“Đừng làm sóng cho người ta lướt”
Một lần nữa, dường như thị trường chứng khoán Việt Nam lại chao đảo bởi báo cáo phân tích đánh giá của Merrill Lynch
Một lần nữa, dường như thị trường chứng khoán Việt Nam lại chao đảo bởi báo cáo phân tích đánh giá của Merrill Lynch.
>>Xem thêm tin bài liên quan đến Merrill Lynch
Dưới góc độ chuyên môn, ông Lê Hải Trà, Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM chia sẻ những suy nghĩ khi đọc báo cáo này.
Ông cảm thấy thế nào khi đọc báo cáo của Merrill Lynch?
Rất bất ngờ.
Mặc dù đã thừa nhận Việt Nam là một thị trường triển vọng nhất tại châu Á, đưa ra những thông tin về sự tăng trưởng của GDP trong nửa đầu năm 2007 cao hơn so với cùng kỳ năm 2006 và kết quả kinh doanh trong quý 1/2007 của các doanh nghiệp niêm yết đều tốt hơn dự kiến, nhưng Merrill Lynch lại đưa ra một khuyến nghị trái chiều cho các khách hàng của mình.
Những thông tin này có phải là lý do chính khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm trong mấy phiên gần đây?
Khó có thể lượng hóa sự tác động của báo cáo này đối với thị trường chứng khoán. Nói cách khác, khó có thể chỉ ra một cách rõ ràng mức độ tác động.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang còn quá thiếu các nhà phân tích chuyên nghiệp, bên cạnh đó trong số gần 250.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở tại các công ty chứng khoán cho đến này thì đại đa số là của các nhà đầu tư cá nhân, mà phần lớn trong số họ còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng phân tích chứng khoán, thì tác động của những báo cáo của các tổ chức tài chính như HSBC, Merrill Lynch có thể là không nhỏ.
Tuy nhiên, nhà đầu tư phải hết sức thận trọng với những cơ sở và luận điểm trong các báo cáo đó.
Những thông tin nào đáng lưu ý trong báo cáo này, thưa ông?
Theo tôi, trong báo cáo này có 2 điểm hợp lý.
Thứ nhất, báo cáo đã chỉ ra chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã tác động đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán.
Thứ hai, trong báo cáo có đề cập đến nguyên nhân khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên kém hấp dẫn là tác động của “thói quen” phát hành thêm cổ phiếu mới của các công ty. Trong một chừng mực thì đó là điều hợp lý bởi nó sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp, đặc biệt là những đợt phát hành bổ sung lớn.
Khi tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ pha loãng cổ phiếu thì hậu quả sẽ là lợi nhuận/mỗi cổ phần (EPS) sẽ giảm và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Sự pha loãng cũng sẽ dẫn đến P/E cao.
Tuy nhiên, một mình P/E không thể đánh giá toàn bộ bức tranh về một doanh nghiệp hay một thị trường chứng khoán. Mặt khác, P/E là một chỉ báo nói lên sự kỳ vọng của thị trường đối với cổ phiếu hơn là về mức độ đắt hay rẻ.
Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy vào thập niên 80, các công ty sản xuất hàng điện tử của Mỹ có P/E đạt khoảng 10x, trong khi các công ty của Nhật là 20x. Nếu chỉ nhìn vào P/E, nhiều người đã cho rằng cổ phiếu của các công ty Nhật Bản đắt. Trong khi đó, lịch sử đã chứng minh điều này ngược lại.
Trong những thập niên 80 và 90, các công ty điện tử Nhật Bản đã thống lĩnh thị trường thế giới, và cổ phiếu của những công ty này đã mang lại lợi nhuận kếch xù cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, có 2 điểm khác cần xem xét lại. Thứ nhất, khuyến nghị của Merrill Lynch xuất phát từ sự lo ngại về việc Chính phủ điều chỉnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn. Điều này là dễ hiểu vì từ góc độ nhà đầu tư tài chính nước ngoài, lợi nhuận là mục tiêu cao nhất.
Vì vậy, từ động cơ lợi ích, họ kỳ vọng rằng Chính phủ càng tăng cung, giá cổ phần càng thấp, thì họ sẽ càng có lợi. Tuy nhiên, từ phương diện của Chính phủ thì ngoài khoản thu từ bán cổ phần, mục tiêu duy trì điều kiện thuận lợi của thị trường chứng khoán làm tiền đề cho cổ phần hóa thành công là hết sức quan trọng.
Chính báo cáo cũng đã trích dẫn nhận định của Dragon Capital lo ngại về nguy cơ “bội thực” trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ hai, việc so sánh thị trường Việt Nam với thị trường Pakistan là rất không ổn. Chúng ta đều biết rằng Pakistan không thể so sánh với Việt Nam về sự ổn định tình hình chính trị và tăng trưởng kinh tế.
Ông có lời khuyên gì đối với nhà đầu tư lúc này?
Khi đã tham gia thị trường chứng khoán rồi, các nhà đầu tư nên phải quen dần với những thông tin phân tích và đánh giá đa chiều. Phải hết sức cảnh giác và tỉnh táo đối với các thông tin khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Còn nhớ cách đây không lâu, chính Merrill Lynch đã công bố những báo cáo phân tích đầy hứa hẹn về thị trường chứng khoán Việt Nam với những lời lẽ hết sức ấn tượng. Tuy nhiên, lúc này họ lại công bố một báo cáo hoàn toàn ngược lại.
Vì vậy, nếu sau đây một thời gian Merrill Lynch lại công bố một báo cáo hoàn toàn khác về thị trường Việt Nam thì nhà đầu tư cũng đừng lấy làm ngạc nhiên. Rồi thời gian và thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đánh giá về uy tín và mức độ tin cậy của các báo cáo Merrill Lynch.
Điều quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là với năng lực, kinh nghiệm cũng như kiến thức của nhà đầu tư cá nhân Việt Nam hiện nay, nếu chưa thể thi “lướt sóng” cùng các tổ chức đầu tư quốc tế chuyên nghiệp thì ít nhất hãy đừng làm sóng cho người ta lướt.
>>Xem thêm tin bài liên quan đến Merrill Lynch
Dưới góc độ chuyên môn, ông Lê Hải Trà, Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM chia sẻ những suy nghĩ khi đọc báo cáo này.
Ông cảm thấy thế nào khi đọc báo cáo của Merrill Lynch?
Rất bất ngờ.
Mặc dù đã thừa nhận Việt Nam là một thị trường triển vọng nhất tại châu Á, đưa ra những thông tin về sự tăng trưởng của GDP trong nửa đầu năm 2007 cao hơn so với cùng kỳ năm 2006 và kết quả kinh doanh trong quý 1/2007 của các doanh nghiệp niêm yết đều tốt hơn dự kiến, nhưng Merrill Lynch lại đưa ra một khuyến nghị trái chiều cho các khách hàng của mình.
Những thông tin này có phải là lý do chính khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm trong mấy phiên gần đây?
Khó có thể lượng hóa sự tác động của báo cáo này đối với thị trường chứng khoán. Nói cách khác, khó có thể chỉ ra một cách rõ ràng mức độ tác động.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang còn quá thiếu các nhà phân tích chuyên nghiệp, bên cạnh đó trong số gần 250.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở tại các công ty chứng khoán cho đến này thì đại đa số là của các nhà đầu tư cá nhân, mà phần lớn trong số họ còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng phân tích chứng khoán, thì tác động của những báo cáo của các tổ chức tài chính như HSBC, Merrill Lynch có thể là không nhỏ.
Tuy nhiên, nhà đầu tư phải hết sức thận trọng với những cơ sở và luận điểm trong các báo cáo đó.
Những thông tin nào đáng lưu ý trong báo cáo này, thưa ông?
Theo tôi, trong báo cáo này có 2 điểm hợp lý.
Thứ nhất, báo cáo đã chỉ ra chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã tác động đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán.
Thứ hai, trong báo cáo có đề cập đến nguyên nhân khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên kém hấp dẫn là tác động của “thói quen” phát hành thêm cổ phiếu mới của các công ty. Trong một chừng mực thì đó là điều hợp lý bởi nó sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp, đặc biệt là những đợt phát hành bổ sung lớn.
Khi tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ pha loãng cổ phiếu thì hậu quả sẽ là lợi nhuận/mỗi cổ phần (EPS) sẽ giảm và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Sự pha loãng cũng sẽ dẫn đến P/E cao.
Tuy nhiên, một mình P/E không thể đánh giá toàn bộ bức tranh về một doanh nghiệp hay một thị trường chứng khoán. Mặt khác, P/E là một chỉ báo nói lên sự kỳ vọng của thị trường đối với cổ phiếu hơn là về mức độ đắt hay rẻ.
Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy vào thập niên 80, các công ty sản xuất hàng điện tử của Mỹ có P/E đạt khoảng 10x, trong khi các công ty của Nhật là 20x. Nếu chỉ nhìn vào P/E, nhiều người đã cho rằng cổ phiếu của các công ty Nhật Bản đắt. Trong khi đó, lịch sử đã chứng minh điều này ngược lại.
Trong những thập niên 80 và 90, các công ty điện tử Nhật Bản đã thống lĩnh thị trường thế giới, và cổ phiếu của những công ty này đã mang lại lợi nhuận kếch xù cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, có 2 điểm khác cần xem xét lại. Thứ nhất, khuyến nghị của Merrill Lynch xuất phát từ sự lo ngại về việc Chính phủ điều chỉnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn. Điều này là dễ hiểu vì từ góc độ nhà đầu tư tài chính nước ngoài, lợi nhuận là mục tiêu cao nhất.
Vì vậy, từ động cơ lợi ích, họ kỳ vọng rằng Chính phủ càng tăng cung, giá cổ phần càng thấp, thì họ sẽ càng có lợi. Tuy nhiên, từ phương diện của Chính phủ thì ngoài khoản thu từ bán cổ phần, mục tiêu duy trì điều kiện thuận lợi của thị trường chứng khoán làm tiền đề cho cổ phần hóa thành công là hết sức quan trọng.
Chính báo cáo cũng đã trích dẫn nhận định của Dragon Capital lo ngại về nguy cơ “bội thực” trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ hai, việc so sánh thị trường Việt Nam với thị trường Pakistan là rất không ổn. Chúng ta đều biết rằng Pakistan không thể so sánh với Việt Nam về sự ổn định tình hình chính trị và tăng trưởng kinh tế.
Ông có lời khuyên gì đối với nhà đầu tư lúc này?
Khi đã tham gia thị trường chứng khoán rồi, các nhà đầu tư nên phải quen dần với những thông tin phân tích và đánh giá đa chiều. Phải hết sức cảnh giác và tỉnh táo đối với các thông tin khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Còn nhớ cách đây không lâu, chính Merrill Lynch đã công bố những báo cáo phân tích đầy hứa hẹn về thị trường chứng khoán Việt Nam với những lời lẽ hết sức ấn tượng. Tuy nhiên, lúc này họ lại công bố một báo cáo hoàn toàn ngược lại.
Vì vậy, nếu sau đây một thời gian Merrill Lynch lại công bố một báo cáo hoàn toàn khác về thị trường Việt Nam thì nhà đầu tư cũng đừng lấy làm ngạc nhiên. Rồi thời gian và thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đánh giá về uy tín và mức độ tin cậy của các báo cáo Merrill Lynch.
Điều quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là với năng lực, kinh nghiệm cũng như kiến thức của nhà đầu tư cá nhân Việt Nam hiện nay, nếu chưa thể thi “lướt sóng” cùng các tổ chức đầu tư quốc tế chuyên nghiệp thì ít nhất hãy đừng làm sóng cho người ta lướt.