Đưa vốn đầu tư tư nhân vào hạ tầng: Vướng ở đâu?
Còn rất nhiều rào cản mang tính xung đột pháp lý, đặc biệt là trong việc thực hiện các dự án PPP, dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư đã không chọn thực hiện những hình thức này
Chương trình Hội nhập số phát sóng ngày 12/ bàn về chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc cho vốn tư nhân vào hạ tầng”. Chương trình phát sóng vào 22h45 - 23h15 trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam với sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần, Công ty TNHH MTV My Health, Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam và Trung tâm thông tin Vibiz.vn.
Trả lời về câu hỏi lý do tại sao chỉ có rất ít những dự án BOT có sự tham gia của các công ty nước ngoài, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác Công tư, Bộ Giao thông Vận tải - khách mời của chương trình nhận xét: “Có 2 lý do chính: Thứ nhất, đó là khung chính sách pháp lý chia sẻ rủi ro giữa nhà đầu tư và chính phủ nước ta hiện nay chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, hành lang pháp lý của chúng ta chưa cho phép chia sẻ một số rủi ro theo thông lệ quốc tế. Thứ hai, chúng ta chưa có hành lang pháp lý ổn định và đầy đủ hiệu lực”.
Hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang rất lớn, trong khi ngân sách nhà nước lại đang khó khăn và vốn của các nhà tài trợ ngày càng thu hẹp. Bởi vậy, những mô hình đầu tư theo mô hình hợp tác công tư PPP như là xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT hiện được xem như một đòn bẩy để huy động nguồn lực từ khu vực đầu tư trong và ngoài nước.
Mặc dù vậy, những hình thức đầu tư này hiện đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Không chỉ các nhà đầu tư mà các cơ quan quản lý nhà nước cũng cho rằng, còn rất nhiều rào cản mang tính xung đột pháp lý, đặc biệt là trong việc thực hiện các dự án PPP, dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư đã không chọn thực hiện những hình thức này.
Ông Nguyễn Danh Huy cũng cho biết, từ năm 2007, có rất nhiều nhà đầu tư hạ tầng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, phần đông các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chỉ dừng lại ở việc bày tỏ quan tâm và tỏ ra nghe ngóng, trong khi các nhà đầu tư trong nước đã hăm hở triển khai. Sự lo lắng và dè chừng này của các nhà đầu tư nước ngoài là có lý do, bởi hiện nay, đã có không ít những nhà đầu tư trong nước gặp những vướng mắc liên quan đến thủ tục và xung đột pháp lý giữa các văn bản pháp luật.
Trong một hội thảo mới đây về cải thiện môi trường kinh doanh để đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, nhiều chuyên gia nước ngoài đã chia sẻ kinh nghiệm về làm thế nào để thu hút đầu tư tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ông Michael Benson-Colpi, Chủ tịch Công ty Oxford Business Group, cho rằng: “Để các nhà đầu tư tư nhân quốc tế có thêm niềm tin đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Việt Nam phải thể hiện mức độ minh bạch của mình, cung cấp các thông tin cơ bản đáng tin cậy. Trong trường họp này, vốn nước ngoài chính là nguồn vốn dài hạn của Việt Nam.”
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1, ông Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, doanh nghiệp này đang xem xét và cân nhắc việc tiếp tục đầu tư theo hình thức PPP bởi có quá nhiều vướng mắc, thậm chí có thể gây thua lỗ. Theo lời ông Hòa: “Hiệu quả lợi nhuận của nhà đầu tư còn rất thấp, việc chính sách của nhà nước bảo hộ cho các nhà đầu tư để đảm bảo quá trình thu phí hoàn vốn cho các dự án nhiều khi còn nhiều bất cập, đồng thời việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng vô cùng khó khăn”.
Trong khi mục đích của PPP là thu hút nguồn vốn từ các ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài, qua đó giảm thiểu gánh nặng tài chính và nợ công của nhà nước, nhưng cho đến nay việc các dự án được thực hiện bởi các công ty nước ngoài sử dụng vốn vay từ các ngân hàng thương mại nước ngoài vẫn chưa nhiều. Có lẽ sẽ phải mất thêm một thời gian nữa để tạo hành lang thông thoáng cho mô hình PPP. Nhưng điều quan trọng nhất, vẫn là quyết tâm của chính những người đứng đầu trong việc xây dựng khung pháp lý về PPP, giảm sự phụ thuộc vào các luật khác như luật đầu tư công, luật ngân sách, luật doanh nghiệp, luật đấu thầu,…
Trả lời về câu hỏi lý do tại sao chỉ có rất ít những dự án BOT có sự tham gia của các công ty nước ngoài, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác Công tư, Bộ Giao thông Vận tải - khách mời của chương trình nhận xét: “Có 2 lý do chính: Thứ nhất, đó là khung chính sách pháp lý chia sẻ rủi ro giữa nhà đầu tư và chính phủ nước ta hiện nay chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, hành lang pháp lý của chúng ta chưa cho phép chia sẻ một số rủi ro theo thông lệ quốc tế. Thứ hai, chúng ta chưa có hành lang pháp lý ổn định và đầy đủ hiệu lực”.
Hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang rất lớn, trong khi ngân sách nhà nước lại đang khó khăn và vốn của các nhà tài trợ ngày càng thu hẹp. Bởi vậy, những mô hình đầu tư theo mô hình hợp tác công tư PPP như là xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT hiện được xem như một đòn bẩy để huy động nguồn lực từ khu vực đầu tư trong và ngoài nước.
Mặc dù vậy, những hình thức đầu tư này hiện đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Không chỉ các nhà đầu tư mà các cơ quan quản lý nhà nước cũng cho rằng, còn rất nhiều rào cản mang tính xung đột pháp lý, đặc biệt là trong việc thực hiện các dự án PPP, dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư đã không chọn thực hiện những hình thức này.
Ông Nguyễn Danh Huy cũng cho biết, từ năm 2007, có rất nhiều nhà đầu tư hạ tầng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, phần đông các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chỉ dừng lại ở việc bày tỏ quan tâm và tỏ ra nghe ngóng, trong khi các nhà đầu tư trong nước đã hăm hở triển khai. Sự lo lắng và dè chừng này của các nhà đầu tư nước ngoài là có lý do, bởi hiện nay, đã có không ít những nhà đầu tư trong nước gặp những vướng mắc liên quan đến thủ tục và xung đột pháp lý giữa các văn bản pháp luật.
Trong một hội thảo mới đây về cải thiện môi trường kinh doanh để đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, nhiều chuyên gia nước ngoài đã chia sẻ kinh nghiệm về làm thế nào để thu hút đầu tư tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ông Michael Benson-Colpi, Chủ tịch Công ty Oxford Business Group, cho rằng: “Để các nhà đầu tư tư nhân quốc tế có thêm niềm tin đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Việt Nam phải thể hiện mức độ minh bạch của mình, cung cấp các thông tin cơ bản đáng tin cậy. Trong trường họp này, vốn nước ngoài chính là nguồn vốn dài hạn của Việt Nam.”
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1, ông Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, doanh nghiệp này đang xem xét và cân nhắc việc tiếp tục đầu tư theo hình thức PPP bởi có quá nhiều vướng mắc, thậm chí có thể gây thua lỗ. Theo lời ông Hòa: “Hiệu quả lợi nhuận của nhà đầu tư còn rất thấp, việc chính sách của nhà nước bảo hộ cho các nhà đầu tư để đảm bảo quá trình thu phí hoàn vốn cho các dự án nhiều khi còn nhiều bất cập, đồng thời việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng vô cùng khó khăn”.
Trong khi mục đích của PPP là thu hút nguồn vốn từ các ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài, qua đó giảm thiểu gánh nặng tài chính và nợ công của nhà nước, nhưng cho đến nay việc các dự án được thực hiện bởi các công ty nước ngoài sử dụng vốn vay từ các ngân hàng thương mại nước ngoài vẫn chưa nhiều. Có lẽ sẽ phải mất thêm một thời gian nữa để tạo hành lang thông thoáng cho mô hình PPP. Nhưng điều quan trọng nhất, vẫn là quyết tâm của chính những người đứng đầu trong việc xây dựng khung pháp lý về PPP, giảm sự phụ thuộc vào các luật khác như luật đầu tư công, luật ngân sách, luật doanh nghiệp, luật đấu thầu,…