Đưa xúc tiến thương mại về tận nông thôn
Với Quyết định 80 về xúc tiến thương mại của Chính phủ, doanh nghiệp địa phương sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển thị trường
Chương trình xúc tiến thương mại đặc biệt cho năm 2009 - theo Quyết định 80 của Chính phủ - sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7 tới, được nhận định sẽ có nhiều hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp địa phương.
Về vấn đề này, trao đổi với VnEconomy, ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nói:
- Với Quyết định 80, các địa phương có thể đứng ra xây dựng chương trình xúc tiến cho chính các doanh nghiệp địa phương, cho vùng và có thể mang tầm quốc gia nhưng được tổ chức ngay tại địa phương.
Thứ hai là hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam đón tiếp các đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm bạn hàng, tìm hiểu thị trường; khuyến khích tổ chức đăng cai các hội nghị ngành hàng về xuất khẩu ngay tại Việt Nam như hạt điều, ca phê, ca cao, thủy sản… Khác với trước đây chỉ hỗ trợ doanh nghiệp đi nước ngoài thì bây giờ hỗ trợ họ đón tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Nếu tổ chức ngay tại Việt Nam sẽ có rất nhiều doanh nghiệp trong nước có thể tham dự và gặp gỡ trực tiếp được nhiều bạn hàng đến từ nhiều nước, thay vì doanh nghiệp phải bỏ tiền để tham dự hội nghị ngành hàng ở các nước khác và số lượng tham dự cũng rất hạn chế.
Thứ ba là khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường. Ngoài việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do các hiệp hội, đơn vị đứng ra tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể chủ động tự đi tìm kiếm thị trường. Khi doanh nghiệp chủ động đi về và có kết quả thì thông qua hiệp hội sẽ nhận được hỗ trợ về xúc tiến thương mại theo như Quyết định 80.
Ngoài ra, mức hỗ trợ theo Quyết định 80 cũng khác, cao hơn so với Quyết định 279 trước đây, như hỗ trợ cho cán bộ làm xúc tiến thương mại, tăng hỗ trợ về quảng bá, tuyên truyền cả trong và ngoài nước, trước chỉ hỗ trợ 70% kinh phí thì giờ là 100%.
Theo ông, sự hỗ trợ xúc tiến thương mại trực tiếp cho địa phương liệu sẽ kích thích như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ tại khu vực này?
Lâu nay, doanh nghiệp nhỏ địa phương chưa tiếp cận được nhiều với chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Lý do, các hiệp hội là đầu mối nhưng chưa tập hợp được hết các doanh nghiệp vào hội của mình, nhiều khi hiệp hội lại chỉ quan tâm nhiều hơn tới các hội viên đã có thế mạnh.
Vì thế, đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương để mở rộng, tìm kiếm thị trường, qua đó sẽ thúc đẩy thị trường nội địa và cũng thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội.
Vậy đã có chương trình xúc tiến nào từ các địa phương theo Quyết định 80 chưa?
Hiện ban tổ chức đã nhận được một số đề án, theo đánh giá là tương đối tốt, như các tỉnh miền Bắc đã thống nhất với nhau có dự án về cói do Thanh Hóa đứng ra làm cho rất nhiều tỉnh xung quanh như Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình. Trong miền Nam cũng mới thống nhất dự án về dừa, tỉnh Bến Tre đứng ra làm cho các tỉnh có sản phẩm dừa. Đây là những chương trình làm cho vùng, thậm chí cả quốc gia nhưng thực hiện tại địa phương.
Nếu không tạo ra một vùng xuất khẩu thì rất khó, vì sản phẩm xuất khẩu cứ mỗi chỗ nhặt một ít thì chất lượng sản phẩm sẽ rất kém, mẫu mã khác nhau, chủng loại không hợp nhất, và quan trọng nhất là tạo ra liên kết vùng sản xuất. Phải có một đơn vị đứng ra nhưng làm cho cả vùng. Đây là cái rất mới.
Làm theo kiểu địa phương cũng có được những điểm mạnh để giúp doanh nghiệp nhưng không khéo sẽ dàn trải, vì địa phương cái gì cũng muốn làm. Về lâu dài vẫn phải làm xúc tiến theo hướng của hiệp hội thì mới chuyên sâu.
Khi triển khai Quyết định 80, theo ông cần có những giải pháp gì để chương trình xúc tiến thương mại thực sự có hiệu quả?
Đầu tiên phải thông tin tuyên truyền để các doanh nghiệp đều biết nội dung và chủ động đi. Vừa rồi Cục Xúc tiến thương mại đã mở trực tiếp ba địa điểm tại miền Bắc, Trung, Nam để hướng dẫn cụ thể.
Thứ hai là phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhất là tập trung vào các đối tượng mới, những ngành hàng có tính quyết định trong doanh số xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, dệt may…
Về phía địa phương cũng phải tìm hiểu để nắm rõ quy trình làm đề án, học hỏi kinh nghiệm từ những hiệp hội đi trước, những địa phương lớn như Hà Nội hay Tp.HCM, và phải có sự phối kết hợp, liên kết vùng.
Về vấn đề này, trao đổi với VnEconomy, ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nói:
- Với Quyết định 80, các địa phương có thể đứng ra xây dựng chương trình xúc tiến cho chính các doanh nghiệp địa phương, cho vùng và có thể mang tầm quốc gia nhưng được tổ chức ngay tại địa phương.
Thứ hai là hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam đón tiếp các đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm bạn hàng, tìm hiểu thị trường; khuyến khích tổ chức đăng cai các hội nghị ngành hàng về xuất khẩu ngay tại Việt Nam như hạt điều, ca phê, ca cao, thủy sản… Khác với trước đây chỉ hỗ trợ doanh nghiệp đi nước ngoài thì bây giờ hỗ trợ họ đón tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Nếu tổ chức ngay tại Việt Nam sẽ có rất nhiều doanh nghiệp trong nước có thể tham dự và gặp gỡ trực tiếp được nhiều bạn hàng đến từ nhiều nước, thay vì doanh nghiệp phải bỏ tiền để tham dự hội nghị ngành hàng ở các nước khác và số lượng tham dự cũng rất hạn chế.
Thứ ba là khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường. Ngoài việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do các hiệp hội, đơn vị đứng ra tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể chủ động tự đi tìm kiếm thị trường. Khi doanh nghiệp chủ động đi về và có kết quả thì thông qua hiệp hội sẽ nhận được hỗ trợ về xúc tiến thương mại theo như Quyết định 80.
Ngoài ra, mức hỗ trợ theo Quyết định 80 cũng khác, cao hơn so với Quyết định 279 trước đây, như hỗ trợ cho cán bộ làm xúc tiến thương mại, tăng hỗ trợ về quảng bá, tuyên truyền cả trong và ngoài nước, trước chỉ hỗ trợ 70% kinh phí thì giờ là 100%.
Theo ông, sự hỗ trợ xúc tiến thương mại trực tiếp cho địa phương liệu sẽ kích thích như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ tại khu vực này?
Lâu nay, doanh nghiệp nhỏ địa phương chưa tiếp cận được nhiều với chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Lý do, các hiệp hội là đầu mối nhưng chưa tập hợp được hết các doanh nghiệp vào hội của mình, nhiều khi hiệp hội lại chỉ quan tâm nhiều hơn tới các hội viên đã có thế mạnh.
Vì thế, đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương để mở rộng, tìm kiếm thị trường, qua đó sẽ thúc đẩy thị trường nội địa và cũng thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội.
Vậy đã có chương trình xúc tiến nào từ các địa phương theo Quyết định 80 chưa?
Hiện ban tổ chức đã nhận được một số đề án, theo đánh giá là tương đối tốt, như các tỉnh miền Bắc đã thống nhất với nhau có dự án về cói do Thanh Hóa đứng ra làm cho rất nhiều tỉnh xung quanh như Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình. Trong miền Nam cũng mới thống nhất dự án về dừa, tỉnh Bến Tre đứng ra làm cho các tỉnh có sản phẩm dừa. Đây là những chương trình làm cho vùng, thậm chí cả quốc gia nhưng thực hiện tại địa phương.
Nếu không tạo ra một vùng xuất khẩu thì rất khó, vì sản phẩm xuất khẩu cứ mỗi chỗ nhặt một ít thì chất lượng sản phẩm sẽ rất kém, mẫu mã khác nhau, chủng loại không hợp nhất, và quan trọng nhất là tạo ra liên kết vùng sản xuất. Phải có một đơn vị đứng ra nhưng làm cho cả vùng. Đây là cái rất mới.
Làm theo kiểu địa phương cũng có được những điểm mạnh để giúp doanh nghiệp nhưng không khéo sẽ dàn trải, vì địa phương cái gì cũng muốn làm. Về lâu dài vẫn phải làm xúc tiến theo hướng của hiệp hội thì mới chuyên sâu.
Khi triển khai Quyết định 80, theo ông cần có những giải pháp gì để chương trình xúc tiến thương mại thực sự có hiệu quả?
Đầu tiên phải thông tin tuyên truyền để các doanh nghiệp đều biết nội dung và chủ động đi. Vừa rồi Cục Xúc tiến thương mại đã mở trực tiếp ba địa điểm tại miền Bắc, Trung, Nam để hướng dẫn cụ thể.
Thứ hai là phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhất là tập trung vào các đối tượng mới, những ngành hàng có tính quyết định trong doanh số xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, dệt may…
Về phía địa phương cũng phải tìm hiểu để nắm rõ quy trình làm đề án, học hỏi kinh nghiệm từ những hiệp hội đi trước, những địa phương lớn như Hà Nội hay Tp.HCM, và phải có sự phối kết hợp, liên kết vùng.