Dừng cho phép ngân hàng khuyến mại?
Đầu tuần này, các ngân hàng xôn xao khi có thông tin việc chấp thuận hoạt động khuyến mại của mình bị tạm dừng
Đầu tuần này, các ngân hàng xôn xao khi có thông tin việc chấp thuận hoạt động khuyến mại của mình bị tạm dừng.
Sáng 28/2, một số báo dẫn thông tin từ bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), cho biết Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) và Ngân hàng Nhà nước “đã thống nhất trước mắt tạm dừng cấp phép cho các chương trình khuyến mại và dự thưởng của các ngân hàng”.
Thông tin này lập tức thu hút sự chú ý của các ngân hàng, bởi thị trường đang nóng vấn đề lãi suất và một số trường hợp khuyến mại bị xem là “lách luật” trước đó.
Việc “thống nhất” của cơ quan quản lý cũng khá bất ngờ, bởi đến cuối chiều qua (28/4) mới có kết quả chính thức về cuộc họp ba bên giữa đại diện Ngân hàng Nhà nước, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Về khả năng tạm dừng việc chấp thuận cho các chương trình khuyến mại và dự thưởng của các ngân hàng, trả lời VnEconomy, ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (đầu mối cấp phép), khá bất ngờ trước thông tin này.
Kết quả sơ bộ từ cuộc họp ba bên chiều 28/4 cũng cho thấy không có sự thống nhất nào về việc tạm ngừng nói trên. “Các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mại, dự thưởng mới theo đúng quy định của pháp luật hiện hành”, ông Hải khẳng định.
Tại cuộc họp trên, vấn đề khuyến mại và các chương trình dự thưởng của các ngân hàng được đưa ra xem xét do liên quan đến việc thực hiện trần lãi suất huy động trên thị trường, xuất phát từ thực tế về một số trường hợp bị xem là “lách luật”, “phá rào” thông qua hình thức khuyến mại, dự thưởng vượt trội.
Tuy nhiên, những chương trình đó đã được Cục Xúc tiến Thương mại xem xét, đảm bảo theo các yêu cầu, điều kiện mà các quy định pháp luật hiện hành đặt ra.
Theo đó, một số ý kiến cho rằng nếu tạm ngừng chấp thuận cho các hồ sơ đúng luật là phạm luật; trường hợp các cơ quan quản lý cùng thống nhất tạm ngừng vì một lý do nào đó cũng là một cách can thiệp hành chính cần tránh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ngoài ra, cơ sở để xem xét các chương trình khuyến mại, dự thưởng của ngân hàng có “lách luật”, gián tiếp “phá rào” trần lãi suất huy động VND hay không lại là Công điện số 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với trần là 12%/năm, chứ không phải mức 11% như trần của lãi suất thỏa thuận giữa các thành viên VNBA.
Ông Hải cũng khẳng định trần lãi suất thỏa thuận giữa các ngân hàng với nhau không có giá trị pháp lý trong câu chuyện này.
Cũng trong câu chuyện này, vướng mắc cụ thể là liên quan đến việc thực hiện và đảm bảo yêu cầu của trần lãi suất huy động (một giải pháp tình thế của Ngân hàng Nhà nước trước biến động lãi suất quá mạnh trên thị trường trong tháng 2/2008). Một lần nữa, yêu cầu bỏ trần lãi suất lại được đặt ra, bởi ngoài câu chuyện khuyến mại hiện nay còn có các vấn đề khác nảy sinh quanh nó.
Sáng 28/2, một số báo dẫn thông tin từ bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), cho biết Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) và Ngân hàng Nhà nước “đã thống nhất trước mắt tạm dừng cấp phép cho các chương trình khuyến mại và dự thưởng của các ngân hàng”.
Thông tin này lập tức thu hút sự chú ý của các ngân hàng, bởi thị trường đang nóng vấn đề lãi suất và một số trường hợp khuyến mại bị xem là “lách luật” trước đó.
Việc “thống nhất” của cơ quan quản lý cũng khá bất ngờ, bởi đến cuối chiều qua (28/4) mới có kết quả chính thức về cuộc họp ba bên giữa đại diện Ngân hàng Nhà nước, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Về khả năng tạm dừng việc chấp thuận cho các chương trình khuyến mại và dự thưởng của các ngân hàng, trả lời VnEconomy, ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (đầu mối cấp phép), khá bất ngờ trước thông tin này.
Kết quả sơ bộ từ cuộc họp ba bên chiều 28/4 cũng cho thấy không có sự thống nhất nào về việc tạm ngừng nói trên. “Các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mại, dự thưởng mới theo đúng quy định của pháp luật hiện hành”, ông Hải khẳng định.
Tại cuộc họp trên, vấn đề khuyến mại và các chương trình dự thưởng của các ngân hàng được đưa ra xem xét do liên quan đến việc thực hiện trần lãi suất huy động trên thị trường, xuất phát từ thực tế về một số trường hợp bị xem là “lách luật”, “phá rào” thông qua hình thức khuyến mại, dự thưởng vượt trội.
Tuy nhiên, những chương trình đó đã được Cục Xúc tiến Thương mại xem xét, đảm bảo theo các yêu cầu, điều kiện mà các quy định pháp luật hiện hành đặt ra.
Theo đó, một số ý kiến cho rằng nếu tạm ngừng chấp thuận cho các hồ sơ đúng luật là phạm luật; trường hợp các cơ quan quản lý cùng thống nhất tạm ngừng vì một lý do nào đó cũng là một cách can thiệp hành chính cần tránh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ngoài ra, cơ sở để xem xét các chương trình khuyến mại, dự thưởng của ngân hàng có “lách luật”, gián tiếp “phá rào” trần lãi suất huy động VND hay không lại là Công điện số 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với trần là 12%/năm, chứ không phải mức 11% như trần của lãi suất thỏa thuận giữa các thành viên VNBA.
Ông Hải cũng khẳng định trần lãi suất thỏa thuận giữa các ngân hàng với nhau không có giá trị pháp lý trong câu chuyện này.
Cũng trong câu chuyện này, vướng mắc cụ thể là liên quan đến việc thực hiện và đảm bảo yêu cầu của trần lãi suất huy động (một giải pháp tình thế của Ngân hàng Nhà nước trước biến động lãi suất quá mạnh trên thị trường trong tháng 2/2008). Một lần nữa, yêu cầu bỏ trần lãi suất lại được đặt ra, bởi ngoài câu chuyện khuyến mại hiện nay còn có các vấn đề khác nảy sinh quanh nó.