suất: Ngân hàng Nhà nước “bật đèn đỏ”
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động không để vượt quá 12%/năm
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động không để vượt quá 12%/năm.
Đây là thông điệp được truyền đạt trong Công điện khẩn số 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, cuối chiều 26/2, gửi tới Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng thương mại.
Công điện trên yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động tiền đồng ở mức hợp lý, phù hợp với nguyên tắc không để lãi suất âm nhưng không vượt quá 12%/năm.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở và các kênh tái cấp vốn khác để đảm bảo khả năng thanh toán, hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất tối đa bằng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tại phiên giao dịch gần nhất cộng 1%/năm.
Tinh thần của chỉ đạo này là các ngân hàng cần phối hợp để có những mức lãi suất hợp lý, tránh những biến động bất ổn liên quan đến hoạt động của hệ thống.
Đến cuối chiều qua, một số ngân hàng thương mại vẫn chưa nhận được công điện này. Cùng thời điểm, thị trường liên tiếp xuất hiện những quyết định điều chỉnh mới, theo hướng đẩy lãi suất lên cao hơn trước đó.
Cụ thể, chiều 26/2, Ngân hàng Kỹ thương Techcombank thông báo tăng lãi suất huy động VND ở tất cả các kỳ hạn; riêng ở khu vực miền Nam lãi suất tăng lên tới 14,2%/năm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng.
Mức lãi suất mới của Techcombank thay thế đỉnh cao của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (13,8%) trước đó. Nhưng cũng vào chiều 26/2, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) đã có biểu lãi suất mới với mức vượt trội 14,4%.
Ngay khi có tín hiệu “đèn đỏ” từ Ngân hàng Nhà nước, người gửi tiền băn khoăn liệu những ngân hàng trên, và cả hơn chục ngân hàng đang có lãi suất cao hơn “trần” 12% đó, sẽ thực hiện như thế nào, họ có được hưởng những lợi ích hấp dẫn đó không?
Trả lời VnEconomy, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, cho rằng ông hoàn toàn ủng hộ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và đây là một định hướng đúng đắn, kịp thời nhằm hạn chế những bất ổn lãi suất trên thị trường.
Về khả năng điều chỉnh theo mức 12% mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra, ông Vinh cho biết Techcombank sẽ phối hợp với các ngân hàng hiện đang có lãi suất cao, cùng thỏa thuận để đưa lãi suất huy động VND về mức phù hợp theo chỉ đạo trên vào cùng một thời điểm cụ thể trong thời gian tới.
“Với những người gửi tiền theo những mức lãi suất hiện tại (cao hơn 12% - người viết) ngân hàng vẫn cam kết đảm bảo quyền lợi của họ. Đây là những hợp đồng có giá trị pháp lý và được đảm bảo đến kỳ thanh toán, kể cả khi ngày mai, ngày kia Techcombank có điều chỉnh lại lãi suất”, ông Vinh khẳng định.
Tại một số ngân hàng đang có lãi suất trên 12% hoặc vừa điều chỉnh lãi suất mới, phản ứng đầu tiên là khá bất ngờ trước công điện của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo đó không kịp “trở tay” trước quyết định điều chỉnh lãi suất mới ban hành.
Quan điểm chung của một số lãnh đạo ngân hàng là đồng tình với chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước để sớm ổn định lãi suất và hoạt động, bởi phía sau cuộc đua lần này là khó khăn về chi phí và cân đối nguồn vốn…
Đây là thông điệp được truyền đạt trong Công điện khẩn số 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, cuối chiều 26/2, gửi tới Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng thương mại.
Công điện trên yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động tiền đồng ở mức hợp lý, phù hợp với nguyên tắc không để lãi suất âm nhưng không vượt quá 12%/năm.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở và các kênh tái cấp vốn khác để đảm bảo khả năng thanh toán, hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất tối đa bằng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tại phiên giao dịch gần nhất cộng 1%/năm.
Tinh thần của chỉ đạo này là các ngân hàng cần phối hợp để có những mức lãi suất hợp lý, tránh những biến động bất ổn liên quan đến hoạt động của hệ thống.
Đến cuối chiều qua, một số ngân hàng thương mại vẫn chưa nhận được công điện này. Cùng thời điểm, thị trường liên tiếp xuất hiện những quyết định điều chỉnh mới, theo hướng đẩy lãi suất lên cao hơn trước đó.
Cụ thể, chiều 26/2, Ngân hàng Kỹ thương Techcombank thông báo tăng lãi suất huy động VND ở tất cả các kỳ hạn; riêng ở khu vực miền Nam lãi suất tăng lên tới 14,2%/năm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng.
Mức lãi suất mới của Techcombank thay thế đỉnh cao của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (13,8%) trước đó. Nhưng cũng vào chiều 26/2, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) đã có biểu lãi suất mới với mức vượt trội 14,4%.
Ngay khi có tín hiệu “đèn đỏ” từ Ngân hàng Nhà nước, người gửi tiền băn khoăn liệu những ngân hàng trên, và cả hơn chục ngân hàng đang có lãi suất cao hơn “trần” 12% đó, sẽ thực hiện như thế nào, họ có được hưởng những lợi ích hấp dẫn đó không?
Trả lời VnEconomy, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, cho rằng ông hoàn toàn ủng hộ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và đây là một định hướng đúng đắn, kịp thời nhằm hạn chế những bất ổn lãi suất trên thị trường.
Về khả năng điều chỉnh theo mức 12% mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra, ông Vinh cho biết Techcombank sẽ phối hợp với các ngân hàng hiện đang có lãi suất cao, cùng thỏa thuận để đưa lãi suất huy động VND về mức phù hợp theo chỉ đạo trên vào cùng một thời điểm cụ thể trong thời gian tới.
“Với những người gửi tiền theo những mức lãi suất hiện tại (cao hơn 12% - người viết) ngân hàng vẫn cam kết đảm bảo quyền lợi của họ. Đây là những hợp đồng có giá trị pháp lý và được đảm bảo đến kỳ thanh toán, kể cả khi ngày mai, ngày kia Techcombank có điều chỉnh lại lãi suất”, ông Vinh khẳng định.
Tại một số ngân hàng đang có lãi suất trên 12% hoặc vừa điều chỉnh lãi suất mới, phản ứng đầu tiên là khá bất ngờ trước công điện của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo đó không kịp “trở tay” trước quyết định điều chỉnh lãi suất mới ban hành.
Quan điểm chung của một số lãnh đạo ngân hàng là đồng tình với chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước để sớm ổn định lãi suất và hoạt động, bởi phía sau cuộc đua lần này là khó khăn về chi phí và cân đối nguồn vốn…