“Đừng ngại tái cấu trúc”
Nền kinh tế dần phục hồi, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hết khó khăn do môi trường kinh doanh lẫn các yếu tố nội tại
Nền kinh tế dần phục hồi, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hết khó khăn do môi trường kinh doanh lẫn các yếu tố nội tại.
Thị trường vàng và ngoại tệ lại vừa trải qua một “cơn sốt”. Biến động này tưởng như chỉ phản ánh một dòng chảy riêng của hoạt động đầu cơ và yếu tố tâm lý, gắn với một bộ phận nhà đầu tư trên thị trường. Nhưng với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đó là những lo ngại…
Những khó khăn cơ bản chưa được giải quyết
Lần đầu tiên Ngân hàng Quốc tế (VIB) tổ chức hội thảo, mời một số chuyên gia tới cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô, phân tích những kinh nghiệm và triển vọng kinh doanh cho các doanh nghiệp khách hàng. Câu chuyện nóng sốt về giá vàng và ngoại tệ tuần qua được đề cập đến tại hội thảo này.
Lo ngại mà TS. Lê Xuân Nghĩa, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nhìn nhận trong câu chuyện trên là yếu tố niềm tin. Phía sau yếu tố tâm lý, liệu có hay không sự sụt giảm của lòng tin, dù có thể chỉ mang tính nhất thời? Chuyên gia này không loại trừ sự tìm đến vàng và ngoại tệ của những nhu cầu phòng ngừa khó khăn trong tương lai, nhất là với sự thiếu hụt thanh khoản trên thị trường ngoại tệ.
Về yếu tố niềm tin, ông Nghĩa cho rằng dù thời điểm này “đáy” của khủng hoảng đã được nói tới, nhưng cũng cần đặt giả thiết về một “đáy” mới. “Bởi kinh tế có những dấu hiệu vô cùng bất định, không một đầu óc nào có thể nói trước, lường đoán trước”, ông Nghĩa nói. Và trong câu chuyện trên, ngoài niềm tin, nhà đầu tư và doanh nghiệp còn thiếu một yếu tố quan trọng là thông tin và dự báo; ở đây còn đòi hỏi ở tính kịp thời.
Một tuần, nguồn vốn “xếp hàng” đổ vào thị trường vàng và ngoại tệ. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp, nhà băng không khỏi chạnh lòng khi vẫn khó tìm vốn để vay và cho vay, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý là đến thời điểm này, theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được tiếp cận vốn hỗ trợ lãi suất.
Ông Kiêm nói: “Tất nhiên khi vay vốn thì phải đảm bảo các yêu cầu, ngân hàng cũng phải kinh doanh. Nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa vay được vốn hỗ trợ. Sắp tới, nguồn ưu đãi này giảm dần và cắt, doanh nghiệp phải trả. Cái tôi lo là khả năng trả nợ, bởi vốn giá thấp chỉ một phần, phần quan trọng là những vấn đề cơ bản của nhiều doanh nghiệp chưa được giải quyết”.
Theo phân tích của chuyên gia này, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, được thành lập nhanh và nhiều kể từ sau Đổi mới. Nhanh và nhiều nhưng lại chưa được chuẩn bị kỹ về cơ chế chính sách, nhân sự, công nghệ, kinh nghiệm và nguồn vốn vẫn chủ yếu dựa vào ngân hàng. Với nền tảng chuẩn bị còn yếu, nhiều doanh nghiệp liêu xiêu sau kỳ lạm phát leo thang, lại nhận thêm cú bồi từ ảnh hưởng của khủng hoảng.
“Tất nhiên, tố chất của doanh nghiệp Việt Nam là luôn vươn lên và thích nghi. Nhưng các yếu tố cơ bản đó chưa được giải quyết nên phía trước vẫn còn nhiều khó khăn khi đối diện với những thách thức mới. Sắp tới, khi hết các chính sách hỗ trợ kích cầu thì lại gay go…”, ông Kiêm nói.
“Đừng ngại tái cấu trúc”
Trong khi đó, những điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, theo cách nhìn của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, lại gắn chặt với yếu tố thị trường và tâm lý ngại đổi mới.
Cụ thể, chuyên gia này cho rằng nhiều doanh nghiệp hiện vẫn thiếu sáng tạo, trong khi thị trường biến đổi rất nhanh và đòi hỏi tư duy cao; vẫn không đặt khách hàng làm trung tâm là áp đặt chủ quan của mình; ít chú ý xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, thường mang tính cơ hội; vẫn còn những tư tưởng tiểu nông và dễ hài lòng với chính mình nên hạn chế ý thức vươn lên…
Những điểm yếu trên đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại quan điểm, chiến lược và mô hình quản lý… “Đừng ngại tái cấu trúc. Chúng ta nói tái cấu trúc nhưng có người sợ nó, sợ phải gỡ ra dựng lại. Tôi cho rằng cần phải luôn luôn đổi mới, tái cấu trúc thường xuyên”. Yêu cầu này, theo ông Tuyển, có thể cụ thể như việc rà soát lại quy trình sản xuất để giảm chi phí; hay yêu cầu đầu tiên là phải nhìn lại mình, chỗ đứng của mình để có những điều chỉnh, bước đi hợp lý.
Rộng hơn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng tái cấu trúc nền kinh tế cũng là một yêu cầu hiện nay đối với Chính phủ để góp phần tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, giảm bớt khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.
Quan điểm mà ông đưa ra là cần tái cấu trúc một nền kinh tế xanh, môi trường trong sạch, minh bạch và công bằng. Tái cấu trúc theo hướng Nhà nước cần đề cao và tăng cường vai trò điều tiết của mình, chủ động nhưng không vượt quá đường ray của thị trường. Và Chính phủ cần xác định rõ tiền đề, nội dung và các chủ thể của quá trình tái cấu trúc.
Cùng quan điểm trên, ông Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng bản thân mỗi doanh nghiệp và cả Chính phủ cần phải tự soi mình trong ảnh hưởng của khủng hoảng để có định hướng và nội dung tái cấu trúc hợp lý. Một “cơ hội” giá trị mà chuyên gia này nhìn nhận là những bài học kinh nghiệm, những đánh giá, tổng kết đang được đúc kết sau năm 2008 và đặc biệt là trong năm 2009.
Hướng đến năm 2010, ông Tuyển lạc quan khi khẳng định: “Nói gì thì nói, tôi tin năm 2010 chắc chắn sẽ tốt hơn năm 2009”.
Năm 2010, bên cạnh sự chờ đợi những bước đi và hiệu quả trong tái cấu trúc nền kinh tế mà Chính phủ đang dự tính, những yếu tố thuận lợi mà ông nhấn mạnh là hàng loạt chính sách thuế quan trong xuất khẩu chính thức có hiệu lực với nhiều ưu đãi trong quan hệ thương mại ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản…
Thị trường vàng và ngoại tệ lại vừa trải qua một “cơn sốt”. Biến động này tưởng như chỉ phản ánh một dòng chảy riêng của hoạt động đầu cơ và yếu tố tâm lý, gắn với một bộ phận nhà đầu tư trên thị trường. Nhưng với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đó là những lo ngại…
Những khó khăn cơ bản chưa được giải quyết
Lần đầu tiên Ngân hàng Quốc tế (VIB) tổ chức hội thảo, mời một số chuyên gia tới cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô, phân tích những kinh nghiệm và triển vọng kinh doanh cho các doanh nghiệp khách hàng. Câu chuyện nóng sốt về giá vàng và ngoại tệ tuần qua được đề cập đến tại hội thảo này.
Lo ngại mà TS. Lê Xuân Nghĩa, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nhìn nhận trong câu chuyện trên là yếu tố niềm tin. Phía sau yếu tố tâm lý, liệu có hay không sự sụt giảm của lòng tin, dù có thể chỉ mang tính nhất thời? Chuyên gia này không loại trừ sự tìm đến vàng và ngoại tệ của những nhu cầu phòng ngừa khó khăn trong tương lai, nhất là với sự thiếu hụt thanh khoản trên thị trường ngoại tệ.
Về yếu tố niềm tin, ông Nghĩa cho rằng dù thời điểm này “đáy” của khủng hoảng đã được nói tới, nhưng cũng cần đặt giả thiết về một “đáy” mới. “Bởi kinh tế có những dấu hiệu vô cùng bất định, không một đầu óc nào có thể nói trước, lường đoán trước”, ông Nghĩa nói. Và trong câu chuyện trên, ngoài niềm tin, nhà đầu tư và doanh nghiệp còn thiếu một yếu tố quan trọng là thông tin và dự báo; ở đây còn đòi hỏi ở tính kịp thời.
Một tuần, nguồn vốn “xếp hàng” đổ vào thị trường vàng và ngoại tệ. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp, nhà băng không khỏi chạnh lòng khi vẫn khó tìm vốn để vay và cho vay, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý là đến thời điểm này, theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được tiếp cận vốn hỗ trợ lãi suất.
Ông Kiêm nói: “Tất nhiên khi vay vốn thì phải đảm bảo các yêu cầu, ngân hàng cũng phải kinh doanh. Nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa vay được vốn hỗ trợ. Sắp tới, nguồn ưu đãi này giảm dần và cắt, doanh nghiệp phải trả. Cái tôi lo là khả năng trả nợ, bởi vốn giá thấp chỉ một phần, phần quan trọng là những vấn đề cơ bản của nhiều doanh nghiệp chưa được giải quyết”.
Theo phân tích của chuyên gia này, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, được thành lập nhanh và nhiều kể từ sau Đổi mới. Nhanh và nhiều nhưng lại chưa được chuẩn bị kỹ về cơ chế chính sách, nhân sự, công nghệ, kinh nghiệm và nguồn vốn vẫn chủ yếu dựa vào ngân hàng. Với nền tảng chuẩn bị còn yếu, nhiều doanh nghiệp liêu xiêu sau kỳ lạm phát leo thang, lại nhận thêm cú bồi từ ảnh hưởng của khủng hoảng.
“Tất nhiên, tố chất của doanh nghiệp Việt Nam là luôn vươn lên và thích nghi. Nhưng các yếu tố cơ bản đó chưa được giải quyết nên phía trước vẫn còn nhiều khó khăn khi đối diện với những thách thức mới. Sắp tới, khi hết các chính sách hỗ trợ kích cầu thì lại gay go…”, ông Kiêm nói.
“Đừng ngại tái cấu trúc”
Trong khi đó, những điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, theo cách nhìn của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, lại gắn chặt với yếu tố thị trường và tâm lý ngại đổi mới.
Cụ thể, chuyên gia này cho rằng nhiều doanh nghiệp hiện vẫn thiếu sáng tạo, trong khi thị trường biến đổi rất nhanh và đòi hỏi tư duy cao; vẫn không đặt khách hàng làm trung tâm là áp đặt chủ quan của mình; ít chú ý xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, thường mang tính cơ hội; vẫn còn những tư tưởng tiểu nông và dễ hài lòng với chính mình nên hạn chế ý thức vươn lên…
Những điểm yếu trên đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại quan điểm, chiến lược và mô hình quản lý… “Đừng ngại tái cấu trúc. Chúng ta nói tái cấu trúc nhưng có người sợ nó, sợ phải gỡ ra dựng lại. Tôi cho rằng cần phải luôn luôn đổi mới, tái cấu trúc thường xuyên”. Yêu cầu này, theo ông Tuyển, có thể cụ thể như việc rà soát lại quy trình sản xuất để giảm chi phí; hay yêu cầu đầu tiên là phải nhìn lại mình, chỗ đứng của mình để có những điều chỉnh, bước đi hợp lý.
Rộng hơn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng tái cấu trúc nền kinh tế cũng là một yêu cầu hiện nay đối với Chính phủ để góp phần tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, giảm bớt khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.
Quan điểm mà ông đưa ra là cần tái cấu trúc một nền kinh tế xanh, môi trường trong sạch, minh bạch và công bằng. Tái cấu trúc theo hướng Nhà nước cần đề cao và tăng cường vai trò điều tiết của mình, chủ động nhưng không vượt quá đường ray của thị trường. Và Chính phủ cần xác định rõ tiền đề, nội dung và các chủ thể của quá trình tái cấu trúc.
Cùng quan điểm trên, ông Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng bản thân mỗi doanh nghiệp và cả Chính phủ cần phải tự soi mình trong ảnh hưởng của khủng hoảng để có định hướng và nội dung tái cấu trúc hợp lý. Một “cơ hội” giá trị mà chuyên gia này nhìn nhận là những bài học kinh nghiệm, những đánh giá, tổng kết đang được đúc kết sau năm 2008 và đặc biệt là trong năm 2009.
Hướng đến năm 2010, ông Tuyển lạc quan khi khẳng định: “Nói gì thì nói, tôi tin năm 2010 chắc chắn sẽ tốt hơn năm 2009”.
Năm 2010, bên cạnh sự chờ đợi những bước đi và hiệu quả trong tái cấu trúc nền kinh tế mà Chính phủ đang dự tính, những yếu tố thuận lợi mà ông nhấn mạnh là hàng loạt chính sách thuế quan trong xuất khẩu chính thức có hiệu lực với nhiều ưu đãi trong quan hệ thương mại ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản…